Danh mục

Muốn nên người - LẬP TRÍ: MỘT SỞ HỌC PHỔ THÔNG CẦN PHẢI CÓ

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 287.89 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 10,000 VND Tải xuống file đầy đủ (18 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

LẬP TRÍ: MỘT SỞ HỌC PHỔ THÔNG CẦN PHẢI CÓ Lớp học con đã mãn, sự học con mới bắt đầu. (Lời vị thủ tướng D’AGUESSEAU khuyên con khi ra trường) Sự học chuyên nghiệp là phần học quan trọng nhất và chúng ta cần phải học trước nhất bởi lẽ nó giúp cho chúng ta mưu sống, mà chúng ta bao giờ cũng phải lo sống trước đã… Song ngoài phần học cần thiết ấy ra còn một phần học khác mà ai cũng nhận thấy ích lợi của nó: đó là phần học phổ thông tri thức. Chúng ta không...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Muốn nên người - LẬP TRÍ: MỘT SỞ HỌC PHỔ THÔNG CẦN PHẢI CÓ LẬP TRÍ: MỘT SỞ HỌC PHỔ THÔNG CẦN PHẢI CÓ Lớp học con đã mãn, sự học con mới bắt đầu. (Lời vị thủ tướng D’AGUESSEAU khuyên con khi ra trường) Sự học chuyên nghiệp là phần học quan trọng nhất và chúng ta cần phải học trước nhất bởi lẽ nó giúp cho chúng ta mưu sống, mà chúng ta bao giờ cũng phải lo sống trước đã… Song ngoài phần học cần thiết ấy ra còn một phần học khác mà ai cũng nhận thấy ích lợi của nó: đó là phần học phổ thông tri thức. Chúng ta không thể mà cũng không cần có sở học uyên bác của nhà thông thái, song mỗi người đều cần phải có một số vốn tri thức vừa đủ để khỏi mang tiếng là dốt nát. Con người sở dĩ được hơn vạn vật là nhờ có một khối óc biết suy nghĩ. Nên sự khai thác khối óc ấy, dầu ở thời đại nào cũng được người ta chú trọng, và sự học thức bao giờ cũng được người ta xem như một thế lực, nhất là ở thời đại văn minh này mà khoa học đóng một vai tuồng quan trọng. Công dụng học vấn trong việc lập thân. Sự lợi ích của việc học vấn tưởng không có ai là không rõ. Ở đây chúng tôi chỉ ghi lại vài điều đại khái. 1) Học vấn giúp sự phát triển của chức nghiệp. Muốn trở nên một bậc “sư” trong nghề chúng ta cần phải có một sở học chuyên nghiệp. Điều đó đã hẳn, song nếu ngoài sở học chuyên nghiệp chúng ta lại được một sở học phổ thông trợ giúp thì nghề nghiệp chúng ta càng dễ phát triển. Tài năng của một luật sư, một bác sĩ, một nhà văn cần phải có một học lực chắc chắn nâng đỡ đã đành, song một người thợ máy, một người thợ mộc cũng cần có số vốn tri thức kha khá. Hai người thợ mộc cùng ra mở xưởng đóng bàn tủ, người có học thức bao giờ làm ăn cũng dễ phát đạt hơn người thiếu học. Trên đường doanh nghiệp người có học mạnh dạn tiến bước không sợ ai gạt gẫm, nhờ biết rõ quyền lợi của họ. Sự học vấn lại vạch cho họ thấy những đường đất mới, giúp họ nhiều sáng kiến để khuếch trương nghề nghiệp, những điều lợi mà những người thiếu học không thể hưởng. Sức sáng tạo của mỗi người thường do theo sự mở mang phần tri thức của họ, càng học rộng hiểu sâu, tài năng của họ càng dễ nẩy nở. 2) Học vấn giúp ta sống một cách đầy đủ. Trong phim ảnh Thời Đại Mới, anh hề Charlot đã cho thấy cảnh tượng một người thợ cùn trí bởi cách tổ chức việc làm như cái máy: suốt ngày công việc của anh ở xưởng là vặn bù lon và chỉ vặn bù lon. Đến khi ra đường, thấy những bộ nút tròn ở túi quần người ta, anh cũng cho là bù lon, con ốc nên đã xách kềm tới vặn. Tuy chưa đến mức cực đoan như trong phim hài hước, song ở ngoài đời không thiếu những khối óc thiên lệch vì chức nghiệp. Có những viên bút toán chỉ thấy trước mặt những con số. Có những nhà võ sĩ ở đâu cũng thấy những quả đấm, những đá. Có những nhà buôn chỉ sống chung quanh kết bạc. Ra ngoài phạm vi của nghề nghiệp họ là những người đại gàn, chẳng có một chút kiến thức về xã hội, về văn chương hoặc về mỹ thuật. Đành rằng một tay thợ khéo, một nhà buôn giỏi vẫn có thể lập nên những sản nghiệp to mặc dầu họ không hiểu chi về vấn đề nói trên. Song đã là người, sống mà không hưởng được những nguồn mỹ cảm, nghe một khúc nhạc êm, ngâm một bài thơ hay, nhìn một bức tranh đẹp mà tâm hồn họ không rung chuyển thì họ có thể tự cho rằng họ đã “sống” một cách đầy đủ chăng? Có mắt có tai mà không hưởng được những kho tàng vô giá: tư tưởng, học thuật, mỹ thuật của bậc tiền bối lưu lại thì họ có khác nào người mù, người điếc, sống một cách thiếu sót. 3) Học vấn giúp ta biết suy nghĩ. Một nhà giáo dục nói: “Những đầu óc thật đầy đặc là những dầu óc khó làm xoay trở nhất”. Phải là người có học chúng ta mới nhận thấy mối tương quan của sự vật và không “nhắm mắt” tin theo những “chân lý” đúc sẵn bởi một nhà văn hoặc ông “thánh” nào. Giữa những luồng tư tưởng phản trái nhau ta có thể điềm tỉnh mà nhận xét đâu là giả, thiệt, không để cho “tên tuổi” của nhà văn hoặc cái khéo léo của lời văn quyến rũ. Học vấn cũng giúp ta phân biệt điều thiện ác. Tội lỗi thường là con đẻ của sự dốt nát. Ở trước đã nói: sự lợi ích của học vấn hiện giờ hẳn ai cũng đã nhận thấy. Bằng chứng: có con, ai cũng muốn cho nó được đến trường học. Có khi người ta quá tin tưởng ở giá trị của học vấn, của cấp bằng. Họ cho rằng nó là chìa khóa mở hết các cửa nẻo, nó sẽ dẫn dắt đến mọ nơi. Bác sĩ V. Pauchet nói: “Bằng cấp dẫn ta đến mọi nơi”. Thậm phải, nếu những viên luật sư đều có nó trong ví da thì những thân chủ của tòa đại hình cũng có nó trong túi họ. Nếu người thầy thuốc treo nó ở nhà thì họ cũng gặp nó mỗi ngày trên giường của một bệnh nhân đáng thương hại đã bị đời đánh bại mà phải trôi nổi đến đó…”. Bởi tin tưởng một cách mù quáng ở quyền lực của học vấn nên họ thường phải thất vọng. Sự thật học vấn chỉ là một món đồ dùng. Sắm một món đồ dùng không chưa đủ, phải biết qua cách dùng nó. Mua một chiếc ô tô 40 mã lực mà không khéo tay lái có khi nó đưa mình xuống hố cách mau lẹ. Học vấn có ích là khi nó được phần giáo dục kèm theo. “Khoa học thiếu tâm đức chỉ là sự tàn rụi của tâm hồ ...

Tài liệu được xem nhiều: