Thông tin tài liệu:
Vốn chưa vào DN . Sự chênh lệch lớn giữa huy động và cho vay của các tổ chức tín dụng khiến nhiều ý kiến cho rằng, nguồn vốn vẫn chưa thực sự chảy vào nền kinh tế, vào DN. “Khơi thông nguồn vốn và quản lý dòng tiền hiệu quả” do VCCI tổ chức mới đây, các chuyên gia đều cho rằng dù thanh khoản các ngân hàng đã tốt hơn, lãi suất đã giảm nhưng DN vẫn khó tiếp cận vốn vay là do các ngân hàng rất thạn trọng trong thẩm định hồ sơ vay, nhằm hạn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Muốn vay vốn, phải biết “tiếp thị” bản thân Muốn vay vốn, phải biết “tiếp thị” bản thânVốn chưa vào DN. Sự chênh lệch lớn giữa huy động và cho vay của các tổ chức tín dụng khiếnnhiều ý kiến cho rằng, nguồn vốn vẫn chưa thực sự chảy vào nền kinh tế,vào DN.“Khơi thông nguồn vốn và quản lý dòng tiền hiệu quả” do VCCI tổ chứcmới đây, các chuyên gia đều cho rằng dù thanh khoản các ngân hàng đã tốthơn, lãi suất đã giảm nhưng DN vẫn khó tiếp cận vốn vay là do các ngânhàng rất thạn trọng trong thẩm định hồ sơ vay, nhằm hạn chế rủi ro nợ xấu.Nợ xấu, đặc biệt nhóm nợ có khả năng mất vốn đã tăng nhanh trong các quýgần đây, khiến các ngân hàng phải tăng trích lập dự phòng rủi ro mất vốn, ănmòn vào lợi nhuận trong năm nay.Bên cạnh đối tượng khách hàng DN không đáp ứng được tiêu chuẩn vayvốn, theo ông Trần Ngọc Tâm, Phó tổng giám đốc NamA Bank, còn cónhiều DN dù đủ điều kiện nhưng vẫn không vay vốn. Ông Tâm cho biết,hiện NamA Bank lập hẳn bộ phận tư vấn nhằm giúp khách hàng DN tìm raphương án sử dụng vốn hiệu quả nhất. Tuy nhiên, do những khó khăn vẫncòn hiện hữu, sức cầu thị trường thấp, hàng tồn kho lớn nên DN chưa mạnhdạn tiếp cận nguồn vốn vay mới.“Tiếp thị” năng lực để tìm nguồn vốnChủ trương của Chính phủ là giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ DN. Theo đó,hầu hết các ngân hàng thương mại trong nước đã đưa lãi suất các khoản vaycủa khách hàng DN từ 15%/năm trở xuống. Đây là một trong những độngthái quan trọng nhằm giảm áp lực tài chính cho các DN trong giai đoạn khókhăn hiện nay.Gỡ khó cho các DN trong việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, ông TrầnNgọc Tâm chia sẻ, các DN nên chủ động tiếp thị, mạnh dạn chia sẻ thôngtin, khó khăn cùng với ngân hàng thì việc tiếp cận nguồn vốn mới sẽ dễ dànghơn. “Nếu các DN vẫn còn vướng mắc, sợ mình không đủ điều kiện vay vốnthì có thể tìm đến NamA Bank để được tư vấn miễn phí cách tiếp cận vớinguồn vốn ngân hàng hiệu quả nhất”, ông Tâm nói.Hiện NamA Bank đã hạ lãi suất các khoản cho vay phục vụ sản xuất - kinhdoanh xuống 14 - 15%/năm, hay có hẳn chương trình cho vay phục vụ pháttriển nông nghiệp - nông thôn với lãi suất ưu đãi chỉ 13%/năm, thời hạn lênđến 60 tháng và đang áp dụng khá thành công ở các quận, huyện ngoại thànhTP. HCM như Hóc Môn, Bình Chánh, Củ Chi…Hồi đầu tháng 10/2012, Sacombank, OCB, Agribank, ACB và MB đã ký kếthợp đồng tín dụng với tổng trị giá gần 217 tỷ đồng cho 19 DN vừa và nhỏtrên địa bàn quận Tân Bình (TP. HCM). Rõ ràng, hiện nay, trên thị trườngkhông thiếu các chương trình ưu đãi vay vốn cho các DN thực sự cần nguồnvốn để hoạt động trở lại. Điều quan trọng là chính các DN phải xác địnhđược chiến lược và phương án sử dụng vốn hiệu quả trong tình hình kinh tếhiện nay, đặc biệt, phải giới thiệu được năng lực của mình để hấp dẫn cácngân hàng.