Thông tin tài liệu:
Mụn trứng cá là bệnh thường gặp, thương tổn với nhiều mức độ khác nhau ở hơn 90% thanh thiếu niên. Nhưng chỉ có 10% thực sự cần thiết sử dụng thuốc và 1% (0,4% ở nữ và 3 – 4% ở nam) gặp vấn đề khó khăn về điều trị. Mụn trứng cá thường bắt đầu ở tuổi dậy thì. Không có những tổn thương nang lông đặc trưng báo trước của việc tiết bã: “tiết bã dậy thì”, thường sớm hơn dậy thì sinh dục nhất là bé gái da trở nên “nhờn và nổi mụn”,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mụn trứng cá (Kỳ 1) Mụn trứng cá (Kỳ 1) A. ĐẠI CƯƠNG Mụn trứng cá là bệnh thường gặp, thương tổn với nhiều mức độ khác nhauở hơn 90% thanh thiếu niên. Nhưng chỉ có 10% thực sự cần thiết sử dụng thuốc và1% (0,4% ở nữ và 3 – 4% ở nam) gặp vấn đề khó khăn về điều trị. Mụn trứng cá thường bắt đầu ở tuổi dậy thì. Không có những tổn thươngnang lông đặc trưng báo trước của việc tiết bã: “tiết bã dậy thì”, thường sớm hơndậy thì sinh dục nhất là bé gái da trở nên “nhờn và nổi mụn”, thường gặp trước khicó chu kỳ kinh đầu tiên ở tuổi 8 – 9 tuổi, ở nam xuất hiện chậm hơn khoảng 12 –13 tuổi. Diễn tiến khỏi tự nhiên trong đa số trường hợp, nam kéo dài trước khoảng20 tuổi, nữ khoảng 22 – 25 tuổi. Ba bước cần phải làm khi điều trị: + Đánh giá độ nặng của mụn. + Lựa chọn thuốc sao cho thích hợp với tình trạng bệnh của bệnh nhân vàtình trạng da của bệnh nhân. + Giáo dục bệnh nhân: bệnh nhân cần phải được tham vấn về tác dụng phụcủa thuốc, thời gian điều trị bệnh lâu, giảm bớt lo lắng, và đặc biệt cần phải tuânthủ điều trị. B. PHÂN LOẠI ĐỘ NẶNG CỦA MỤN TRỨNG CÁ Dựa vào: · Số lượng sang thương. · Đặc điểm của sang thương: + Không viêm: có đầu đen hay đầu trắng + Có viêm: sẩn, mụn mủ + Cục (nốt), nang. BẢNG 1: PHÂN LOẠI ĐỘ NẶNG CỦA BỆNH Độ nặng Tổn thương < 20 comedones hoặc < 15 tổn thương viêm hoặc Mụn nhẹ tổng số lượng tổn thương < 30 Mụn trung 20-100 comedones hoặcbình 15-50 tổn thương viêm 05 nốt (cục) hoặc tổng số lượng tổn thương viêm > 50 hoặc Mụn nặng tổng số lượng sang thương > 125 C. NHẮC LẠI SINH BỆNH HỌC Có 3 nhóm yếu tố góp phần chủ yếu trong bệnh sinh các tổn thương cănbản của mụn trứng cá: + Tăng tiết bã. + Sừng hóa vùng phễu ống: chưa rõ cơ chế. + Vai trò của Corynebacterium acnes ở vùng phễu ống và các yếu tố gâyviêm khác ở vùng phễu ống: C. acnes tiết ra những thành phần gây viêm nhưlipase, protease, hyaluronidase và các yếu tố hóa hướng động bạch cầu. Lipase thủy phân triglycerides thành axit béo tự do. Đây là chất kích thíchkhởi đầu và là chất sinh comedon. Những yếu tố hóa hướng động bạch cầu đanhân tới thành nang lông. Các bạch cầu đa nhân phóng thích hydrolase làm yếu thành nang lông gâyviêm và vỡ ® phóng thích thành phần comedon vào lớp bì. Phản ứng viêm dữ dộihình thành mụn trứng cá mủ và nang. Các vi khuẩn khác cũng gây viêm bằng cáchkích thích các cơ chế miễn dịch.