Thông tin tài liệu:
Một cô gái xuống xe đò hỏi đường về xóm Trại. Lão Tộ đang be bờ tát bắt cá ở rãnh mương ven đường há hốc mồm kinh ngạc. Chưa bao giờ thấy có một người con gái đẹp đến thế vào cái xóm ven rừng này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mỹ Nhân Xóm Trại Mỹ Nhân Xóm TrạiMột cô gái xuống xe đò hỏi đường về xóm Trại.Lão Tộ đang be bờ tát bắt cá ở rãnh mương ven đường há hốc mồm kinh ngạc.Chưa bao giờ thấy có một người con gái đẹp đến thế vào cái xóm ven rừng này.Lão hơi gượng gập khoác cái áo bộ đội cũ lên che cái thân hình đen đúa trơ xươngsườn của mình. Cô gái hỏi nhà bà Nhâm. Bà Nhâm chính là hàng xóm của lão. Bànày mới về ở xóm trại được độ hơn hai năm, là cư dân mới nhất xóm.Lão Tộ cố nghiêng nghiêng người để khỏi lộ cái quần đùi rộng thùng thình và đôichân đen đúa của mình.- Cô cứ đi đến chân dốc kia thì rẽ trái, rồi lại rẽ trái thêm một lần nữa là vào cổngnhà bà Nhâm!- Vâng! Em cảm ơn bác ạ!- Ôi chết! - Lão Tộ giật mình. Cô bé này sao lại xưng em với lão. Lão thấy hơingường ngượng. Mặt lão nóng bừng đỏ lên. May mà mặt mũi lão lấm đầy bùn đấtnên cô bé không nhận ra. Một con cá chuối giẫy đành đạch lao qua háng lão làmbùn bắn lên tung toé. Lão Tộ vội cúi xuống bắt cá. Cô gái chào lão rồi xách túi đivề phía xóm Trại. Dáng cô thật mềm mại và yểu điệu. Ngẩng đầu lên nhìn trộmnhững cái dây đeo hằn lên trên tấm lưng thon thả của cô gái lão Tộ lén nuối ực mộtcái.Lão Tộ xách giỏ cá về nhà. Đến cái quán nước đầu xóm thì lão đã rõ lai lịch của côgái. Cô gái đó tên là Hương, cháu nội của bà Nhâm. Cô gái này đi học đại học ởnước ngoài rồi học tiếp mãi lên, bảo vệ xong luận án tiến sĩ bây giờ mới về nướclàm việc. Cô đã lặn lội lên tận nơi xóm núi heo hút này tìm bà nội.Có lẽ đây là lần thứ hai bà Nhâm có khách từ xa đến thăm. Lần trước khi bà mới vềđây ở cũng có một ông từ Hà nội đánh xe ô tô lên. Lúc ấy lối vào xóm trại cònchưa được mở rộng. Xe ô tô phải để ở mãi ngoài con đường liên xã. Ông cán bộxách giày lội ruộng vào nhà bà Nhâm. Đó là ông con nuôi của bà. Ông ta ở nhà bànửa ngày. Đến bữa trưa bà phải nhờ người đem cơm ra cho anh lái xe ngoài đường.Anh này không dám vào nhà bà Nhâm ăn cơm vì sợ bọn trẻ con nghịch cào xướcsơn chiếc xe du lịch bóng lộn. Ông con nuôi lên là để thuyết phục bà Nhâm quayvề thủ đô nhưng bà không chịu. Khi ông ta đi rồi thì mọi chuyện mới vỡ ra.Bà Nhâm vốn là công nhân quét rác ở Hà Nội. Trong chiến tranh bà vác đạn lêntrận địa cho bộ đội cao xạ bắn máy bay Mỹ. Trong một trận máy bay địch đánh phábà bị trúng mảnh bom. Vết thương ấy khiến bà mất chức năng sinh nở nên khônglấy được chồng. Một đêm đi làm vệ sinh đường phố, bà nhặt được một thằng bé sơsinh bị bỏ rơi ở trong đống rác cạnh một miệng cống nước thải. Ôm thằng bé vềnhà bà thấy niềm vui cứ dâng lên râm ran trong người. Có lẽ đây là số trời thươnghại đã bù lại cho bà thiên chức làm mẹ. Tuy vậy bà nuôi thằng bé thật vất vả. Thờibao cấp lại chiến tranh cái gì cũng thiếu. Bà ôm thằng bé đi xin sữa. Nhà bà ở gầnbệnh viện sản khoa nên bà thường bế nó vào lân la xin ** nhờ các bà đẻ. Bà chắtchiu từng lon sữa mậu dịch phân phối để nuôi thằng bé nên người. Những lúc nóốm đau sài đẹn bà lo lắng đến mất ngủ. Bà cố lo cho nó đi học bằng chúng bằngbạn. Cứ tưởng hiểu rõ thân phận mình nó sẽ hiếu thuận với bà hơn. Nhưng ngượclại.Khi làm đến chức vụ cao ở một bộ nọ, đứa trẻ bị bỏ rơi-ông con nuôi của bà Nhâmlại cảm thấy rất xấu hổ vì bà mẹ nuôi của mình là một người quét rác. Bà làm nghềquét rác từ khi còn trẻ. Cho đến lúc ốm yếu nghỉ chế độ bà cũng chỉ có duy nhất cómỗi một nghề quét rác. Ông ta thường rất ngại mỗi khi có khách khứa đến chơi bàhay kể chuyện ngày xưa đi quét rác nhặt được gói tiền đem nộp công an trả lại chongười mất được biểu dương trên loa truyền thanh của phường mấy lần. Bà cũnghay nói chuyện đã nhặt được ông nằm co quắp khóc không thành tiếng trong đốngrác thải bên cái cống thoát nước thải như thế nào. Mấy lần ông con nuôi đã cáu bẳnvới bà ngay cả khi khách khứa còn đang ngồi đầy nhà. Ông luôn khó chịu với bà từxuất thân cho đến tính thật thà tai hại của bà. Có lẽ vì thế mà dần dần cái hố ngăncách ông và bà càng ngày càng một lớn.Một lần do bực với bà ông buột miệng nói: “Xét cho cùng tôi với bà cũng chả cóquan hệ máu mủ gì!”. Bà Nhâm giận quá liền bỏ về xóm Trại là nơi năm xưa đãđưa con về sơ tán khi máy bay B52 của Mỹ rải thảm vào Hà Nội tháng 12 năm1972. Bà được ông trưởng thôn cho ở nhờ gian nhà kho cũ. Bà con xóm Trại giúpcây que, ít gạch làm cho bà một căn nhà nhỏ chỗ gò đất cuối xóm. Ông cán bộđánh xe về năn nỉ bà trở về thành phố nhưng bà không chịu. Cô con gái ông từnước ngoài trở về rất giận bố vì chuyện để bà nội bỏ lên xóm Trại. Cô vội vã bắt xelên tìm bà nội.Lão Tộ xách xâu cá rô, cá trê sang nhà bà Nhâm. Thỉnh thoảng bắt được nhiều cálão vẫn đem sang biếu bà vài con. Ở cái xóm trại này ai cũng bảo lão là một con ráicá. Nhà lão lúc nào cũng có cá đồng để ăn, để bán. Bà Nhâm và cô cháu gái đangbổ những quả trám trắng để phơi. Hai bà cháu vừa làm vừa nói chuyện ríu rít. Nhìnxâu cá của lão Tộ, bà Nhâm thích quá bảo:- Thế là chiều nay bà cháu tôi có bữa cá đồng kho trám ngon đây! Hay là ông ở lạiăn cơm cùng hai bà cháu tôi nhé!Lão Tộ vội chối:- Hôm nay nhà tôi có giỗ! - Lão ta nói dối.Cô cháu gái bà Nhâm lấy nước mời lão. Lão như bị điện giật khi bất chợt nhìn thấymột khoảng ngực trần tròn căng khi cô cúi xuống rót nước cho lão. Ra về đến nhàrồi mà trong ánh mắt lão vẫn còn đọng lại hình ảnh bầu ngực tròn căng của cô gái.Mẹ kiếp, lão nghĩ cả đời mình chưa thấy cô nào có bộ ngực đẹp như thế. Mà cả đờilão sinh ra và lớn lên cho đến lúc hai ba thứ tóc trên đầu chỉ loanh quanh ở cái xómnúi này thì làm gì mà nhìn đâu thấy chứ. Con gái xóm Trại chưa biết lớn đã biếtlấy chồng. Lúc có con thì ** dài loằng ngoằng như quả mướp, ở chỗ đông ngườicũng cứ tự nhiên lôi ra cho con **, trông thấy đã chán. Vợ lão cũng vậy. Lúc trẻ thìgiấu giấu diếm diếm. Ngủ với nhau thì đèn tắt om om. Lúc về già thì phơi ra machả buồn nhìn.Mải nghĩ, suýt nữa lão Tộ giộng cái chày giã cua vào mu bàn chân. Từ trong bếpmụ vợ lão riết gióng nói vọng ra:- Ông làm gì mà giã lâu thế! Có nhanh nhanh lên không, hai thằng trời đán ...