Khi bước vào tuổi dậy thì, các bậc phụ huynh, nhà trường nên quan tâm đến việc bảo vệ, chăm sóc da, thân thể cho các con của mình để phòng ngừa mụn trứng cá hoặc giúp con chữa trị đúng cách. Ở tuổi “teen”, tuổi ô mai hay gặp phải vấn đề phiền toái về mụn. Nếu không hiểu biết và điều trị đúng, kịp thời, hậu quả sẽ làm cho vẻ đẹp làn da của nam, nữ thanh niên mới lớn này bị giảm đi, thậm chí phải mang bệnh mạn tính lâu dài. Mụn trứng cá...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mụn trứng cá (Kỳ 1) Mụn trứng cá (Kỳ 1) Khi bước vào tuổi dậy thì, các bậc phụ huynh, nhà trường nên quantâm đến việc bảo vệ, chăm sóc da, thân thể cho các con của mình để phòngngừa mụn trứng cá hoặc giúp con chữa trị đúng cách. Ở tuổi “teen”, tuổi ômai hay gặp phải vấn đề phiền toái về mụn. Nếu không hiểu biết và điều trịđúng, kịp thời, hậu quả sẽ làm cho vẻ đẹp làn da của nam, nữ thanh niên mớilớn này bị giảm đi, thậm chí phải mang bệnh mạn tính lâu dài. Mụn trứng cácòn ảnh hưởng đến tâm lý, sự tự tin của lứa tuổi này. Y giới đã cảnh báo: chớcoi thường mụn trứng cá! Mụn trứng cá là một bệnh về da với nhiều biểu hiện: mụn đầu đen hay đầutrắng (do tắc nghẽn lỗ chân lông), mụn mủ và những nốt cục dưới da. Mụn trứng cá thường gặp nhất ở những vùng có nhiều tuyến bã như mặt,vùng dưới hàm, nhưng cũng có thể mụn ở cổ, lưng, ngực, vai, cánh tay và mông(một số trường hợp). MỤN TRỨNG CÁ TUỔI DẬYTHÌ Mụn trứng cá thường gặp ở tuổi bắtđầu dậy thì (hơn 90%), do tăng tiết tuyến bãkèm theo viêm nhiễm ở hệ thống nang lôngtuyến bã. Trên lâm sàng có thể gặp nhiềuloại tùy theo mức độ viêm nhiễm, nguyênnhân phức tạp, tiến triển nhiều khi dai dẳng.Tuy mụn trứng cá không nguy hiểm, nhưngvề phương diện thẩm mỹ có ảnh hưởng đến tâm lý, cần được điều trị toàn diện,hợp lý mới mong có kết quả tốt. Mụn trứng cá xuất hiện từ khoảng 14 - 23 tuổi, có những người ở tuổitrưởng thành vẫn còn là do trứng cá ở tuổi dậy thì không chữa trị hết còn lại. Có thể có mụn cám, mụn đầu đen, mụn đầu trắng hoặc mụn bọc. Mụn bọcmàu đỏ, do các vi khuẩn hiện diện ở da gây ra viêm nhiễm. Mụn trứng cá này còncó thể mọc ở lưng thành những mụn lớn... NGUYÊN NHÂN Bình thường trên da, bên cạnh mỗi nang lông (kể cả râu tóc) đều có mộtchùm tuyến, gọi là tuyến bã, tiết ra chất bã nhờn. Chất bã này theo nang lông dànđều lên mặt da, thành một lớp màng mỏng như dầu, có tác dụng làm cho lớp sừngkhông thấm nước, luôn dẻo dai, mềm mại, đồng thời có khả năng chống đỡ vớinhiều loại vi khuẩn, nấm, virus… Các vùng tập trung nhiều tuyến bã là da đầu, mặt, trước ngực, giữa hai bảvai, xương cùng, tầng sinh môn. Ở những vùng này có đến 400 - 500 tuyến bã trênmỗi cm. Từ tuổi dậy thì đến 25 - 30 tuổi là thời kỳ tuyến bã hoạt động nhiều nhất.Tuyến này hoạt động phụ thuộc nhiều vào lượng nội tiết tố sinh dục. Khi bước vàotuổi dậy thì, do có sự biến đổi về hormon làm cho tuyến bã tăng tiết. Khi nó hoạtđộng quá mạnh, chất bã tiết ra quá nhiều ứ đọng lại ở đầu lỗ nang lông, kết hợpvới các tế bào sừng đã tróc ra, tạo thành một nút nhỏ ở đầu nang lông, gọi là nhântrứng cá. Khi các lỗ chân lông bị bít lại do nhiều nguyên nhân, các chất nhờnkhông được thông thoáng dễ bị nhiễm trùng và gây ra những mụn mủ nhỏ. Ngoài ra, những người thần kinh dễ bị dao động, dễ xúc cảm hoặc làm việcnhiều bằng trí óc, bi quan, tự tôn dễ bị nổi mụn trứng cá. Những người này để đầuóc được thư thái thì sẽ hết. Trứng cá thường bộc phát ở tuổi dậy thì hoặc tuổi hồixuân, do sự thay đổi nội tiết tố. Cũng có khi do da bị nhiễm trùng, do vi khuẩnxâm nhập vào tuyến bã, vì tuyến bã là loại thức ăn của loại vi khuẩn này, nên gâyra mụn. Tóm lại, nguyên nhân chính gây mụn trứng cá là do sự phối hợp của 3 yếutố: l Tăng tiết bã từ tuyến bã nhờn. l Hoạt động của vi trùng gián tiếp tác động lên tiến trình viêm. l Hiện tượng tạo chất sừng quanh lòng phễu nang lông. Cụ thể những nguyên nhân gây mụn tuổi dậy thì: - Do tắc nghẽn lỗ chân lông: khi vệ sinh da chưa đủ sạch, bụi bẩn bám vàolỗ chân lông gây bít tắc. Ngoài ra, sự bài tiết quá tải của tuyến bã nhờn làm ứ đọngsự di chuyển của các chất nhờn trong ống tuyến. - Sự rối loạn trong quá trình sừng hóa: việc đào thải tế bào cũ để thay thếtế bào mới làm cho tuyến bã nhờn bị giãn ra do chứa tế bào chết, chất bã nhờn vàbụi bặm, tạo nên mụn trên mặt. - Da bị nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập vào tuyến bã. - Ở lứa tuổi dậy thì, do sự hoạt động quá mức của các tuyến bã, testosterolkích thích sản sinh ra một lượng lớn chất nhờn dưới da và sự giải phóng này là cơhội cho mụn trứng cá phát triển. Ngoài ra, mụn còn do một vài nguyên nhân khác về nội tiết gây nên. - Do ảnh hưởng stress: khi thần kinh bị ức chế sẽ kích thích tuyến hormonphát triển, tuyến bã tăng tiết gây ứ đọng ở lỗ chân lông sinh mụn trứng cá. - Ảnh hưởng của tuyến nội tiết: trường hợp do rối loạn nội tiết, da không tựđào thải được chất cặn bã, từ đó phát sinh mụn. Trường hợp này, chúng thườngxuất hiện ở vùng má và quanh miệng. - Vai trò của hormon nam: hormon nam làm cho các tuyến nhờn ở lỗ chânlông sưng to và tiết nhiều chất nhờn hơn. Vì thế con trai đến tuổi dậy thì hay bịmụn trứng cá, nhưng hormon nam ở con gái cũng có ...