Muốn chiến thắng, phải tư duy như một người chiến thắng!
Các bạn thân mến, Có điều này cứ khiến tôi trăn trở từ khoảng 10 năm nay. Giờ có lẽ chính là lúc để tôi chia sẻ với các bạn. Thường thì khi chỉ ra một điểm yếu kém hay một vấn đề nào đó của quốc gia, sẽ có người phản biện rằng, “Chúng ta còn tốt hơn nhiều nước châu Phi,” hay “Nhiều nước đang phát triển còn tệ hơn chúng ta,” hay “Chúng ta là một nước nghèo.” Đó là cái mà tôi gọi là “Tâm lý...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Muốn chiến thắng, phải tư duy như một người chiến thắng!
Muốn chiến thắng, phải tư duy như một người chiến
thắng!
Các bạn thân mến,
Có điều này cứ khiến tôi trăn trở từ khoảng 10 năm nay. Giờ có lẽ chính là lúc để tôi chia
sẻ với các bạn.
Thường thì khi chỉ ra một điểm yếu kém hay một vấn đề nào đó của quốc gia, sẽ có người
phản biện rằng, “Chúng ta còn tốt hơn nhiều nước châu Phi,” hay “Nhiều nước đang phát
triển còn tệ hơn chúng ta,” hay “Chúng ta là một nước nghèo.”
Đó là cái mà tôi gọi là “Tâm lý của kẻ thua cuộc.”
Thử tưởng tượng khi giáo viên nói với học sinh, “Em có thể học tốt hơn thế này, hãy cố
gắng hơn nữa,” và cậu học sinh trả lời, “Thưa thầy, gia đình em nghèo, nhiều bạn học
sinh nghèo khác còn học kém hơn em.”
Tại sao lại so sánh mình với những kẻ thua cuộc? Tại sao không đem mình ra so sánh với
những người xuất sắc nhất? Thay vì so sánh chúng ta với những nước đang phát triển,
hay những nước nghèo, tại sao không nói, “Chúng ta muốn sẽ đánh bại Pháp và Mỹ trong
lĩnh vực công nghệ và kinh doanh.”
“Anh điên à? Đó là hai trong số các cường quốc lớn nhất trên thế giới. Thật là hão huyền
và viển vông!”
“Người anh em, nếu tôi nhớ không nhầm, chúng ta đã đánh bại hai nước này trên mặt trận
quân sự. Vậy thì kinh doanh hay công nghệ có là gì?”
Thử tưởng tượng 70 năm trước, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói với cả nước, “Thưa Đồng bào,
Pháp là một trong những cường quốc mạnh nhất thế giới. Chúng ta không thể đọ được
với súng ống và đại bác của họ. Các vị thật quá điên rồ khi nghĩ đến chuyện chiến đấu
với họ, chưa nói đến việc đánh bại họ.” Nếu Người đã nói như vậy, giờ chúng ta sẽ ra
sao?
Thật không may, sau chiến thắng trên mặt trận quân sự, những thế hệ tiếp theo sống đớn
hèn, không nghị lực, không ý chí, không khát khao chiến thắng, không hoài bão vượt trội.
Mấy năm trước, khi tôi bay về Việt Nam, vài người bạn của tôi ở Bộ Ngoại giao đón tôi ở
sân bay. Tôi đã rất bức xúc trước thực trạng cán bộ Hải quan đòi tiền Việt kiều ở sân bay,
nên tôi nói với bạn mình: “Cậu biết không, mấy thằng trong kia chỉ chăm chăm đòi tiền
dân chúng.” Một người bạn của tôi nói rằng, “Ồ, các anh có hàng đống tiền cơ mà. Anh
nên chia bớt cho những người anh em nghèo khó mới phải.”
Nghe đến đó, tôi rất thất vọng, nên im lặng không trả lời. Đó là tâm lý của kẻ thua cuộc,
tâm lý chấp nhận chất lượng hạng ba, và lý luận bảo vệ sự cam chịu đó. Người bạn này
của tôi về sau trở thành đại sứ ở nhiều nước, anh ta không hề thấp kém. Vậy bạn có thể
hình dung bao nhiêu người ở nước ta có tâm lý của kẻ thua cuộc như thế.
Nếu có nhiều đến thế những người mang tâm lý của kẻ thua cuộc, Việt Nam sẽ đi về đâu?
Chúng ta, thế hệ này, nên cảm thấy hổ thẹn với cha ông. Cha ông ta đã không nói: “Pháp
và Mỹ quá mạnh, chúng ta không thể chiến thắng.” Cha ông ta chỉ có một điều duy nhất
trong suy nghĩ – chiến thắng hay là chết. Đó chính là hoài bão vượt trội, khát vọng chiến
thắng, khao khát không chấp nhận đứng thứ hai (bởi vị trí thứ hai đối với họ chính là cái
chết).
Nếu muốn chiến thắng, cần phải tư duy như một người thắng cuộc. Và đó là, “Chúng ta
muốn thắng những người mạnh nhất. Chúng ta muốn là vô địch. Và chúng ta sẽ tạo ra
con đường của mình từ đây đến chiến thắng cuối cùng.” Tâm lý của người thắng cuộc đó
sẽ tự động buộc tâm trí ta vào trạng thái không chấp nhận làm kẻ tầm thường, không chấp
nhận biểu hiện kém cỏi, không chấp nhận bất cứ cái gì thấp hơn nỗ lực cao nhất, phấn
đấu lớn nhất, làm việc chăm chỉ nhất, và tư duy tích cực nhất.
Ai đó có thể nói, “Nhưng chiến đấu vì sinh tồn khác với cạnh tranh để làm giàu. Nền văn
hóa của chúng ta chưa bao giờ coi trọng sự giàu sang. Trong nền văn hóa truyền thống,
một thầy giáo nghèo là người được coi trọng nhất.”
Câu trả lời của tôi sẽ là:
1. Khi chúng ta chiến đấu chống lại Pháp và Mỹ, đó không chỉ là chiến đấu để tồn tại.
Chúng ta vẫn có thể sống dưới ách đô hộ của Pháp và Mỹ. Nhưng đó là một cuộc sống
không có danh dự. Chúng ta chiến đấu vì danh dự, không phải vì sinh tồn.
2. Ngày nay, chiến đấu để làm giàu và chống đói nghèo cũng là chiến đấu vì danh dự, bởi
bất cứ ai trên thế giới cũng đều khinh thường công dân của một nước nghèo.
3. Nền văn hóa truyền thống tôn vinh cái nghèo là hoàn toàn sai lầm. Là thuốc phiện. Đối
với một cá thể, có thể sự giàu sang là vấn đề ý thích cá nhân, và không ảnh hưởng nhiều
đến người khác. Nhưng đối với một quốc gia, đói nghèo là cái tội, sự giàu sang là sức
mạnh và độc lập. Nếu Việt Nam giàu và mạnh từ một ngàn năm trước, thì Trung Quốc,
Pháp, Mông Cổ, Nhật, và Mỹ đã chẳng dám tấn công chúng ta.
Nếu thế, ta đã chẳng mất một ngàn năm chiến tranh. Đối với một quốc gia, nghèo nghĩa
là yếu, là mở cửa cho những kẻ khác tấn công, là để bị đô hộ và giày xéo bởi các quốc gia
khác, là bị khinh thường bởi người dân của các nước giàu có hơn. Hãy đi ra thế giới và
bạn sẽ hiểu.
Đói nghèo là căn bệnh của một quốc gia. Đói nghèo cần phải bị xóa bỏ.
Bất kể triết lý cá nhân của mỗi chúng ta về sự giàu sang ra sao, đối với đấ ...