Danh mục

MỸ THUẬT THỜI LÝ

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 90.85 KB      Lượt xem: 25      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cuối thế kỷ thứ 10 , nước ta thoát ách đô hộ phương Bắc .trải qua hai triều Đinh , Lê thống nhất nước nhà và chống tái ngoại xâm , đến thời lý , nghệ thuật phát triển thăng hoa với bản sắc riêng nhằm hóa giải những ảnh hưởng cuả văn hóa Trung Hoa. Hai triều Đinh , Lê đã tạo dựng một nhà nước có chủ quyền .Triều Lý nắm quyền có ý thức phục hưng văn hóa dân tộc trên tinh thầncó sự giao thoa với văn hóa ChămẤn đã tạo cơ sở cho nghệ thuật tạo...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
MỸ THUẬT THỜI LÝ MỸ THUẬT THỜI LÝ Cuối thế kỷ thứ 10 , nước ta thoát ách đô hộ phương Bắc .trải qua hai triều Đinh , Lê thống nhất nước nhà và chống tái ngoại xâm , đến thời lý , nghệ thuật phát triển thăng hoa với bản sắc riêng nhằm hóa giải những ảnh hưởng cuả văn hóa Trung Hoa. Hai triều Đinh , Lê đã tạo dựng một nhà nước có chủ quyền .Triều Lý nắm quyền có ý thức phục hưng văn hóa dân tộc trên tinh thầncó sự giao thoa với văn hóa Chăm- Ấn đã tạo cơ sở cho nghệ thuật tạo hình phát triển.Thêm vào đó , việc Phật Giáo trở Quốc Giáo, tăng lữ có vị trí tinh thần trọng yếu đạo Phật được phổ cập đã là nhân tố tác động vào hướng phát triển và phong cách nghệ thuật . Việc nước Đại Việt độc lập , tự chủ, đủ sức mạnh chống ngoại xâm, trải qua nhiều năm thái bình thịnh vượng cũng có tác động không nhỏ . Nhà Lý ( Lý triều ) còn được gọi lànhà Hậu Lý( để phân biệt nhà Tiền Lý của Lý Nam Đế )là một triều đại phong kiến trong lịch sử Việt Nam , bắt đầu khi vua Thái Tổ lên ngôi tháng 10 âm lịch năm 1009 sau khi giành quyền lực từ tay nhà Tiền Lê và chấm dứt khi vua Lý Chiêu Hoàng ,khi đó mới 8 tuổi bị ép thoái vị để nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh vào năm 1225 – tổng cộng là 216 năm.Quốc hiệu Đại Việt của Việt nam có từ tháng 10 âm lịch năm 1054 khi vua Lý thánh Tông lên ngôi . Ở thời này có sự kiện đáng nhớ là việc dời đô Hoa Lư, một nơi xa đồng bằng Bắc Bộ , thưa dân , hiểm trở ra Đại La , rồi đổi tên là Thăng Long theo hình tượng con rồng , một hình tượng đặc thù của thời này. Quốc hiệu Đại Việt cũng được đặt ở thời kỳ này. Từ đời Lý,nho giáo bắt đầu có địa vị trong xã hội.Tuy thế ,chế độ giáo dục và thi cử theo tinh thần nho giáo cũng chỉ mới bắt đầu . Số nho sĩ được tạo ra hãy còn quá ít , Phật giáo vẫn chiếm ưu thế và các nhà sư vẫn giữ vai trò quan trọng trong xã hội. Phật Giáo : Phật Giáo được truyền bá rộng rãi trong quần chúng và có dấu ấn lên mọi sinh hoạt văn hóa . Nhà vua và tầng lớp quý tộc rất tôn sùng đạo Phật .Tất cả tám đời vua nhà Lý, vua nào cũng sùng tín đạo Phật . Người khởi đầu nhà Lý là Lý Công Uẩn. Trong thời đại của vương triều này,lần đầu tiên nhà Lý đã giữ vững được chính quyền một cách lâu dài đến hơn hai trăm năm , khác với các vương triều cũ trước đó chỉ tồn tại hơn vài chục năm, ngoài ra nhà Lý còn bảo toàn và mở rộng lãnh thổ của mình . Trong nước , mặc dù các vua đều sung đạo Phật , nhưng ảnh hưởng của Nho Giáo đã bắt đầu lớn dần ,với việc mở trường đại học đầu tiên là Văn Miếu (1070) và Quốc Tử Giám (1076) và các khoa thi để chọn người hiền tài không có nguồn gốc xuất thân là quý tộc ra giúp nước . Khoa thi đầu tiên được mở vào năm 1075 .Về thể chế chính trị , đã có sự phân cấp quản lý rõ ràng hơn và sự cai trị đã dựa nhiều vào pháp luật hơn là sự chuyên quyền độc đoán của cá nhân . Sự kiện nhà Lý chọn thành Đại La làm thủ đô ( sau là Thăng Long tức là Hà Nội ngày nay )đánh dấu sự cai trị dựa vào sức mạnh kinh tế và lòng dân hơn là sức mạnh quân sự để phòng thủ như các triều đại trước.

Tài liệu được xem nhiều: