Danh mục

MƯỜI ĐIỀU TÂM NIỆM

Số trang: 17      Loại file: doc      Dung lượng: 195.00 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hôm nay tôi muốn nói về một vài ý trong đạo phật. Có thể trong chúng ta đã nghe nhiều lắm rồi, nhưng đôi khi chỉ là loáng thoáng thôi. Chúng ta chưa có tư duy, và đôi khi chúng ta thấy điều đó dường như chưa hợp lý với cuộc sống của chúng ta. Hoặc đôi khi chúng ta nghĩ tại sao Đức Phật lại nói những lời như vậy? Và điều đó tôi thấy trong “Mười điều tâm niệm” có những khi tôi thấy chúng ta ứng dụng chưa hợp lý. Cho nên hôm nay tôi muốn chia sẻ với mọi người về...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
MƯỜI ĐIỀU TÂM NIỆM MƯỜI ĐIỀU TÂM NIỆM Hôm nay tôi muốn nói về một vài ý trong đạo phật. Có thể trong chúng ta đã nghe nhiều lắm rồi, nhưng đôi khi chỉ là loáng thoáng thôi. Chúng ta chưa có tư duy, và đôi khi chúng ta thấy điều đó dường như chưa hợp lý với cuộc sống của chúng ta. Hoặc đôi khi chúng ta nghĩ tại sao Đức Phật lại nói những lời như vậy? Và điều đó tôi thấy trong “Mười điều tâm niệm” có những khi tôi thấy chúng ta ứng dụng chưa hợp lý. Cho nên hôm nay tôi muốn chia sẻ với mọi người về điều này. Trong “Mười điều tâm niệm” này không phải Đức Phật nói hay viết như vậy. Mà đây đã được trích lục từ ý Phật. Được trích lại từ Đức Phật trong các bộ kinh khác nhau. Và người ta đưa ra cho mình những câu như thế để chúng ta thấy gọn dễ ứng dụng và thực tập trong cuộc sống. Trong số điều này cũng có những những điều rất cao siêu. Nhưng cũng có những điều được coi như là cốt tủy và đa dạng nằm ở nhiều phương thức khác nhau. Và đôi khi tôi thấy có những người đem ra áp dụng nó chưa chính xác lắm. Cho nên hôm nay, tôi sẽ đi phân tích từng phần cho chúng ta hiểu: “NGHĨ ĐẾN THÂN THỂ ĐỪNG CẦU KHÔNG BÊNH TẬT, VÌ KHÔNG BỆNH TẬT THÌ THAM DỤC DỄ SINH”. Ở đời không ai trong chúng ta muốn bị bệnh hết. Chúng ta nghe câu này hơi có chút vô lý. Tại sao trên cuộc đời này ai cũng muốn mình được khỏe mạnh, ai cũng muốn mình được hạnh phúc, an vui. Mà ở đây Đức Phật lại nói như vậy? ở đây không phải là Đức Phật trù chúng ta, và bảo chúng ta không trân trọng sức khỏe mình đang có. Chúng ta phải biết như thế này! sức khỏe là điều đáng quý và đáng trân trọng. Người ta thường nói rằng: “Một đầu óc minh mẫn nằm trong thân thể tráng kiện”. Đúng là như vậy. Nếu như ai trong chúng ta mà ốm đau, bệnh tật. Thì đầu óc sẽ không được minh mẫn. Đó là chuyện bình thường. Nhưng mà ở đây chúng ta phải biết rằng: Nếu đứng trên góc độ tu tập thì đây là một điều chúng ta cần chú ý. Con người chúng ta khi khỏe mạnh thì luôn có sinh lực dồi dào. Vì vậy khi con người chúng ta khỏe mạnh. Thì chúng ta nghĩ đủ hướng để làm, nếu chúng ta nghĩ tích cực thì nó rất là tốt. Nhưng nghĩ tiêu cực thì chúng ta đã đem tất cả những sức khỏe chúng ta đem tiêu hao vào những chuyện không đáng. Có những người quá tự tin vào sức khỏe của mình, cho nên đi nhậu nhoẹt không cần cái gì hết để phá than thể mình, sự nghiệp mình. Có những người ỷ vào sức khỏe để ăn chơi không hoại biết chỗ dừng. Cho nên đôi khi chúng ta cũng cần một chút đau bệnh, hay cần bệnh tật để chúng ta giác ngộ được một vấn đề. Có một câu chuyện có thật như sau: Bác sĩ Tâm năm nay 56 tuổi. Nếu nhìn vào thực tế thì chúng ta sẽ biết quá khứ như thế nào? Một con người rất phương phi tráng kiệt. Mặc dù là đang bị ung thư phổi ở thời kỳ cuối. Cuộc đời của bác sĩ là chỉ có thành công chứ không bao giờ có thất bại. Và dường như bác sĩ là một người rất tài năng: Tài về hội họa, tài về y học và nhiều tài năng khác. Bác Tâm sống có tính cách rất cởi mởi và phơi phới cuộc đời. Và chưa bao giờ bác sĩ sống trong cuộc đời mà nghĩ là đến một ngày mình bị như thế. Nhưng rồi đùng một ngày, ông bị ung thư phổi. Mọi ước mơ đều tan biến hết. Và lúc đó bác sĩ mới được một vài người giảng về phật pháp. Và khi đó bác sĩ đã cảm thấy quá muộn với cuộc đời của mình. Hiện nay bác sĩ nói chuyện rất thều thào nhưng còn minh mẫn. Chúng ta phải thấy: Bác sĩ là người giác ngộ hơn bao giờ hết, đó là giác ngộ chân lý là khổ. Và bây giờ bác sĩ thấy một điều mà Đức Phật dạy đời là khổ thì không thể thay đổi được. Và nếu bác sĩ lợi dụng điều này để hiểu về điều khổ thì bác sĩ sẽ thoát khổ. Thầy tôi có đến gặp và nói bac sí rằng “Bác sĩ nên nhớ rằng: bác sĩ biết khổ nhưng chưa bao giờ bác sĩ biết rằng cái biết khổ. Hãy dùng cái biết khổ để quán chiếu cái khổ để cứu bản thân mình. Nói nên câu chuyện như vậy để chúng ta thấy được cái gì? Khi Đức phật dạy câu nói “NGHĨ ĐẾN THÂN THỂ ĐỪNG CẦU KHÔNG BÊNH TẬT, VÌ KHÔNG BỆNH TẬT THÌ THAM DỤC DỄ SINH”. Đây như là lời cảnh báo. Sự thật là trên cuộc đời này không ai không bệnh. Nhưng nếu chúng ta không có tư duy, không có kinh nghiệm sống. Thì khi bị bệnh, chúng ta như một người khổ sai, rất khó chịu với bản thân chúng ta. Nhưng nếu chúng ta là người có tu học. Thì chúng ta sẽ tự đặt ra một vấn đề cho chúng ta như thế này: “ Nếu một ngày nào đó tôi bị bệnh, tôi sẽ phải làm gì?”. Nếu như chúng ta có suy nghĩ rất tích cực trong vấn đề này thì khi chuyện xảy ra, thì chúng ta đã cứu được một phần cuộc sống của chúng ta. Cho nên có những người khi được khỏe mạnh chúng ta lại suy nghĩ nhiều thứ phức tạp và bậy bạ lắm. Nhưng khi đau ốm thì lại nghĩ khác, Cho nên có câu chuyện như sau: Có một anh này, anh rất chán bản thân anh. Vì vậy anh đăng ký quân đi chiến trận. Trong lòng anh luôn nghĩ, có ai đó đâm chết anh đi cho rồi. Cho nên khi anh thấy mình không còn ước mơ, không có ước vọng gì đó cho cuộc đời. Cho nên khi ra ngoiaf chiến trận thì anh là người rất là quyết tử. Khi đi chiến trận thì tướng lĩnh rất ...

Tài liệu được xem nhiều: