Danh mục

Muốn nên người - LẬP SỨC KHỎE: TẠO MỘT SỨC KHỎE ĐỂ LÀM VỐN

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 239.89 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

LẬP SỨC KHỎE: TẠO MỘT SỨC KHỎE ĐỂ LÀM VỐN Người ta dạy chúng ta sống khi đời sống đã đi qua. Montaigne Sức khỏe của chúng ta ở trong tay chúng ta. Cái gia tài mà mỗi người trong chúng ta đều chắc chắn có thọ lãnh của cha mẹ là: Di truyền. Khi lọt lòng chúng ta đã mang sẵn thiên tính về thể chất hoặc tinh thần, nghĩa là chúng ta được cấp một số vốn. Số vốn này nhiều hay ít không tùy ở chúng ta. Người may mắn được hưởng một di truyền tinh khiết trọn đời...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Muốn nên người - LẬP SỨC KHỎE: TẠO MỘT SỨC KHỎE ĐỂ LÀM VỐN LẬP SỨC KHỎE: TẠO MỘT SỨC KHỎE ĐỂ LÀM VỐN Người ta dạy chúng ta sống khi đời sống đã đi qua. Montaigne Sức khỏe của chúng ta ở trong tay chúng ta. Cái gia tài mà mỗi người trong chúng ta đều chắc chắn có thọ lãnh của cha mẹ là: Di truyền. Khi lọt lòng chúng ta đã mang sẵn thiên tính về thể chất hoặc tinh thần, nghĩa là chúng ta được cấp một số vốn. Số vốn này nhiều hay ít không tùy ở chúng ta. Người may mắn được hưởng một di truyền tinh khiết trọn đời không mấy khi đau ốm. Người xấu số mang lấy thân bệnh tật ngay trong bào thai. Số mạng? Tình cờ? Nghiệp chướng? Không biết! Điều nên biết hơn là do sự khôn khéo hay vụng về, chúng ta có thể làm gia tăng số vốn đầu tiên ấy hoặc đi đến phá sản. “Sức khỏe của chúng ta ở trong tay chúng ta” đúng như lời ông Gandhi nói. Đây là một người thọ lãnh của công cha di truyền bất hảo, khó nuôi từ thuở bé, lớn lên làm mồi cho nhiều bệnh tật, song với chí khí đáng kính, họ chịu khó luyện tập sống theo một lối sống hợp vệ sinh: tập thể dục, làm việc có điều độ, dưỡng sức, ăn uống có tiết độ; sau một thời gian, tuy bước những bước chậm nhưng chắc chắn, lần hồi họ cũng lần mò đến sức khỏe. Lại có người hừa hưởng của cha mẹ một sinh lực dồi dào, một thân hình cường tráng, song họ lại phung phí di sản quý báu ấy trong những cuộc truy hoan rồ dại để vài năm sau sức khỏe tiêu ma, sinh lực kiệt quệ, đến khi họ sực tỉnh lại thì đã muộn. Phải chăng sức khỏe là một của báu mà người ta chỉ nhận thấy giá trị một khi đã mất nó đi. Thật thế, mỗi người khỏe mạnh không bệnh tật đều mang trong người họ một số vốn to tát mà chính họ không dè. “Muốn thành công ở đời này, điều kiện trước tiên là biết làm một con vật tốt”. Nhà triết học H. Spencer đã nói. Cùng một ý ấy, ông J. Payot nói: “Mọi sự ở đời là những con số dê rô, nếu không có sức khỏe đứng đầu thì chẳng có giá trị gì cả”. Người đau yếu là sâu mọt trong xã hội, đã không tự giúp ích mình được còn mong gì họ giúp ích được ai. Đã có một số vốn to tát ta phải biết quản trị một cách khôn khéo. Hãy xem cách nhà buôn quản trị tài sản của họ ra sao: luôn luôn họ nghĩ đến cách sinh phương làm lợi, tiền xuất ra bao giờ cũng được thu vén cho kém hơn số thu vào. Thường lệ, khi cuối năm, họ tính sổ kỹ càng để xem biết lời lỗ mà trù liệu chương trình doanh thương trong năm tới. Tại sao tiền bạc người ta chu đáo đến thế? Còn về sức khỏe thì ít ai ngó ngàng đến, lời lỗ không hay, suy thịnh không biết, cứ nhắm mắt đánh liều đến khi sức khỏe tiêu tan bị vật ngã trên giường bệnh. Một nhà buôn bị khánh kiệt thì người ta chê bất tài. Nhưng một người mà sức khỏe bị phá sản thì không bị ai chê. Người ấy luôn luôn đổ lỗi cho “số mạng”, cho hoàn cảnh gia đình hay xã hội, song họ quên nghĩ đến những lỗi lầm của họ. Tại sao người ta rất chú trọng đến việc đào luyện trí não, tranh đua nhau sức học, tài cao mà bỏ quên thân thể. Nhưng thử hỏi một ông bác sĩ hay thạc sĩ sau mấy chục năm đèn sách ở hải ngoại về nước với một lá phổi bị vi trùng lao đục khoét thì sở học ấy có giúp ích gì cho ông ta chăng? Đừng nói đến việc ông ta sẽ giúp ích cho ai. Nếu có người ngu dốt về chữa nghĩa thì cũng có những người ngu dốt về sức khỏe, đó là những người bệnh, những người yếu đuối. Một hôm, gặp một nhà doanh nghiệp đã từng lặn lội làm ăn bên Lào, tôi hỏi thăm ông ta về phong thổ xứ ấy và xin cho biết có quả thật như tiếng đồn, người mình sang bên ấy thường bị da vàng bụng trướng chăng? Ông ấy phì cười đáp: “Ma thiêng, nước độc thì có, nhưng làm trai thì phải biết phòng thân chứ. Người để cho ma bệnh vật ngã thì sao gọi là tài”. Ông ta kể luôn chuyện ông Nguyễn Văn Vĩnh mà ông ta được biết lúc ở Lào và ông ta kết luận: “Ông Vĩnh là nhà văn có tài và cũng là người có chí mạo hiểm, nhưng theo tôi, ông phải gửi xác bên Lào thì ông chưa phải là người tài”. Lời bình phẩm này hơi gắt gao, nhưng không phải là không đúng. Người ta không chết, người ta tự sát. Y học vẫn tiến bộ, song bệnh vẫn nhiều. Đó là một hiện trạng dị thường oái oăm. Trước sự tiến bộ không ngừng của y học, người ta tưởng chừng con người ở thế kỷ 20 này phải khỏe mạnh hơn con người thời xưa, nhưng sự thật khác hẳn. Cứ đi rảo qua phòng bệnh một y sĩ, cứ xem những quảng cáo thuốc trên mặt báo, cứ quan sát những người chung quanh, chúng ta sẽ thấy tình trạng dị thường này. Y học bất lực? Không, y học vẫn tiến. Y học mang lại cho người ta những khí giới mới để đánh trả lại với bệnh tật, để chống lại với tử thần. Nhưng các con bệnh vẫn nhiều. Bệnh tật không buông tha một hạng người nào. Nói rằng nghèo thường đau yếu vì thiếu ăn thiếu mặc, nhưng các nhà giàu lại thường là thân chủ trung thành nhất của các thầy thuốc; nói rằng hạng dốt nát thiếu sức khỏe vì không hiểu biết vệ sinh, song những người có ăn học vẫn không thoát khỏi con ma bệnh, có những ông bác sĩ da mặt xanh mét, có những ông kỹ sư mặt luôn luôn nhăn nhó vì ăn không tiêu hóa. Vậy bảo rằng vấn đề sức khỏe là vấn đề tiền bạ ...

Tài liệu được xem nhiều: