Cái chí khí ấy chúng ta phải tự rèn lấy.
Có người sẽ hỏi: “Nói đến những bậc “chúa tể trên đời” có ích gì, hay chỉ làm cho chúng tôi thêm thất vọng? Họ thuộc về hạng người đặc biệt, người phàm như chúng tôi làm gì noi gương họ nổi?”. Sao lại không? Họ là bậc “vĩ nhân”, họ không phải là “dị nhân”. Họ cũng xác phàm như chúng ta, họ cũng có những dục vọng để đè nén, cũng có thói ươn hèn để chống trả, cũng gặp những cảnh khó khăn làm nản lòng, họ cũng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Muốn nên người - Cái chí khí ấy chúng ta phải tự rèn lấy
Cái chí khí ấy chúng ta phải tự rèn lấy.
Có người sẽ hỏi: “Nói đến những bậc “chúa tể trên đời” có ích gì, hay chỉ làm cho
chúng tôi thêm thất vọng? Họ thuộc về hạng người đặc biệt, người phàm như
chúng tôi làm gì noi gương họ nổi?”.
Sao lại không? Họ là bậc “vĩ nhân”, họ không phải là “dị nhân”. Họ cũng xác
phàm như chúng ta, họ cũng có những dục vọng để đè nén, cũng có thói ươn hèn
để chống trả, cũng gặp những cảnh khó khăn làm nản lòng, họ cũng yếu đuối,
cũng lầm lỡ, cũng thất bại như chúng ta song sở dĩ họ hơn người là họ biết tự rèn
lấy một chí khí đanh thép. Không phải lọt lòng mẹ là họ được cái chí để hơn người,
chí khí ấy họ phải tự rèn luyện lấy. Điều đáng bắt chước và chúng ta ai cũng có thể
làm theo là cách luyện chí của họ.
Thống soái Foch, một vị tướng của nước Pháp nói: “Phước thay cho những kẻ
sinh ra đời với một lòng tín ngưỡng, nhưng hiếm lắm. Không ai lọt lòng mẹ mà
thông thái cũng như không ai sinh ra là thành lực sĩ. Mỗi người trong chúng ta
phải tự rèn luyện lòng tín ngưỡng, mớ học thức, những bắp thịt. Cái kết quả ở đây
không phát lột một cách chớp nhoáng hoặc do sự nẩy nở trong nháy mắt của
những năng lực của chúng ta. Chúng ta chỉ thâu đoạt lấy kết quả bằng một sự cố
gắng không ngừng”.
Với các bạn trẻ sắp bước chân ra trường đời chúng tôi xin nhắn: hãy rèn đúc một
chí khí đanh thép; có chí, các bạn sẽ có tất cả.
Ý chí: một đức tính trụ cột thường bị bỏ quên.
Một đức tính quan trọng như ý chí lạ thay không được người ta chú ý cho lắm. “Ở
nhà trường người ta nhét vào óc đứa trẻ một mớ hiểu biết làm cho đứa trẻ có thể
trở nên nhà thông thái, song người ta lại không nghĩ đến việc giúp cho nó những
khí giới để ra tranh sống, bởi sự rèn luyện về tinh thần của nó. Người ta không
dạy cho nó làm người”. Bác sĩ G. Durville đã lên tiếng phàn nàn như thế.
Trong gia đình cũng không khác, cha mẹ chỉ khen những đứa con nào thông minh,
học giỏi: “Cháu sáng dạ lắm, năm nay cháu đi thi tú tài phần nhì”. Không mấy ai
để ý xét phần tính khí: Ý chí, óc hoạt động, óc sáng kiến, v.v… là những khí giới
rất đắc dụng khi ra tranh sống với đời. Đã thế, nếu đứa trẻ có được một tinh thần
sung mãn, thường có những cử chỉ hơi bạo dạn là bị liệt ngay vào hạng những đứa
con hư; trái lại, những đứa trẻ tinh thần suy nhược đặt đâu ngồi đó lại được khen
là dễ dạy.
Về sách vở cũng không thấy một quyển nào bàn về cách luyện chí trong khi đó
hằng tá sách bàn về truyện Kiều. Sách về giáo dục, về luân lý xưa nay không phải
thiếu, song những sách ấy thường chỉ thuyết lý suông: “Phải ăn ở như thế này,
phải có đức tính này, đây là con đường mới của thanh niên, v.v…” Nghe qua
những lời dạy bảo trên các bạn trẻ đều nhận là đúng, song họ sẽ hỏi: “Vâng, chúng
tôi chịu rằng: Phải tập thể dục mới được khoẻ, phải tránh những thú vui xác thịt,
phải chăm làm việc, phải biết chịu khó, nhưng làm thế nào để thực hành những lời
khuyên ấy, một khi chúng tôi thiếu chí khí làm gốc? Biết làm như thế là đúng,
song vì kém nghị lực, chúng tôi không làm theo nổi. Biết làm như thế là có hại,
song vì yếu đuối chúng tôi vẫn đâm đầu vào”. Lời than của họ rất có lý. Với
những kẻ sắp chết đói, nếu chúng ta chỉ giúp họ lời khuyên phỏng có ích lợi gì?
Phải ăn cơm để sống, họ vẫn biết nhưng làm thế nào để có cơm ăn điều ấy họ cần
biết hơn.
Một năng lực cũng như một bắp thịt, có vận động, có luyện tập là có nở nang.
Không vận động, thiếu luyện tập thì dần dần suy kém đi. Năng lực của ý chí bị bỏ
xó qua bên không được giũa mài lẽ cố nhiên lâu ngày phải rỉ sét để mục dần.
Thiếu đức tính trụ cột này con người thành ra bất lực. Chúng ta đã thấy một hạng
trí thức, cái gì cũng hiểu, cũng biết mà bất lực. Chỉ biết suy tính, giải quyết mọi
vấn đề trên mặt giấy, làm bao nhiêu việc chỉ ở trên chót lưỡi. Một chính khách đã
lên án họ bằng một câu chua chát: “Chúng ta cần những chiến sĩ. Phải đào luyện
ở đám thanh niên ý chí hơn là óc thông minh”. Nói đến chí khí là nói đến ý chí,
hai chữ này gần trùng nghĩa. Nói: một người có chí khí tức là nói người ấy có ý
chí đanh thép. Vậy nói đến việc rèn đúc tính khí tức là nói đến cách rèn luyện ý
chí.
Có thể sửa đổi tính khí của chúng ta chăng?
Trước khi bàn đến cách luyện chí, hãy thử xét tính khí của chúng ta có thể sửa đổi
được chăng? Điều này rất quan trọng vì nếu quả thật như nhiều người đã nói, tính
khí của chúng ta là “bất di bất dịch” không sao sửa đổi được thì chúng ta có còn
can đảm nào lo rèn luyện.
Xét về vấn đề này, nếu chỉ đem so sánh ý kiến với những nhà giáo dục xưa nay
chúng ta không còn biết tin theo đàng nào. Một phái rất tin ở hiệu lực của giáo dục
rèn đúc tính khí con người. Một nhà giáo dục phương Đông nói: “Trong thiên hạ
không có ai là không dạy được, cũng không có người nào mà không nên dạy”.
Cùng một ý kiến ấy, nhà giáo dục phương Tây nói: “Mọi người sinh ra đời đều
bằng nhau, với những năng khiếu đồng nhau, chỉ có giáo dục làm cho có sự hơn
kém”.
Một phái khác, trong có những triết gi ...