Thông tin tài liệu:
Sau khi lấy bằng cử nhân, Peter vào làm nhân viên bán hàng cho một công ty in. Trong bốn năm tiếp đó, anh theo học một số lớp buổi tối tại một trường kinh doanh ở địa phương, và cuối cùng quyết định chuyển hướng nghề nghiệp sang lĩnh vực tài chính. Anh chia tay với công việc với mức lương 50.000 đôla mỗi năm để hoàn tất chương trình MBA (cao học quản trị kinh doanh) toàn thời gian. Một năm sau, anh tốt nghiệp với chuyên ngành tài chính kế toán, và được nhận vào làm tại...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mười bí quyết thành đạt
Mười bí quyết thành đạt
Sau khi lấy bằng cử nhân, Peter vào làm nhân viên bán hàng cho một công ty in.
Trong bốn năm tiếp đó, anh theo học một số lớp buổi tối tại một trường kinh
doanh ở địa phương, và cuối cùng quyết định chuyển hướng nghề nghiệp sang lĩnh
vực tài chính. Anh chia tay với công việc với mức lương 50.000 đôla mỗi năm để
hoàn tất chương trình MBA (cao học quản trị kinh doanh) toàn thời gian. Một
năm sau, anh tốt nghiệp với chuyên ngành tài chính kế toán, và được nhận vào
làm tại một ngân hàng với chức vụ chuyên viên phân tích tín dụng với mức lương
35.000 đôla mỗi năm, thấp hơn nhiều so với mức 50.000 đôla khi anh còn là một
nhân viên bán hàng.
Peter nhanh chóng bù đắp được mức chênh lệch ban đầu về lương và thẳng bước
trên đường đạt mục tiêu gây dựng sự nghiệp trong ngành tài chính. Hiện nay anh
kiếm được 200.000 đôla mỗi năm với tư cách là một đối tác hợp danh trong một
hãng môi giới đầu tư. Anh phải làm việc rất nhiều, thường là 55 giờ mỗi tuần,
nhưng anh yêu thích việc mình làm.
Sau khi quyết định mình không muốn làm nhân viên bán hàng cho công ty in đến
mãn đời, Peter đã tự chăm lo cho sự nghiệp của mình. Anh cho rằng mình có được
bằng MBA là nhờ có lòng tự tin cao hơn, nhưng lại nghĩ rằng yếu tố quan trọng
nhất giúp anh đạt được mục tiêu là ngọn lửa thôi thúc trong lòng. Anh nhận ra
một điều: Nếu ta thông minh, giỏi giang và năng nổ, thì không có giới hạn nào cho
mức độ thành đạt cả.
Để thành đạt trong thị trường lao động ngày nay, bạn không thể dựa vào chủ của
mình để quản lý sự nghiệp của bạn, như trường hợp của Peter ở trên. Hãy xem bản
thân bạn là một “công ty một người” – bạn là tổng giám đốc, và công việc của bạn
là phác thảo một chiến lược cạnh tranh khả thi cho “công ty một người” của bạn.
Muốn thành đạt trong môi trường cạnh tranh hiện nay thì cần phải có 10 kỹ năng
mang tính chiến lược. Tùy tính chất công việc, bạn cần phải biết về kỹ năng chiến
lược này nhiều hơn kỹ năng chiến lược khác (ví dụ sử dụng thành thạo phần mềm
phân tích dữ liệu là rất quan trọng đối với những nhà điều nghiên thị trường, có
phần hơi quan trọng đối với những giám đốc phụ trách nhãn hiệu, và tương đối
không quan trọng đối với các giám đốc kinh doanh). Tuy nhiên, bởi vì thị trường
kinh doanh hiện nay đặt trọng tâm vào những nhóm đa chức năng, dù bạn có
chuyên về ngành gì đi nữa, nếu muốn đạt hiệu quả thì cũng cần phải hiểu biết đôi
chút về tất cả những kỹ năng mang tính chiến lược này:
Biết quản trị bản thân như một công ty một người
Soạn ra một bản tuyên ngôn sứ mệnh định nghĩa rõ ràng về thành công cho bạn
và gia đình bạn. Bạn đã đặt ra những mục tiêu cao hay chưa? Những giá trị nào
quan trọng đối với bạn?
Hãy xác định thứ tự ưu tiên cho những mục tiêu của bạn. Nếu đặt những mục tiêu
như vậy thì bạn phải hy sinh, đánh đổi những gì (ví dụ, thu nhập hay chất lượng
cuộc sống)? Nhớ bảo đảm sao cho những mục tiêu chuyên môn cho công ty một
người của bạn phải phù hợp với bạn và gia đình bạn, và nhớ đừng bị cám dỗ đặt
mục tiêu quá thấp. Hãy nhấm vào những cái đích cao. Bạn có thể ngạc nhiên về
bản thân mình với những thành tựu mà bạn có thể đạt được.
Tiếp thu những kiến thức kinh doanh tổng quát
Chuyên môn ngành hẹp đã là chuyện lỗi thời. Để trở thành một thành viên hiệu
quả trong một nhóm đa chức năng, ngoài lĩnh vực chuyên môn của mình, bạn cần
phải hiểu biết căn bản về cách thức hoạt động của những phòng ban khác nhau
trong doanh nghiệp. Đầu ra của một nhóm đa ngành thành công là một sản phẩm
công việc phối hợp hoàn hảo, chứ không chỉ là sự gom góp những đầu vào chẳng
liên hệ với nhau từ nhiều người có chuyên môn khác nhau.
Có thể bạn thuộc phòng tiếp thị, nhưng bạn cần một kiến thức căn bản về hạch
toán chi phí. Nếu là dân chuyên về tài chính, bạn cũng nên hiểu biết về những cái
lợi cái hại giữa việc bán sản phẩm trực tiếp thông qua lực lượng nhân viên bán
hàng của mình và việc tiêu thụ thông qua hệ thống đại lý. Và trong môi trường
hiện nay, tất cả mọi người trong một doanh nghiệp phải hiểu biết về những nguyên
tắc của quản trị chất lượng.
Nắm bắt những kiến thức cụ thể về ngành hoạt động.
Bạn phải hiểu đến đường tơ kẽ tóc về ngành của mình – ai là những đối thủ cạnh
tranh chính, các công ty cùng ngành với mình cạnh tranh như thế nào, và công ty
của bạn xác định vị trí như thế nào trong việc thỏa mãn khách hàng. Và điều quan
trọng nhất là bạn phải tiên liệu những vấn đề này trước khi chúng xảy ra.
Bill Gates, chủ tịch Microsoft, vừa được thán phục vừa được nể sợ với tư cách là
một thiên tài về kỹ thuật và một nhà chiến lược kinh doanh. Những nhân viên
được triệu tập trình bày dự án với ông biết rằng họ sẽ bị chất vấn không thương
xót, không chỉ về các khía cạnh kỹ thuật của dự án, mà còn về tiềm năng thị
trường và khả năng sinh lợi của dự án. Trong nội bộ Microsoft có lan truyền câu
nói: Bạn hãy chuẩn bị thật kỹ trước khi đi gặp Gates. Bằng không, ông ta sẽ hủy
diệt bạn.”
Trau dồi những khả năng phân tích củ ...