Danh mục

Mưa Miền Châu Thổ

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 122.89 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Số phận đã chia rẽ hai người yêu nhau suốt cả thời tuổi trẻ, nhưng không ngăn được lòng thủy chung của họ. Một câu chuyện tình muôn thuở, được mô tả bằng chất giọng giản dị đặc trưng vùng châu thổ sông nước Nam Bộ, để lại một dư vị đậm đà... Ông lão mỗi tuần một lần bơi xuồng vào con xẻo mọc đầy cây tra của xóm Bàu. Mưa cũng như nắng, nắng cũng như mưa, cứ đúng vào giác trưa thứ sáu hàng tuần là ông có mặt. Ông cao, gầy, mái tóc bạc trắng như...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mưa Miền Châu Thổvietmessenger.com Hồ Tĩnh Tâm Mưa Miền Châu ThổSố phận đã chia rẽ hai người yêu nhau suốt cả thời tuổi trẻ, nhưng không ngăn được lòngthủy chung của họ. Một câu chuyện tình muôn thuở, được mô tả bằng chất giọng giản dị đặctrưng vùng châu thổ sông nước Nam Bộ, để lại một dư vị đậm đà...Ông lão mỗi tuần một lần bơi xuồng vào con xẻo mọc đầy cây tra của xóm Bàu. Mưa cũngnhư nắng, nắng cũng như mưa, cứ đúng vào giác trưa thứ sáu hàng tuần là ông có mặt.Ông cao, gầy, mái tóc bạc trắng như bông gáo; lúc nào cũng vận đúng bộ bà ba trắng đãngả sang mầu cháo lòng. Lần nào cũng như lần nào, bao giờ ông cũng cặm xuồng đúng bếncây gáo nhà bà Bảy.Bà Bảy sống một mình trong căn nhà lá nhỏ nhắn, dễ thương như cái nấm nằm cặp theo mírạch, chỗ uốn một đường cong chữ S, thanh thoát như một dải lụa mềm mại trườn mìnhgiữa đôi bờ bông tra mơn mởn mầu hồng phấn. Bà Bảy cũng trạc tuổi ông lão, nghĩa là cũngtròm trèm tuổi nhân sinh thất thập cổ lai hy. Hình như bà Bảy với ông lão có duyên nợ vớinhau từ xa xưa thì phải. Từ ngày tôi đến trọ trong nhà bà Bảy để sưu tầm ca dao, thứ sáutuần nào tôi cũng thấy, cứ vào lối hơn mười giờ là bà Bảy lui cui ngồi chụm lửa nấu nước,chế đầy vô bình thủy, rồi cặm cụi chùi rửa bộ đồ trà rất kỹ. Và thứ sáu nào cũng vậy, cứkhoảng trên dưới mười một giờ là ông lão bơi xuồng tới nơi. Bà Bảy chăm bình trà quạu.Ông lão lôi trong giỏ đệm ra lủ khủ thư từ, điện tín và dăm ba tờ báo. Họ ngồi đối diện vớinhau ở hai bên cái bàn gỗ dầu cũng tuổi tác già nua như họ.Bà Bảy hỏi:- Lóng rày ông còn hay rêm mình nữa thôi?Ông lão nói:- Bà chuyển dùm tui mấy lá thư.Rồi thì bà Bảy vừa ngồi ngoáy cơi trầu vừa nhai trầu bỏm bẻm. Rồi thì ông lão hắng giọng,đọc thủng thẳng từng chữ một bài báo nào đó. Rồi thì hai người lặng lẽ chia tay nhau.Ông lão ngồi dưới xuồng nói vọng lên:- Tui vìa nghen bà!Bà Bảy vịn gốc còng sần sụi, nói vọng xuống:- Ông chèo thủng thẳng, đừng chèo riết, rêm mình nghen ông!Nhìn cảnh hai người lớn tuổi chia tay nhau, bao giờ tôi cũng thấy xốn xốn trong lòng.Buổi trưa thứ sáu ấy, tôi đi sưu tầm ca dao ở bưng Ráng về giác hơn một giờ trưa, thấy bàngồi thẩn ra bên cái bàn gỗ dầu với bộ đồ trà úp sấp, tôi rụt rè hỏi:- Bữa nay ông Tư không đem thư từ báo chí tới há bà?Dường như không nghe tôi hỏi, bà Bảy vẫn ngồi thẩn ra im lặng. Tôi đang tính hỏi thêm lầnnữa, nhưng tiếng bà Bảy đã cất lên buồn buồn.- Dám ổng bịnh rồi. Mấy tuần nay qua để ý thấy ổng yếu lắm.Nhìn dáng ngồi tư lự của bà Bảy, tôi biết bà Bảy đang chìm trong một nỗi buồn hắt hiu,mung lung nào đó; bởi vậy tôi lặng lẽ xuống bếp lục cơm nguội ăn với cá bống trứng khotiêu. Sau đó tôi ra vuông vườn mọc đầy mù u sau nhà, hý hoáy ngồi phân loại từng câu cadao mình mới sưu tầm được hồi sáng. Với tôi, mỗi câu ca dao đều có máu, có thịt, có linhhồn riêng của nó. Tôi vừa ghi chép lại thật sạch vô sổ tay, vừa đọc lẩm nhẩm, vừa cố hìnhdung lại ánh mắt, gương mặt của mấy dì, mấy chú, mấy bác ở miền đồng Phụng Hiệp đãđọc cho tôi nghe những câu ca dao chứa đầy tâm sự.Quân vi thần cangPhụ vi tử cangPhu vi thê cangGiả tam cang tối thiện.Anh giữ trọn ba giềng, em nguyệngởi thân.Hừng sáng hôm sau, bà Bảy quá giang ghe máy của mấy bà bạn hàng chở rau lên bán trênchợ xã. Bà dặn tôi, ở nhà đói bụng cứ xúc gạo nấu cơm mà ăn; thức ăn thì còn cả ơ cábống trứng kho tiêu, thèm ăn canh chua thì đã có mấy con cá lóc trong khạp, mấy trái cà tômát trong chạn bếp. Tôi biết là bà đi thăm ông Tư.Ở nhà một mình buồn thiu thỉu, tôi lôi cái võng dù (di vật còn lại duy nhất của ba tôi) ra giăngsau góc vườn mù u, nằm đòng đưa đọc cuốn Lục Vân Tiên của nhà thơ Ðồ Chiểu. Ðangchờm chợp chiêm bao thấy cảnh Lục Vân Tiên về thăm mẹ, thốt nhiên tôi nghe như có tiếngai đó cất lên gọi đò văng vẳng. Phải mất một lúc tôi mới nhận ra có tiếng con gái gọi ở trướcsân nhà: Bà Bảy ơi, bà Bảy có nhà không bà Bảy?.Người gọi cửa là một cô gái còn rất trẻ. Cô ta xách trên tay cái giỏ đệm quen thuộc của ôngTư.- Cô thay ông Tư đưa thư từ báo chí đến phải hông?- Ừa ! Tui là cháu bên ngoại của ổng. Ổng bịnh hổm rày không đi được. Anh nhận giùm tuinghen!- Ông Tư đúng là giỏi thiệt. Ðã mười mấy năm nay, tuần nào ông cũng bơixuồng đưa thư tớitận từng ấp, từng xóm trong xã. Mưa gió nắng nôi là vậy, mà đồng tiền trợ cấp làm thêm cóđáng là bao. Còn bà Bảy, tuần nào cũng lặn lội đưa thư, đưa báo tới tận tay bà con trong ấp,trong xóm, bà có được trợ cấp đồng bạc nào đâu. Vì lẽ gì mà cả hai con người tuổi tác giànua ấy lại tự nguyện đứng ra làm cái công việc âm thầm này cơ chứ? Mỗi tháng, mỗi nămvà mười mấy năm nay, hai con người đơn độc ấy đi hết bao nhiêu đường đất?Suốt cả tuần ông Tư đổ bệnh, bà Bảy cũng ở luôn trong trạm xá của xã để chăm sóc ông.Một mình sống trong căn nhà lá hiền như cái nấm rơm của bà Bảy, đêm nào tôi cũng thaothức nghĩ về hai con người già nua đơn chiếc ấy.Ngoại kể ngày xưa, ...

Tài liệu được xem nhiều: