Thông tin tài liệu:
Đang yên đang lành lại muốn tăng lương, chuyện này không dễ chút nào. Tất nhiên là sếp không thích rồi. Nếu không khéo, việc bạn cố nài nỉ sếp cho tăng lương sẽ khiến mối quan hệ công việc có nguy cơ bị phá vỡ.
Vậy phải thương lượng với sếp thế nào đây? Hãy thuyết phục: Đưa ra những lý lẽ chứng minh cho sếp thấy rằng việc công ty tăng lương cho bạn là có lợi. Lương tăng, động lực làm việc của bạn cũng
tăng. Và món tiền sếp "tặng" bạn mỗi tháng chẳng đáng gì so...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Muốn tăng lương - Làm sao đây?
Muốn tăng lương - Làm sao đây?
Đang yên đang lành lại muốn tăng lương, chuyện này không dễ chút nào.
Tất nhiên là sếp không thích rồi. Nếu không khéo, việc bạn cố nài nỉ sếp cho tăng
lương sẽ khiến mối quan hệ công việc có nguy cơ bị phá vỡ.
Vậy phải thương lượng với sếp thế nào đây?
Hãy thuyết phục: Đưa ra những lý lẽ chứng minh cho sếp thấy rằng việc
công ty tăng lương cho bạn là có lợi. Lương tăng, động lực làm việc của bạn cũng
tăng. Và món tiền sếp tặng bạn mỗi tháng chẳng đáng gì so với lợi nhuận bạn
đem lại cho công ty.
Đặt mục tiêu cao nhưng thực tế:
Bạn muốn tăng lương (nhân viên nào cũng muốn điều này) nhưng là tăng
bao nhiêu? Có x ứng với công việc của bạn không? Có quá nhiều so với những gì
bạn phải làm không? Bạn có quyết tâm không? Nếu không thuyết phục được sếp
thì bạn có sẵn sàng đi nơi khác không?
Việc tự đặt ra cho mình những câu hỏi trên vả trả lời chúng thật trung thực
sẽ giúp cho cuộc thương lượng của bạn với sếp có nhiều khả năng thành công hơn.
Bạn sẽ tự đánh giá được khả năng tiền lương của mình, để sếp không cảm thấy
bạn quá ảo tưởng.
Bắt đầu bằng giọng điệu vừa phải:
Bắt đầu cuộc thương lượng, hãy thể hiện cho sếp thấy bạn sẽ cố gắng lắng
nghe và thấu hiểu quan điểm của ông ta. Đồng thời, bạn kỳ vọng sếp của mình
cũng làm thế. Tránh lối nói kiểu đưa ra tối hậu thư, đe dọa sẽ bỏ đi nơi khác
hoặc bất kỳ hành vi mang tính tiêu cực nào khác.
Trình bày rõ ràng mối quan tâm của bạn:
Thù lao của bạn cần phải thỏa mãn các nhu cầu đa dạng khác, chứ không
chỉ riêng mức lương. Hãy đảm bảo bạn đã suy nghĩ về các khoản thù lao như:
khoản chia lợi nhuận, quyền lựa chọn mua cổ phiếu, th ưởng, trách nhiệm lớn hơn
và kế hoạch thăng tiến nhanh hơn, tăng kỳ nghỉ hoặc thời gian làm việc linh động.
Đoán trước mối bận tâm của sếp: Cũng như bạn, sếp cũng có nhu cầu và
mối bận tâm riêng. Để thuyết phục sếp nói ok, bạn phải đánh trúng được tâm lý,
xóa tan những nghi ngại của ông ấy.
Đưa ra một vài lựa chọn: Cùng nhau động não là phương pháp hiệu quả
nhất để tìm kiếm những ý tưởng làm hài lòng mọi người. Bạn có thể đưa ra một
vài ý tưởng về quyền lợi, sau đó cả bạn và sếp cùng suy nghĩ, đánh giá, chọn lựa
chúng.
Chú trọng vào các tiêu chuẩn khách quan: Bạn sẽ dễ dàng thuyết phục
được cấp trên đồng ý nếu ông ta nhận thấy đề nghị của bạn dựa trên các tiêu chuẩn
khách quan, ví dụ như các công ty tương tự trả cho nhân viên có cùng kinh nghiệm
như bạn mức lương cao hơn hay bạn bị trả lương ít hơn các đồng nghiệp có cùng
trách nhiệm công việc.
Hãy nghĩ đến những lựa chọn thay thế của bạn: Trong trường hợp
không thể thuyết phục sếp đồng ý tăng lương, bạn cần có sẵn một kế hoạch thay
thế. Đặt ra một vài giả thuyết trước cuộc thương lượng. Nếu sếp nhất quyết không
đồng ý thì phải làm sao? Đừng có tiu nghỉu như mèo bị cắt tai, lủi ngay về chỗ
làm. Hãy đưa ra một vài ý tưởng khác để sếp tham khảo. Quyền lợi của bạn không
nhất thiết phải là tiền lương.
Chuẩn bị chu đáo để đạt được mục tiêu: Dành thời gian để suy nghĩ kỹ
về cuộc thương lượng. Bạn có đúng không? Có bao nhiêu phần trăm thành công
trong vụ này? Chuẩn bị kỹ để biết chắc là mình không thua.
Rút kinh nghiệm: Cách duy nhất để có thể cải thiện khả năng thương
lượng là học tập từ chính những kinh nghiệm bản thân. Sau khi kết thúc cuộc
thương lượng, hãy tự đúc kết ra những kinh nghiệm quý báu, cho lần… thương
lượng sau.
Theo Thái Hằng
HR Vietnam