Chiều tà. Vòm trời xanh ngắt đến chói chang trong nắng trưa cháy bỏng, chuyển sang hiền hòa êm dịu với những cụm mây bông nõn nà. Chiếc xe như tự nó chạy qua những con đường dài tít tắp, chở theo tôi lang thang, ngẩn ngơ hỏi lòng điều gì đã xảy ra trong quán nước, nơi bức tường vôi vàng nhạt đắp nổi hình ảnh các vũ nữ Chùa Tháp dịu dàng tới điệu múa Áp sa ra... Lần đầu tiên trong đời đến bệnh viện không có ai kèm, tôi cảm thấy vô cùng hoang mang và...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mùa Thu Cho Emvietmessenger.com Phú Xuân Mùa Thu Cho EmChiều tà. Vòm trời xanh ngắt đến chói chang trong nắng trưa cháy bỏng, chuyển sang hiềnhòa êm dịu với những cụm mây bông nõn nà. Chiếc xe như tự nó chạy qua những conđường dài tít tắp, chở theo tôi lang thang, ngẩn ngơ hỏi lòng điều gì đã xảy ra trong quánnước, nơi bức tường vôi vàng nhạt đắp nổi hình ảnh các vũ nữ Chùa Tháp dịu dàng tới điệumúa Áp sa ra...Lần đầu tiên trong đời đến bệnh viện không có ai kèm, tôi cảm thấy vô cùng hoang mang vàsợ hãi. Hàng trăm bệnh nhân đi vào với một bên mắt sưng tấy và ra đi với một mảnh băngtrắng toát kỳ dị, để nhìn đời với một con mắt còn lại. Tôi vốn không cận thị hay mắt hột gì cả,chỉ mỗi tội khi năm học mới bắt đầu, cặp mắt có lẽ bị dị ứng phấn hoa gì đó, cứ đau nhức rấtkhó chịu, sách vở không xem lâu được. Lại nữa, xứ này xe cộ đông nghẹt, khói bụi nhưsương, tôi càng thêm khốn khổ. Ddã trốn về thị xã, ông bác sĩ lại giới thiệu đến khám nơiđây, còn cho biết thêm có nguy cơ phải mổ, tôi thành ra chạy trời không khỏi nắng, đànhthúc thủ mà vào bệnh viện Saint Paul.Người đông như kiến, chật vật lắm tôi mới lấy được giấy khám bệnh. Phòng 3B, chứ khôngphải 5C mà tôi mong đợi. Vừa bước vào đến nửa phòng, một cô y tá mập mạp đã quát tôimột chập vì tội đứng chắn tầm nhìn của một bác sĩ đang kiểm tra thị lực một bệnh nhân lớntuổi nào đấy. Tôi lí nhí gì đó chính tôi cũng không hiểu, và cấp tốc rời khỏi điểm nóng. Cốlàm ra vẻ thong dong nhàn hạ, tôi đi suốt cả dãy phòng khám bệnh đo kính mắt và tiểu phẫuđâu chừng chục bận, hy vọng trông thấy vị bác sĩ đáng kính mà tôi được giới thiệu. Nhưnghoài công...Thế là tôi tiến đến bàn giấy của anh. Anh kiên nhẫn lắng nghe tôi trình bày, sau mấy lượtmời ngồi nhưng tôi cương quyết từ chối. Lòng chỉ mong mau mau rời khỏi chốn này, tôi tựnhủ nếu bị rầy ra sẽ rút lui thật lẹ. Ngồi xuống phỏng có ích gì bởi đứng lên tôi sẽ lập cậplàm đổ ghế, rồi thì có trời mới biết tiếp theo tôi có té nhào xuống bậc thềm cao hay không.Bạn bè vẫn chế tôi suốt vì tội nhát gan chỗ đông người lạ, thật chẳng giống tôi chút nào khihiên ngang lên bục giảng, giải thích cho đám học trò một cách hùng hồn như thế nào là mộtrelative clause hoặc Past Subjunctive có gì khác biệt với Past Simple.Anh nghe, và nhìn tôi với vẻ thú vị, sau đó, cho biết bác sĩ của tôi đã theo đoàn y tế vềkhám chữa bệnh lưu động ở Củ Chi, thứ hai tuần sau sẽ trở lại nơi đây làm việc bìnhthường. Anh khuyên tôi đừng sợ hãi thái quá như thế, đấy chẳng qua bởi vì tôi có ác cảmvới bệnh viện nói chung. Tôi vội vã gật đầu, thở phào nhẹ nhõm và rối rít cảm ơn để ra về.Hì hục lôi chiếc xe đạp ra khỏi chiến trường xe cứ chực ngoắc vào tăm xe tôi để níu kéo,thấy anh đã đứng sau lưng tự lúc nào. Anh ân cần hỏi thăm việc học của tôi, dặn nên chú ýgiờ giấc, đọc sách vừa phải thôi tránh tổn hại mắt, có gì không ổn hãy trở lại tìm anh. Tôi dạ,ngẩn ngơ không tin nổi là ở chốn xa lạ với lối sống âu hóa đến lạnh lùng này, lại có mộtngười tốt bụng, niềm nở và chu đáo đến thế với tôi, vốn là một cư dân rừng xanh lần đầuxuống núi cái gì cũng phải hỏi đi hỏi lại nhiều lần.Tóm lại là nhờ có anh, bệnh viện đã mất đi vẻ ảm đạm chết chóc và cồng kềnh cơ chế hằngám ảnh tâm trí tôi. Hân hoan vì phát hiện ra rằng lương y như từ mẫu đã có chân dung cụthể sống động, tôi trân trọng mời anh và vị bác sĩ nọ đến dự sinh nhật đầu tiên xa nhà vềthành phố, tiếp tục theo đời bút nghiên sau mấy năm gõ đầu trẻ. Tôi hồi hộp tưởng đến lúcgiới thiệu anh với mọi người, thế nhưng buồn thay trước đó một ngày, anh đột ngột xuấthiện sau ba tiếng đồng hồ loanh quanh nhất định tìm cho ra cái địa chỉ nhà trọ mà tôi đãngtrí quên ghi tên đường. Tôi bị bất ngờ, bởi trong thiệp mời tôi chỉ ghi tên quán cafe nơi tổchức buổi họp mặt nho nhỏ ấy, anh đọc xong bèn đề nghị cho địa chỉ nhà thêm vào. Anh nóisợ tôi giận nên đích thân đến xin lỗi vì hôm đó lại có đám cưới người em họ ở Biên Hòa,rằng anh rất vui được có tên trong danh sách khách mời của tôi mà đành bỏ lỡ cơ hội, mongtôi không buồn. Làm sao tôi có thể không buồn khi chính anh là người tôi mong đợi nhấttrong ngày hôm đó... Quà tặng của anh, cái đồng hồ - quyển sách xinh xinh cũng chẳng làmtôi vui lên được chút nào.Tôi thấy mình lẩn thẩn quá chừng khi chợt nhận ra mình cứ hay nhớ đến dáng điệu hiền từcủa anh, lối nói chuyện nhẹ nhàng, từ tốn, khi tôi nói không chỉ cười, chẳng có vẻ gì bựcbội cái kiểu cứng đầu trẻ nít. Giống hệt anh Ba của tôi ở nhà. Hoàn toàn khác mấy cậu bạnthân của tôi. Họ yêu mến tôi, rất chiều tôi, nhưng nếu bị tôi trêu, là hờn dỗi cứ như em bé,chờ tôi dỗ dành. Thế nên khi các cậu tỏ tình, tôi mắc nhiên xem đấy là chuyện đùa, khôngmảy may bận lòng.Còn anh? Anh lớn hơn tôi, chắc chắn thế. Anh bận rộn suốt ngày, thỉnh thoảng tôi có việcđến bệnh viện, có gặp anh, anh lại bảo là nhớ tôi nhiều lắm, nhớ lắm, tôi dọn nhà đi đâu,anh đến nhà cũ mấy lần không gặp, người ta bảo không biết tôi ở đâu. Tôi dạ, lòng thấybuồn buồn, chắc anh cũng thích đùa giỡn giống tôi rồi. Thế nhưng đôi mắt anh với cái nhìncủa thỏ con cứ ám ảnh tôi ngày này sang ngày khác.Giáng sinh. Tôi lơ ngơ trên phố một mình, tự giận mình sao cứ nghĩ đến anh hoài. Nhà trọvắng tanh. Bà chủ trọ lẳng lặng mở cổng cho tôi vào mỗi chiều, nhìn tôi trách móc. Tôi thởdài, lặng lẽ về phòng. Chẳng lẽ tặng anh một cái thiệp với lời chúc công thức sáo rỗng? Tôiquyết định viết một bài thơ. Anh quan tâm đến tôi trên mức bệnh nhân cơ mà, tại sao tôikhông thể xem anh như một người bạn thân thuộc lớp đàn anh?Tôi cẩn thận ép trên bài thơ một tờ giấy palure. Thư đi rồi, tôi đi tới đi lui, phát sốt rét lên vìsợ. Sợ mấy vần thơ chợt hiện trong đầu sẽ làm anh cười, sợ lối diễn đạt mơ hồ làm anhhiểu khác ý tôi muốn nói, biết đâu cả bạn bè của anh tham khảo nữa thì chỉ có chết...Ðến nỗi, khi mắt tôi trở lại đau nhức, tôi đi mua đại thuốc nhỏ cầm chừng, nhất định nằm lỳở nhà, không d ...