Trên đoạn đường dài hơn ba trăm cây số, nẩy xóc, ngân ngất ổ gà ổ vịt khiến không mấy ai còn hứng thú để chuyện trò như lúc đầu hăm hở ngồi trên băng ghế nệm. Cách đây vài tiếng, khi vừa mới bước lên xe, đám hành khách ồn ào chuyện nói, chuyện kể. Mấy người đi buôn nói về giá cả lên xuống bất thường và chắc mẩm rằng mình sẽ bán được nhiều hàng với giá lời cao.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mưa Trên Sông ĐAKBLA Mưa Trên Sông ĐAKBLA Nguyễn Lệ UyênTrên đoạn đường dài hơn ba trăm cây số, nẩy xóc, ngân ngất ổ gà ổ vịt khiến không mấyai còn hứng thú để chuyện trò như lúc đầu hăm hở ngồi trên băng ghế nệm. Cách đây vàitiếng, khi vừa mới bước lên xe, đám hành khách ồn ào chuyện nói, chuyện kể. Mấy ngườiđi buôn nói về giá cả lên xuống bất thường và chắc mẩm rằng mình sẽ bán được nhiềuhàng với giá lời cao. Người phụ nữ đi xa nhà lâu ngày nói về sự nhớ nhung hai đứa connhỏ, tự chị nói ra rằng chúng học rất giỏi, rất ngoan ngoãn. Sau những lời khen ấy, hẳnchị sẽ tưởng tượng rằng mình sẽ được chúng reo mừng đón ngay trước cổng. Vậy mà lúcnày người đàn bà buôn đồ khô bỏ rớt những lời lẽ ba hoa về những con cá phơi trên bãicát, những đêm trắng chờ chồng cỡi lưng sóng bão; ông cán bộ thương nghiệp mập ú, cổngấn mỡ bốc phét về công việc điều hành buôn bán trong cơ quan của ông ta, đang nhưchiếc bị vải lăn qua, lăn lại trên ghế theo nhịp xe nghiêng võng, thỉnh thoảng lại ngã hẳnlên vai người phụ nữ ngồi kế bên, khiến chị ta phải khó nhọc lắm mới đẩy được ông trởlại vị trí cũ. Ở hàng ghế bên kia, ngang với ông cán bộ là cậu thanh niên mang kiếng đen,giống như những tay thám tử. May mà cậu ta không dòm ngó, xoi mói ai, chỉ bông lơnkhoe mẽ về bản thân với cô gái ngồi cạnh cười ngặt nghẽo mỗi khi anh ta pha trò. Còn lạilà những người có tuổi và hai đứa bé. Họ yên lặng ngó trời nhìn đất, cây cối, nhà cửa...chạy vụt về phía sau, đang suy nghĩ những gì không ai biết. Những người ngồi trong xe,bên cạnh nhau có cớ để giải bày chút tâm sự trên đoạn đường dài, có khi sẵn sàng thổ lộtâm can với nhau.Lúc xe lên đèo qua những đoạn vòng vèo, lắc lư, gấp khúc nghe có tiếng giấy sột soạt,mùi dầu gió bay dạt, trôi lều bều trong lớp không khí oi nồng buổi xế chiều. Có giọng đànbà la lên: “Chạy từ từ, đừng có bẻ cua gắt quá, cơm cháo lộn lên tới cổ rồi nè”. Tiếngcười lục khục, lẻ loi chìm nghỉm đâu đó cùng mùi dầu gió lúc càng nồng nặc hơn. Lên tớiđỉnh đèo, tài xế cho xe đậu dưới tán hàng keo lá tràm trồng dọc theo đường, chỗ gần vòiphun nước tự nhiên dẫn từ đỉnh xuống. Mọi người lục tục xuống xe. Ông cụ ngồi cùngbăng ghế, sau khi làm công việc vệ sinh cá nhân, bước đến chỗ tôi đứng, hỏi:-Mấy tiếng nữa xe mới tới Kontum?-Giờ mới trên đèo An Khê, chạy kiểu này chắc xẩm tối mới tới nơi.-Khổ dữ đa. Không biết có tới được Tân Cảnh không đây? – Ông cụ thở dài, xa xôi.Tôi chưa kịp hỏi han điều gì, ông cụ tiếp lời:-Tôi đi thăm mộ thằng con, chết hồi mùa hè đỏ lửa, năm 72. Tôi có mình nó. Bao nhiêulần định bốc mộ đưa về Diên Khánh, nhưng vợ nó không chịu, nói “ảnh sống trên này vớicon, giờ chết đi ảnh cứ sống với con, ba đừng lo”. Con nhỏ đó gan ruột, mấy chục nămvẫn ở vậy nuôi con, mua được chục hecta cà phê, dựng vợ gả chồng cho hai đứa cháu.Mấy năm trước cà phê còn có giá đời tụi nó lên hương chút đỉnh, nay thì sống dở chết dở.Lần này tôi lên bàn với nó, bán nhà, vườn cà phê đưa lũ cháu về dưới này. Tôi đã lên cốrồi mà nào có ai bên cạnh. Đứa con gái và lũ cháu ngoại thỉnh thoảng tạt về thăm rồi biếnmất. Chúng thoắt hiện thoắt biến như bầy chim ăn đêm. Còn đám cháu nội thì xa xuôidặm trường, hiếm khi chúng về. Kiểu này mà kéo dài có khi máu mủ ruột thịt lại lẫn lộnvới nhau. Tôi lên lần này là để bàn với chúng nó gom về một mối. Tôi chỉ còn sống naychết mai thôi. Biết làm sao, chú? Già rồi, đâu ngủ nghê gì được. Đêm thức trắng, chỉ cóbức ảnh của thằng con trên bàn thờ. Nó và tôi ngó nhau trong bóng tối, gần vậy mà khôngnói được lời nào!Giọng ông cụ buồn buồn khiến tôi cũng buồn lây.Mà thật ra, tâm trạng của tôi lúc này cũng không khác ông cụ mấy. Cũng một thứ cảnhngộ khá bi hài. Tình yêu. Cuồng dại. Sự Chia ly. Nỗi nhớ thương khắc khoải đến dằn xénỗi lòng, ngoi ngót những trông đợi kéo lướt thướt bên ngoài khung cửa, bay qua bầu trờichao động cõi lòng tan nát. Ông cụ nhớ con thương cháu, lo sợ sự gìn giữ huyết thốngmai sau không trọn vẹn, còn tôi thì thương nhớ một cõi mênh mông rừng rú mộng mị.Cõi mộng mị ấy đã bị Siu B’Liêng mang tận lên rừng sâu núi cao, để giờ này tôi phảingất ngư chạy theo một cái bóng vừa thật, vừa hư. Trong những cơn sốt màu vàng tả tơitrên giường, tôi nghe tiếng nàng hát trên giòng Sésan chỗ đoạn ngoặt tiếp giáp giữa sôngPoko với sông Đakbla, tiếng hát mang mang theo giòng nước ngầu đỏ đất bazan, lúc ầmầm cuốn tung nỗi hân hoan của tiếng thác đổ, lúc rì rào lăn tăn, ve vuốt qua từng phiến đáhai bờ. Nàng như con nai, con hoẵng trên đồng cỏ ngút ngàn, như cánh cò trắng muốt,lặng lẽ bên các tum nước. Nàng ẩn hiện như thứ ráng chiều chói rực chao trong cơn nắngquái rồi trườn mất vào bóng đêm, đằng sau chỉ còn lại một vệt lờ mờ bay lên từ đất, từmuôn loại cỏ cây quấn thành cột khói hư huyền, kết tụ rồi tan nhanh rồi quay lại vất vơtrên những cành lá, như có như không.Mười sáu năm rồi tiếp nối niềm hân hoan mệt lả, nỗi buồn nhớ mệt lả.Và mỗi lần chợt ...