Danh mục

mười vạn câu hỏi vì sao: khoa học môi trường - phần 2

Số trang: 120      Loại file: pdf      Dung lượng: 4.42 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 38,000 VND Tải xuống file đầy đủ (120 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

"mười vạn câu hỏi vì sao: khoa học môi trường" có thể coi như là bộ sách tham khảo bổ trợ kiến thức rất bổ ích cho giáo viên, học sinh, các bậc phụ huynh và đông đảo bạn đọc việt nam về lĩnh vực khoa học môi trường. cuốn sách gồm có 233 câu hỏi về khoa học môi trường, phần 2 của trình bày nội dung của 118 câu hỏi còn lại với các nội dung: vì sao mặt những tấm phù điêu đá cẩm thạch ở cố cung lại xuất hiện vết rạn, vì sao phải bảo vệ tầng ôzôn, thế nào là hiệu ứng nhà kính.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
mười vạn câu hỏi vì sao: khoa học môi trường - phần 2Vì mưa axit ảnh hưởng rất lớn đến rừng, đồng ruộng, hồ nuôi cá, các công trình kiến trúcvà sức khỏe con người cho nên nó được mọi người thừa nhận là vấn đề ô nhiễm môi trườngcó tính toàn cầu. Mưa axit đưa lại cho chúng ta những tai họa rất lớn. Bình thường mưa axitlàm cho nước hồ biến thành axit loãng, chất lượng nước xấu đi, sinh vật phù du và cá tronghồ chết dần. Ví dụ, trong số 5.000 hồ ở miền nam Na Uy do ảnh hưởng mưa axit mà có1.750 loài cá và tôm bị mất dần. Mưa axit rơi làm lá cây trong rừng héo đi, thành phần dinhdưỡng của đất giảm kém, cây lớn chậm, thậm chí khô héo mà chết. Vùng Pafalya của Đức có12.000 mẫu rừng, trong đó có 1/4 diện tích rừng bị mưa axit hủy diệt. Ở Ba Lan có 24 vạnha rừng cây lá kim bị mưa axit làm cho khô héo. Mưa axit thấm vào đất sẽ làm giảm độ phìcủa đất, phá hoại kết cấu thổ nhưỡng, làm giảm khả năng tác dụng quang hợp và khángbệnh của cây trồng, khiến cho sản lượng nông nghiệp giảm sút. Mưa axit còn xâm thực cáccông trình kiến trúc, nghiêm trọng hơn là phá hoại các di vật và di tích lịch sử. Những tấmphù điêu bằng đá bạch ngọc ở Cố cung, miếu Thần Nông Trung Quốc được xây dựng bằngđá cẩm thạch là những công trình kiến trúc nổi tiếng trên thế giới đều bị mưa axit xâm thựcmà gây ra những vết rạn đen.Các chất gây mưa axit có lúc còn bay từ nơi khác tới. Ví dụ, mưa axit ở Canađa đến từnước Mỹ. Mưa axit ở Trung Quốc ảnh hưởng đến Nhật Bản và Hàn Quốc. Mưa axit đã trởthành tai họa chung không phân biệt biên giới quốc gia.Từ khoá: Mưa axit; Độ pH; Tai họa chung.116. Vì sao mặt những tấm phù điêu đá cẩm thạchở Cố Cung lại xuất hiện vết rạn?Trong sân Bảo tàng Cố Cung ở Bắc Kinh có rất nhiều bức phù điêu bằng đá cẩm thạch vàđá bạch ngọc. Chúng biểu trưng cho tinh hoa kiến trúc cổ Trung Quốc, là niềm tự hào củadân tộc Trung Hoa. Nhưng mấy chục năm gần đây, những bức phù điêu rất tinh tế này bắtđầu mờ ảo, đã xuất hiện vết rạn đen ở những nét điêu khắc .Thực tế là trên thế giới có rất nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng đều xuất hiện hiệntượng tương tự.Đền Taj Mahal của Ấn Độ xây dựng ở thế kỉ XVII, đó là Cung điện do hoàng đế MôgônShàh Jahàn (gốc Ba Tư) kỉ niệm vợ yêu là Mumtaz Mahal mà xây dựng nên. Toàn bộ cungđiện đều dùng vật liệu đá cẩm thạch, đẹp đẽ tinh khiết, trên thế giới độc nhất vô nhị. Nhưng20 năm gần đây, những phiến đá trắng tinh khiết này bắt đầu chuyển thành màu vàng.Thành cổ Aten đã có hơn 2.000 năm lịch sử, hầu như được xây dựng bằng toàn bộ đá cẩmthạch trắng. Ngày nay những bức phù điêu đẹp đẽ và sắc nét này đã bị biến dạng, các nétmờ nhạt, hoàn toàn mất đi vẻ đẹp trước đây.Tượng nữ thần Tự Do sừng sững ở New York, Mỹ là tượng đài kỉ niệm do người Pháptặng năm 1886, có lịch sử hơn 100 năm nay. Da của bức tượng làm bằng đồng, thân gồm giábằng thép đỡ. Gần đây thân bức tượng đã kém vẻ đẹp, nhiều chỗ còn phát sinh những vếtnứt gãy.Ngoài ra kiến trúc cổ Venizơ ở Italia, kiến trúc cổ Manchester ở Anh và các tượng đài ởĐức cũng bị hoen gỉ rất nghiêm trọng. “Hung thủ” tạo nên những hiện tượng này là mưaaxit trong mấy chục năm gần đây. Xung quanh các công trình kiến trúc này người ta đã xâydựng nhiều nhà máy dùng than đá hoặc dầu mỏ làm nhiên liệu, hàng ngày thải vào khôngkhí một lượng lớn khí sunfua. Chúng kết hợp với hơi nước trong không khí gây nên mưaaxit. Vì trong đá cẩm thạch, đá hoa cương có chứa cacbonat canxi, chất này đã phát sinhphản ứng hóa học với nước mưa axit, do đó các công trình kiến trúc đã dần dần bị bong lở,phá hoại. Các giọt mưa axit li ti được đồng hoặc thép trên các công trình kiến trúc hấp thụ,khiến cho chúng phát sinh điện hóa, trở nên hoen rỉ. Kết quả bề mặt của các công trình kiếntrúc bong ra từng mảng, đinh tán lỏng ra, chân tượng bị gãy.Mưa axit đã gây nên những tổn hại đối với các công trình kiến trúc cổ, điều đó làm chomọi người phải quan tâm. Muốn giảm mưa axit, bảo vệ các di tích cổ thì phải giảm đốt thanđá và dầu mỏ, ra sức tìm kiếm và sử dụng những nguồn năng lượng mới sạch hơn.Từ khoá: Mưa axit.117. Vì sao phải bảo vệ tầng ôzôn?Ánh sáng Mặt Trời chiếu xuống mặt đất. Ở tầng bình lưu cách mặt đất 10 – 50 km, tia tửngoại trong ánh nắng khiến cho một phân tử oxi phân giải thành hai nguyên tử, trong đómột nguyên tử oxi lại kết hợp với một phân tử oxi hình thành phân tử ôzôn (O3) và cáchmặt đất khoảng 25 km hình thành nên tầng ôzôn.Ôzôn là tầng khí rất mỏng. Tầng ôzôn có thể ngăn cản tia tử ngoại trong ánh nắng MặtTrời. Một khi tầng ôzôn bị phá hoại thì một lượng lớn tia tử ngoại sẽ chiếu thẳng xuống gâytác hại cho con người và các sinh vật sống trên Trái Đất. Về lâu dài tia tử ngoại chiếu xạ mộtcách quá mức sẽ phá hoại lục diệp tố trong lá cây, ảnh hưởng đến vai trò quang hợp củathực vật, khiến cho nông sản bị thất thu.Tia tử ngoại tăng lên nhiều, còn làm giảm chức năng miễn dịch của cơ thể, gây nên hệthống miễn dịch mất điều hòa dẫn đến nhiều loại bệnh, thậm chí dẫn đến bệnh ung thư davà bệnh bạch tạng. Hiện nay hàng năm trên thế giới, số người chết vì bệnh ung thư da ướckhoảng 10 vạn, số người bị bệnh bạch tạng càng nhiều hơn. Theo dự tính của các nhà khoahọc, nếu giảm đi 1% khí ôzôn trong tầng ôzôn thì lượng tia tử ngoại của ánh nắng Mặt Trờisẽ tăng lên 2%, tỉ lệ gây bệnh ung thư tăng lên 5% - 7%, tỉ lệ bệnh bạch tạng sẽ tăng lên0,2% - 0,6%.Tia tử ngoại nhiều còn làm hại đến các vật phù du sống trong nước ở độ sâu 20 m, nhưtôm cá con và các loài ốc, từ đó mà làm mất cân bằng sinh thái của biển.Năm 1985 đội khảo sát Nam Cực của Anh đã phát hiện ở Nam Cực có một “lỗ thủng tầngôzôn” rất lớn. Ở lỗ thủng này, hàm lượng khí ôzôn thấp hơn rất nhiều so với mức bìnhthường. Năm 1987, các nhà khoa học Đức phát hiện trên bầu trời Bắc Cực cũng có một lỗthủng tầng ôzôn tương tự. Về sau người ta được biết nhiều nơi trên thế giới có hiện tượngtầng ôzôn bị phá hoại. Vậy cuối cùng ai đã phá hoại tầng ôzôn? Tuyệt đại đa số các nhà khoahọc đều cho rằng “hung thủ” chí ...

Tài liệu được xem nhiều: