Danh mục

NẤC (Ách nghịch - Cách Cơ Kinh Luyến - Hoquet - Hiccough)

Số trang: 20      Loại file: pdf      Dung lượng: 176.94 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 12,000 VND Tải xuống file đầy đủ (20 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nấc là tình trạng khí nghịch lên, trong họng phát ra tiếng ngắn và mau, làm cho người ta không tự chủ được. Chứng này phát ra một cách tự nhiên, nhiều khi không dùng thuốc cũng khỏi. Nấc lâu ngày cần phải điều trị. Nấc thường xuất hiện với các chứng bịnh mạn cấp khác là một trong những triệu chứng dẫn đến bịnh nghiêm trọng. Người đang bị bệnh nặng, có xuất hiện dấu nấc thường là dấu hiệu sắp chết. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NẤC (Ách nghịch - Cách Cơ Kinh Luyến - Hoquet - Hiccough) BỆNH HỌC THỰC HÀNH NẤC (Ách nghịch - Cách Cơ Kinh Luyến - Hoquet - Hiccough) Đại Cương Nấc là tình trạng khí nghịch lên, trong họng phát ra tiếng ngắn và mau,làm cho người ta không tự chủ được. Chứng này phát ra một cách tự nhiên, nhiều khi không dùng thuốccũng khỏi. Nấc lâu ngày cần phả i điều tr ị. Nấc thường xuất hiện với các chứng b ịnh mạn cấp khác là một trongnhững triệu chứng dẫn đến bịnh nghiêm trọng. Người đang bị bệnh nặng, có xuất hiện dấu nấc thường là dấu hiệu sắpchết. Nguyên Nhân 1-Theo YHHĐ (sách Sổ Tay Thầy Thuốc Thực Hành): Chủ yếu là docơ hoành bị co thắt, cùng lúc đó cơ thành bụng và cơ ngực bị co lại làm chokhông khí b ị đưa ra ngoài đi ngang thanh môn bị co lại phát ra thành tiếng. . Tổn thương trong não (não viêm, u não...) . Màng phổi góc sườn - Cơ hoành bị viêm. . Màng tim viêm. . Có khối u ở trung thất. . Niêm mạc bao tử viêm, màng bụng viêm. . Ngộ độc: urê huyết cao, nhiễm Acid... thuốc INH, Streptomycine.... . Có thai . Sau phẫu thuật nhất là phẫu thuật ở bụng, ống tiêu hóa. 2- Theo YHCT Sách Nộ i Khoa Học Trung Y Thượng Hải và Thành Đô (Tứ Xuyên)cùng nêu ra các nguyên nhân sau: a) Do ăn uống không điều độ: + Ăn uống nhiều thức ăn sống, lạnh, hoặc uống các loại thuốc mát(lương), lạnh (hàn) làm cho khí lạnh ngưng lại bên trong, vị d ương bị cản trởgây ra nấc. + Ăn nhiều thức ăn cay nóng, hoặc uống các loại thu ốc nóng làm chotáo nhiệt bên trong gây ra nấc. b) Do bịnh nhiệt làm cho tân dịch bị khô, hỏa nhiệt tích lại ở bên trong,hỏa uất, khí thăng gây ra nấc. c) Do tinh thần bị uất ức, tình chí không thỏa mãn, ưu tư, uất kết làmcho Can khí hoành nghịch gây ra nấc. d) Do Tỳ và Thận hư yếu: Hạ nguyên quá suy, Thận không nạp đượckhí, khí nghịch lên gây ra nấc. e) Do lao lực quá độ làm cho khí b ị hao tổn hoặc người già yếu bịnhốm đau lâu ngày, Tỳ Vị dương suy, thanh khí không thăng, trọc khí khônggiáng, gây ra nấc. Triệu Chứng 1-Nấc Do Vị Bị Hàn (Hàn Tà Công Vị): tiếng nấc trầm, thưa, có lựcvùng thượng vị đầy, gặp ấm nóng thì dễ chịu, gặp lạnh thì phát nấc nhiềuhơn, lưỡi trắng mỏng, mạch Trì Hoãn (NKHT.Hải) hoặc Hoãn (NKHT.Đô). 2- Nấc Do Vị Hỏa Nghịch Lên (Vị Hỏa Thượng Nghịch): tiếng nấctrong, miệng hôi, phiền khát, tiể u ngắn, đỏ, đạ i tiện khó, lưỡi hồng, rêu lưỡivàng, mạch Hoạt Sác. 3- Nấc Do Tỳ Thận Dương Hư: tiếng nấc ngắn và yếu, sắc mặt trắngbệch, tay chân mát, ăn ít, mệt mỏi, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch Trầm Tế. 4- Nấc Do Vị Âm Hư (NKHT.Hải): tiếng nấc nhanh nhưng không liêntục, miệng khô, phiền khát, buồn bực, lưỡi khô, đỏ, mạch Tế Sác. 5- Nấc Do Khí Trệ Huyết Ứ (NKHT.Đô): nấc kéo dài không hết, ngựcsườn đầy đau, bụng đau có lúc, ăn ít, không tiêu rêu lưỡ i có đốm ít huyết,mạch Huyền Hoạt hoặc Sáp. 6- Nấc Do Đờm Thấp Ngưng Trệ (NKTYHG.Nghĩa): tiếng nấc thưa,ngực đầy, đờm nhiều, hoa mắt, phiền muộn, mạch Nhu Hoãn. Điều Trị 1) Nấc do Vị Hàn: Ôn trung tán hàn (NKHT.Hải) hoặc Ôn trung giángnghịch (NKHT.Đô). (NKHT.Hải + T.Đô: Đinh Hương Tán (Tam Nhân Cực - Bịnh ChứngPhương Luận Q.1): Đinh hương 4g Lương khương 2g, Th ị đế 4 g, ChíchThảo 2g. Tán bột. Mỗi lần dùng 6g, uống với nước nóng. * Đinh Hương Thị Đế Thang (Chứng Nhân Mạch Trị, Q 2): Đinhhương, Nhân sâm, Thị đế, Sinh Khương. Sắc uống nóng. GT: Đinh hương, Th ị đế ôn vị, tán hàn, giáng khí, ch ỉ nghịch; Nhânsâm bổ khí, ích vị; Sinh khương ôn trung, tán hàn. Các vị phối hợp có tácdụng ôn trung, giáng nghịch, ích khí, hoà vị. * Đinh Hương Thị Đế Tán (Thế Y Đắc Hiệ u Phương Q.4): Nhân Sâm40g, Bán Hạ 40g, Thị Đế 40g, Phục Linh 40g, Lương khương 40g, SinhKhương 60g, Quất Bì 40g, Đinh hương 40g, Cam Thảo 20g. Tán bột. Mỗilần dùng 12g, Sắc uống nóng. - Thạch Liên Hoàn (Thánh Tế Tổng Lục, Q.47): Thạch Liên Nhục (bỏtim) 40g, Phụ tử (nướng, bỏ vỏ cuống) 40g, Can Khương (nướng) 40g. Tánbột, làm hoàn. Ngày uống 6-8g - Quy Khí Ẩm ( Cảnh Nhạc Toàn Thư, Q.51): Thục Địa 12 - 20g, CanKhương 4g, Hoắc Hương 6g, Phục Linh 8g, Đinh hương 4g, Chích Thảo3,2g, Biển Đậu 8g, Trần Bì 4g. Sắc uống ấ m lúc đói. - Hàn Chứng Ách Nghịch Thang (Thiên Gia Diệu Phương): Thị Đế50g, Can Khương10g, Quất hồng 25g, Nhân Sâm 50g, Đinh hương 10g,Chích Thảo 10g, Bán Hạ 10g, Ngô Thù 10g. Sắc uống. - Trầm Hương, Bạch Đậu Khấu, Tía Tô đều 40g. Tán bột. Ngày uống2- 2,8g với nước sắc Thị Đế (Hành Giản Trân Nhu - Hải Thượng Y TônTâm Lĩnh):. 2) Nấc do Vị Hỏa nghịch lên: -NKHT.Hải: tiết nhiệt, thông phủ . -NKHT. Đô: thanh Vị, giáng nghịch. -NKHT.Hải: Tiểu Thừa Khí Thang (Thương Hàn Luận): Đại Hoàng 8- 16g, Hậu phác 8 - 16g, Chỉ Thực 8 - 16g. Sắc uống. (Đạ i Hoàng, Chỉ Thực, Hậu phác để tiết nhiệt, thông trường vị, khoantrung, hành khí.) -NKHT. Đô: Trúc Nhự Thang (Tập Nghiệm Phương): Trúc Nhự 12g,Bán Hạ 20g, Quất bì 12g, Sinh Kh ương 16g, Phục Linh 16g. Sắc uống. - Nội Khoa Trung Y Học Giảng Nghĩa: Đan Khê Tả Tâm Thang (ĐanKhê Tâm Pháp) Hoàng Liên 12g, Cam Thảo 4g, Bán Hạ 8g, Sinh Khương 3 lát. Sắcuống. - Hiện Đại Trung Y Học Nội Khoa: An Vị Ẩm (Cảnh Nhạc Toàn Thư,Q.57) Trần Bì 4g,Mộc Thông 4g, Hoàng Cầ m 8g, Sơn Tra 12g, Trạch Tả 4g,Thạch Hộc 20g, Mạch Nha 12g. Sắc uống lúc đói + Giáng Ngh ịch Hóa Trọc Phương (Tân Biên Trung Y Kinh NghiệmPhương): Đại Giả Thạch 12g, Tỳ Bà Diệp 12g, Trúc Nhự 12g, Tuyền PhúcHoa 12g, Phục Linh 12g, Chỉ Xác 8g, Bán Hạ (chế) 12g, Đinh hương 2g,Lâu Bì 12g, Trần Bì (sao) 8g, Th ị Đế 7 cái Bối mẫu 12g, Bạch Tật Lê (bỏgai, sao) 12g. Sắ ...

Tài liệu được xem nhiều: