Danh mục

Mùa Xuân, Con Én

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 84.78 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Người ta vẫn có một cách chăm sóc các giống vật bằng... từ ngữ. Được chăm chút thì con heo còn là con lợn, trong loài có heo nái, heo nọc, heo lứa v.v...; con bò sinh ra con bê, con nghé v.v... Xa cách cuộc sống con người, như công như nai..., đâu có được hưởng nhiều từ ngữ đến thế. Có chú ý đến mới có nhiều phân biệt, có phân biệt mới cần đặt ra nhiều tiếng gọi. Nếu sự thực quả có vậy thì con én ở ta đáng thương quá chừng: người Việt Nam không...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mùa Xuân, Con ÉnMùa Xuân, Con Én Sưu Tầm Mùa Xuân, Con Én Tác giả: Sưu Tầm Thể loại: Truyện Ngắn Website: http://motsach.info Date: 26-October-2012Người ta vẫn có một cách chăm sóc các giống vật bằng... từ ngữ. Được chăm chút thì con heocòn là con lợn, trong loài có heo nái, heo nọc, heo lứa v.v...; con bò sinh ra con bê, con nghév.v... Xa cách cuộc sống con người, như công như nai..., đâu có được hưởng nhiều từ ngữ đếnthế.Có chú ý đến mới có nhiều phân biệt, có phân biệt mới cần đặt ra nhiều tiếng gọi. Nếu sự thựcquả có vậy thì con én ở ta đáng thương quá chừng: người Việt Nam không quan tâm đến nóchút nào.Con sâu cái kiến đều có tên, nhưng con én không có tên gọi. Mãi đến khi tiếp xúc với dân tộcTrung Hoa, ta mới mượn của họ chữ yến mà gọi bừa đi.Bừa thực chứ: con hirondelle, con sterne, con salangane, v.v... của người Pháp, đối với ta đều làén tất. Về sau này, loài chim trắng có, vàng có, nâu có, loài serin, canari theo tiếng Pháp, đốivới ta cũng là yến nữa! “Én”, “yến” tuốt hết, bất cần phân biệt.Người Tàu, đối với con yến, họ có những lối gọi mô tả: huyền điểu, du ba điểu, ất điểu. “Conchim đen”, “con chim giỡn sóng”, “con chim bay lăng quăng”. Không yêu nó, không theo dõihình dáng, màu sắc, điệu bay của nó với con mắt âu yếm thì không thể có những tên gọi nhưvậy.Còn chúng ta, đáng “yêu” như cái tổ yến mà chúng ta cũng không thèm “chi” cho một từ ngữ.“Yến sào”, người Tàu gọi sao ta gọi vậy, thế thôi. Ta cứ gỡ bán đều đều, cứ xơi đều đều, màkhông cần gọi tên.Một cái tên gọi cũng không có, cho nên con én ở xứ ta chẳng được tìm hiểu bao nhiêu.“Mùa xuân con én đưa thoi”. Nhà thơ nói vậy là nói về con én bên Tàu. Ở xứ lạnh, mùa rét énđi mùa ấm én về; chứ còn ta mùa nào mà chẳng có én quanh mình? Ở các bờ biển Quảng Nam,Bình Định, Khánh Hòa, người ta gỡ tổ yến đợt chót cho đến cuối tháng bảy âm lịch mới xong.Én ăn gì, ta cũng không biết. Ta gọi một thứ én muỗi, một thứ én... cỏ! Có người bảo nó ăn raucâu ngoài bể, cho nên tổ nó giống như kết bằng rau câu. Có người bảo nó ăn bọt bể. Lại khôngbiết có người nào đó thuyết phục ông cố Alexandre de Rhodes rằng con én Khánh Hòa nó tìmhút nhựa cây trầm hương, cho nên tổ của nó thơm tho! Vất vả thay con én Khánh Hòa!Trang 1/4 http://motsach.infoMùa Xuân, Con Én Sưu TầmCái ăn đã thế, cái chết của én càng bí mật. Những người thợ lấy tổ yến, sống chín tháng mỗinăm ngoài đảo cô quạnh, từ năm này sang năm khác, đều ngơ ngác hỏi nhau: Én nó chết ở đâunhỉ? Những con én già nó xuống nước trở về làm bọt nước chăng? Nó lên trời theo ông ThiênVương Phù Đổng chăng? Không ai ăn thịt én, sao mà cũng chẳng ai thấy xác én? Họa hoằn mớicó một con én chết vì tai nạn bên tổ, thì xác nó không rữa không thối mà khô đét lại như xácướp các ông vua Ai-cập: cái gì lạ vậy?Thế rồi lại còn giấc ngủ của loài én. Có ai trông thấy một con én nhác nhớn ngủ vào giờ nàochăng? Những người làm nghề giữ tổ yến, bóc tổ yến, sống với yến nhiều năm vẫn bảo rằng yếnlàm tổ ríu ra ríu rít suốt đêm, còn ban ngày nó bay vụt ra ngoài khơi biền biệt.Chim đêm là nó, chim ngày cũng là nó. Nó sống vội sống vã. “Bỉnh chúc dạ du”, nhà thơ có ýthức nhất về cái ngắn ngủi của kiếp sống cũng không vội vã hơn con én.Cái ăn cái bay của lòai én đã làm tôi khoái nó muốn chết hồi thơ ấu.Trên ruộng lúa tháng ba vừa cắt xong, không biết én nó tìm đớp con muỗi con mòng hay consâu con bọ gì mà nó bay thật thấp, nó ngoặc những đường tới lui thật bất ngờ. Trông én baychừng vài ba chục con như thế, nó rộn ràng, vui không chịu được: đứa trẻ tiếc mình không cánh,nôn nao cả ruột gan. Én nó bay ngang tầm tay, hay thấp dưới đầu gối, từ xa nó lao tới nhưmuốn đâm ngay vào bụng mình, đột nhiên nó lách qua một bên. Lúc nào đứa trẻ cũng tưởng cóthể chộp lấy một con én dễ như chơi, nên múa tay khoa chân lung tung, nhưng dĩ nhiên khôngbao giờ xảy ra cái chuyện hoang đường trẻ bắt én bằng tay không giữa đồng! Không có đâu.Dù không bắt được cũng không giận được. Đứa trẻ bị én nó trêu chọc vẫn có cảm tình với loàichim trời duy nhất biết đùa giỡn, nghịch ngợm, “chịu chơi”.Bay hình chữ ất là bay một cách đáng yêu như thế.Đến như giờ giấc sinh hoạt của én, về sau này lớn lên, đi đây đi đó, tôi không ngớt ngạc nhiên.Sau một ngày đường vất vả, đến một thành phố lạ, bạn vất hành lý ở lữ xá, dạo xem mấy đườngphố qua loa, ăn tối, rồi đánh một giấc li bì. Nếu tại lữ điếm, dưới mái ngói mà có một đàn én, thìcái lúc thức giấc của bạn vào buổi sáng hôm sau sẽ là tuyệt vời.Đêm lữ thứ mà gặp nhà trọ nuôi bồ câu, thì mờ sáng khách sẽ rầu thúi ruột về cái tiếng ...

Tài liệu được xem nhiều: