LẬP VỐN: HỌC LẤY MỘT NGHỀ ĐỂ NUÔI SỐNG
Ruộng bề bề không bằng một nghề trong tay.
Sống trước đã. Nếu có một hang người nhắm mắt chạy theo “con bò vàng”, một hạng người chỉ biết xem tiền là chúa tể vạn vật thì cũng có một hạng người khác sống giữa thời kim tiền này mà họ rất khinh miệt đồng tiền hoặc chẳng lo nghĩ gì đến cách kiếm tiền. Không phải là những người gần đất xa trời, đã tận hưởng những cảnh giàu sang, đã chán mùi phú quý để có thái độ bi quan như...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Muốn nên người - LẬP VỐN: HỌC LẤY MỘT NGHỀ ĐỂ NUÔI SỐNG
LẬP VỐN:
HỌC LẤY MỘT NGHỀ ĐỂ NUÔI SỐNG
Ruộng bề bề không bằng một nghề trong tay.
Sống trước đã. Nếu có một hang người nhắm mắt chạy theo “con bò vàng”, một
hạng người chỉ biết xem tiền là chúa tể vạn vật thì cũng có một hạng người khác
sống giữa thời kim tiền này mà họ rất khinh miệt đồng tiền hoặc chẳng lo nghĩ gì
đến cách kiếm tiền.
Không phải là những người gần đất xa trời, đã tận hưởng những cảnh giàu sang,
đã chán mùi phú quý để có thái độ bi quan như thế. Họ là những người bạn trẻ,
chân ướt chân ráo mới nhảy vô cuộc đời. Chưa sống họ đã chán chê sự sống.
Trong lúc tay không rỗng túi, còn ăn bám vào gia đình, họ đã tập tễnh lên án buộc
cho tiền bạc trăm điều tội lỗi, rập theo những nhân vật trong tiểu thuyết hoặc trên
sân khấu. Tuổi trẻ thường dễ đam mê, xem những tiểu thuyết trong đó tác giả khéo
thi vị hóa cuộc đời, vẽ toàn những “người hùng”, những “thánh nhân”, sống trong
những cảnh chỉ có thể có trong óc tưởng tượng là họ đam mê ngay. Họ muốn sống
một cuộc đời siêu thoát, không bận tâm đến những vấn đề cơm áo mà họ cho rằng
là sà dưới mặt đất.
Cho nên không bao giờ họ lo nghĩ đến cách làm ra tiền dầu là làm ra tiền để nuôi
sống chính họ. Chúng ta thấy nhiều bạn trẻ đến tuổi lập thân đáng lẽ phải lo tìm
một kế sinh nhai hoặc học một nghề để nuôi sống, trái lại chỉ lo những chuyện
không đâu chẳng đem đến cho họ một sự lợi ích thiết thực nào cả.
Người thì lo học nhảy “Claquette”, người lo học đờn ghi ta, người khác lo gọt đẽo
mấy vần thơ để than mây, khóc gió, quyết học làm thi nhân. Chúng ta khôn g bảo
những thú chơi, những công việc ấy là hoàn toàn vô bổ. Song đối với cái tuổi của
họ, ở vào địa vị của họ thì những việc học ấy, những trò chơi ấy phải để vào hạng
phụ thuộc. Cần thiết hơn là cái học “kiếm cơm”.
“Sống trước đã… triết lý sau” lẽ phải dạy chúng ta như thế. Nghèo không xấu,
song chưa nuôi nổi thân mình là một điều sỉ nhục. Chưa nuôi thân mình được thì
mong gì giúp ích cho ai. Bao nhiêu người ôm ấp những hoài bão cao siêu, những
tư tưởng rất nhân đạo. Nếu đem ra thực hành sẽ giúp ích cho đời, cho nước, song
thiếu tiền bạc, thiếu điều kiện tối cần ấy thì những tư tưởng kia chỉ có giá trị trên
mặt giấy vì có bao giờ đem ra thực hành được.
Làm ra tiền là một điều rất chính đáng. Tiền là phần thưởng của sự cần lao, là
phần thưởng của sức cố gắng. Nó là một phương thuốc làm phấn khởi sức hoạt
động của con người.
Biết làm ra tiền mới sống một cuộc đời độc lập. Nếu không phải ở cung trăng rơi
xuống thì chúng ta phải nhận rằng: hiện giờ không ai thoát khỏi kềm kẹp của tiền
bạc. Kẻ nào không biết lo chạy cho đủ ăn, đủ mặc thì sớm hay muộn cũng phải sè
tay xin những người mà họ đã cho là quá bận bịu với tiền bạc.
Làm ra tiền là tạo lấy cho mình, cho những người thân yêu mình một đời sống tốt
đẹp hơn, mặc dầu tiền bạc không có nghĩa là hạnh phúc. Có ai ở giữa cảnh chạy
ăn từng bữa toát mồ hôi, hoặc gặp hồi túng bấn, nợ kêu đòi trước cửa mà còn giữ
được sự thư thái trong tâm hồn?
Lo làm việc, lo kiếm tiền chẳng những là lo cho bản thân mình, vì sự lợi ích riêng
mình song đồng thời ta cũng giúp ích cho đoàn thể, cho nước nhà. Một nhà kỹ
nghệ dựng lên một xí nghiệp, một nhà thương mãi kinh doanh một cuộc doanh
thương, một nhà nông khai khẩn một đồn điền, thoạt tiên họ chỉ lo làm lợi cho túi
tiền riêng của họ. Song song khi làm lợi cho họ thì họ cũng đã làm giàu cho ngân
sách quốc gia. Vì tài sản của một quốc gia là tài sản của những tư nhân góp thành.
Cái “án” tiền bạc. Nhưng tại sao có một hạng người không ưa tiền bạc, cho nó là
mụt ghẻ của xã hội, là đầu dây mối nhợ của trăm điều tội lỗi. Tại sao xưa giờ có
nhiều triết gia đã lên án tiền bạc? Phải chăng do người ta lầm lẫn trong sự định giá
của nó?
Tiền bạc là một thế lực, nó không phải là “chúa tể vạn vật”. Nhiều người quá
tin tưởng ở thế lực tiền bạc. Họ cho rằng “có tiền mua tiên cũng được” hoặc “đã là
nhà triệu phú chúng ta sẽ có tất cả”, nên họ nhắm mắt chạy theo đồng tiền, gác bỏ
hết mọi tình cảm, đạp lên mọi bức rào luân lý, bán rẻ danh dự để hốt cho nhiều
tiền.
Nhưng một khi đã ngồi trên đống bạc, họ sẽ thất vọng mà rằng: có tiền chưa hẳn là
có tất cả như họ nghĩ, bởi có nhiều điều mà tiền bạc không thể mua được, thí dụ
như tài năng, sức khỏe hoặc hạnh phúc.
Sức khỏe, có ai dùng tiền mua được nó? Bằng chẳng thì những tay triệu phú có
tiếc gì mà chẳng vãi tiền ra mua để sống trên trăm tuổi hầu tận hưởng cuộc đời
phú quý của họ.
Tiền bạc cũng không mua nổi hạnh phúc. Chúng ta còn nhớ tích vị hoàng tử trong
một truyện ngụ ngôn phải nhọc công đi tìm khắp nước chiếc áo lót của người hữu
phúc, bởi có vị tiên mách bảo với ông rằng ông sẽ nếm được hạnh phúc khi
choàng chiếc áo lót của người ấy. Đến khi gặp được anh chàng hữu phúc, ông ta
thất vọng bởi chàng ta nghèo đến nỗi chẳng có một tấm áo che thân.
Nói về cái óc con buôn của một hạng người, Charles Wagner có viết trong quyển
Đời Đơn Giản:
“Có những người buôn khoái ...