Người đàn bà ấy kể rằng: Tôi tuổi Canh, canh biến vi cô, nhiều người bảo thế. Ba người đàn ông đi qua tôi. Ba gã tuổi Canh hơn tôi 60 tuổi. Ông Canh một hơn tôi 10 tuổi, ông Canh hai hơn tôi 20 tuổi, ông Canh ba hơn tôi 30 tuổi. Người đàn ông thứ tư đến với tôi tuổi Bính, thua tôi 6 tuổi. Cậu Bính vừa hiền, vừa dữ dằn. Lúc nào uống trà, đàm đạo văn chương chữ nghĩa, cậu ở trạng thái thứ nhất. Lúc nào uống rượu, hát khúc quân hành, cậu ở...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mười ăn một Mười ăn một TRUYỆN NGẮN CỦA VÂN ĐÌNH HÙNG1NVTPHCM- Người đàn bà ấy kể rằng:Tôi tuổi Canh, canh biến vi cô, nhiều người bảo thế. Ba người đàn ông đi qua tôi. Ba gãtuổi Canh hơn tôi 60 tuổi. Ông Canh một hơn tôi 10 tuổi, ông Canh hai hơn tôi 20 tuổi,ông Canh ba hơn tôi 30 tuổi. Người đàn ông thứ tư đến với tôi tuổi Bính, thua tôi 6 tuổi.Cậu Bính vừa hiền, vừa dữ dằn. Lúc nào uống trà, đàm đạo văn chương chữ nghĩa, cậu ởtrạng thái thứ nhất. Lúc nào uống rượu, hát khúc quân hành, cậu ở trạng thái thứ hai.Trạng thái thứ ba của cậu hiển hiện lúc làm tình, vừa cuồng nhiệt, đắm say vừa điên điênhoang dã.Tôi có ba mặt con, hai trai, một gái, chẳng biết của ông Canh nào. Canh Một? Canh Hai?Hay Canh Ba. Tôi không để tâm. Vì đương nhiên, chúng là con tôi. Ba đứa đan nhau lóngđôi, lóng mốt - trai, gái, trai. Cô chấy rận của tôi ở giữa. Cậu cả giờ đã có vợ ra ở riêng,cậu út ở với tôi. Giàu con út, khó con út.Cậu út thi đại học ba lần: lần cuối thi vào Đại học Hàng hải. Cậu thích biển, thích nhữngcon tàu. Cậu bảo thế. Lần này giời để mắt nhìn cậu, lần thứ ba cậu thi đỗ. Cậu học khoaVỏ. Cái ngành cơ cực làm sao, suốt ngày vật vã với các mảnh tôn, que hàn, mối hàn. Ratrường cậu út được làm ở Nhà máy đóng tàu Bắc Triệu. Thời mở cửa, hết cơ chế xin cho,nhà máy cậu thành Công ty Công nghiệp Tàu thủy. Cậu út thuộc về biển cả.2Cô con gái chấy rận của tôi, lấy chồng Tầu vượt biên hồi năm 78, định cư ở Hồng Kông,từ ngày Hồng Kông về với Đại Lục, cô làm ăn phát tài. Cô buôn cá bể, bào ngư, cua, tôm,ghẹ... đang bơi. Hàng lấy từ Việt Nam sang trốn thuế, cô trúng to. Cô mua được nhà, mặcdù là nhà chung cư mãi tận tầng 60. Nhưng thang máy nó chạy nhanh lắm, vèo một cái làxuống đất. Tầng 60 có cả vườn hoa, không phải vườn treo Babylon mà là vườn hoa như ởtầng trệt. Lúc mệt mỏi cô ra ghế đá ngồi thư giãn. Cô nhớ nhà, nhớ mẹ cô ở Việt Nam.Điện thoại di động của tôi giẫy đành đạch trong túi xách, rồi nó cất tiếng chuông là mộtbản nhạc cổ điển. Tôi biết cô chấy rận gọi về. Cô nói tết này cho bọn trẻ con về thăm bàngoại. Cô nhớ hoa đào Việt Nam, nhớ bánh chưng, tôi thấy nao nao, mũi cay cay. Mấychục năm rồi còn gì. Những năm sơ tán ở rừng Yên Thế, Thái Nguyên, cô chấy rận chàođời. Có lẽ nó là con ông Canh Một. Ông ta từng là vũ công, bây giờ là vũ sư, dạy nhảy cổđiển ở Cung Văn hóa Hữu nghị.Một tuần ba buổi, vào những ngày lẻ ba, năm, bảy, ông và Cạ Cứng lên lớp, hướng dẫnnhững bước đi cơ bản. Cạ Cứng là con mẹ nạ dòng, mặt như bắp ngô lai, mỹ phẩm củacác hãng chồng chất nhiều lớp trên khuôn mặt đuồn đuột của mụ, toàn mỹ phẩm xịn HànQuốc.Bù cho khuôn mặt, Cạ Cứng có thân hình tuyệt vời. Cặp chân thon, chắc. Vòng một,vòng hai, vòng ba chuẩn như người mẫu. Những vũ điệu La tinh cuồng nhiệt là thế mạnhcủa cặp Canh Một - Cạ Cứng. Họ đã từng đoạt đôi giầy vàng thành phố, đôi giầy bạc toànquốc. Trong năm điệu La tinh, điệu Rumba họ nhảy đẹp hơn cả. Những cái lắc nhẹ,những vòng quay, những bước nhảy cứ ăn chằm chặp với nhạc. Chân họ như dùi trống,vào các phách mạnh gót chân họ tạo ra những âm thanh thật đẹp trên sàn nhảy.Canh Một ly hôn chính thức với tôi khi mãn hạn tù. Thời gian hắn còn ở tù, tôi phải đithăm nuôi tốn không biết cơ man nào là vừng lạc. Cô chấy rận thương bố lắm, gửi tiền vềđể bố dưỡng già, đi nhảy đầm và nuôi cháu ngoại - thằng con riêng của chồng trước củacô. Thằng cu gần bằng tuổi cậu út, hai cậu cháu giờ đã biết nhau, thân nhau như bạn cùngtrang lứa.3Canh Hai là tay họa sỹ có hạng thời Tây còn tạm chiếm. Xưởng vẽ lúc nào cũng tấp nậpnhững học trò, người mẫu, người giúp việc. Ông ta để lại những bức tranh hoành tráng,những bức lụa vẽ các cô gái vùng quan họ, các cô yếm thắm, tóc vấn trần, đôi vai mâymẩy, cặp ngực thây lẩy. Xem tranh lúc có gió nhẹ cảm giác như người thật. Nghe như cónhịp đập của trái tim, có cả hơi thở, có cả lúng liếng. Ông là con nhà giàu, sống vươnggiả, rất cậu. Hè thu là soóc trắng, áo là thẳng li, cưỡi Mécxê đuyara bát phố. Các cô mẫuchẳng cô nào thoát khỏi tay cậu Canh Hai. Có cô âm thầm ôm bụng về quê, đẻ xong lạilên tương tư Canh Hai. Năm cuối của thế kỷ trước Canh Hai thăng! Hôm ấy trời Hà thànhtối sầm, mưa lất phất, gió hú như chó sói. Lúc hạ huyệt xong trời sáng bừng lên.Cậu cả man mác chất ông Canh Hai. Cậu cả cũng tiếp nghiệp cha. Cậu cũng vẽ. Nhưngtranh cậu rất trừu tượng. Người ngợm trong tranh gớm ghiếc, trông như ma trơi, cổ ngẳngchân tay loèo khoèo, xiêu vẹo. Nhưng đắt hàng lắm. Tây mua tới tấp. Có lúc các Galerrybày tranh cậu hết sạch. Tây ba lô mò theo địa chỉ đến tận nhà riêng. Cậu lên gác lục sụcmột lúc, mang tranh xuống, sơn hãy còn tươi rói. Khách vừa trả tiền và xuýt xoa khentranh vẽ đẹp lại rẻ. Giá gốc không qua lửa mà lị.Rất ít khi cậu cả về thăm tôi, hình như cậu không cần sự tồn tại của bà mẹ đào hoa ba bốnlần qua đò. Có lẽ tôi cũng không trông chờ gì ở cậu cả. May ra ngày khuất nú ...