Nam Cao và niềm khát vọng về một cuộc sống có phẩm giá, có tư cách
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 126.41 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nam Cao (1915 - 1951) tên thật là Trần Hữu Trí, quê ở làng Đại Hoàng, nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Nam Hà. Trước 1945, có lúc Nam Cao dạy học ở một trường tư thục, nhưng khi trường bị đóng cửa, ông sống bằng nghề viết báo, viết văn, làm gia sư. Năm 1943, Nam Cao gia nhập nhóm Văn hóa cứu quốc ở Hà Nội. Bị khủng bố, ông phải lánh về quê và tham gia Tổng khởi nghĩa tại đó. Năm 1946, Nam Cao có mặt trong đoàn quân Nam tiến vào...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nam Cao và niềm khát vọng về một cuộc sống có phẩm giá, có tư cách Nam Cao và niềm khát vọng về một cuộc sống có phẩm giá, có tư cách Nam Cao (1915 - 1951) tên thật là Trần Hữu Trí, quê ở làng Đại Hoàng, nay làxã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Nam Hà. Trước 1945, có lúc Nam Cao dạy học ởmột trường tư thục, nhưng khi trường bị đóng cửa, ông sống bằng nghề viết báo, viếtvăn, làm gia sư. Năm 1943, Nam Cao gia nhập nhóm Văn hóa cứu quốc ở Hà Nội. Bịkhủng bố, ông phải lánh về quê và tham gia Tổng khởi nghĩa tại đó. Năm 1946, NamCao có mặt trong đoàn quân Nam tiến vào đến Nam Trung Bộ. Sau đó, ông lên chiếnkhu Việt Bắc, làm công tác tuyên truyền, báo chí, văn nghệ ở Trung ương, tham dựchiến dịch biên giới năm 1950. Tháng 11 năm 1951, trên đường vào công tác vùngđịch hậu, Nam Cao bị giặc Pháp phục kích bắt và bắn chết tại bốt Hoàng Đan ở NinhBình. Trong công tác, Nam Cao là một người chu đáo, có tránh nhiệm. Sau 1945,nhiều bạn bè đã nhìn thấy ông làm việc rất hăng say. Khi làm báo, làm việc ở xưởngin bên cạnh anh em công nhân, ở chiến dịch biên giới, hay trong đoàn cán bộ vào vùngđịch hậu, người ta như bắt gặp một Nam Cao khác, không phải một Nam Cao rụt rè,nhút nhát, mà một Nam Cao dũng cảm, xông xáo, xung phong đi đầu trong khó khăn. Nam Cao bắt đầu viết từ năm 1936. Ngoài truyện, ông còn làm thơ, soạn kịch.Nhưng chỉ từ năm 1941, với truyện Chí Phèo, ông mới thể hiện rõ tài năng độc đáo vàxác định chắc chắn vị trí của mình trong nền văn học dân tộc. Nói về sáng tác của mình trước 1945, trong một bản tự thuật, Nam Cao kể lại:Ngoài những truyện ngắn đăng trên tờ Tiểu thuyết thứ bảy và một số sách nhi đồng(Truyền bá, Hoa mai)... đã viết một số tiểu thuyết dài, nhưng vì bị kiểm duyệt bỏ hayvì dài quá không in được: Ngày lụt, Cái mấu, Chuyện người hàng xóm, Sống mònv.v... (trừ bản thảo Sống mòn vẫn còn giữ được, còn lại đều mất hết vì đã bán cho cácnhà xuất bản cả rồi). Do tình hình tác phẩm bị thất lạc rất đáng tiếc như vậy, cho nên ngoài vài vởkịch và dăm bài thơ không có gì đặc sắc và do đó ít được nhắc đến, tác phẩm của NamCao đến được với người đọc hôm nay chỉ gồm hơn 60 truyện ngắn, một tiểu thuyết vàmấy tập bút ký. Những truyện ngắn viết trước 1945 của Nam Cao đáng chú ý nhất là Chí Phèo,Dì Hảo, Nhỏ nhen, Cái mặt không chơi được, Lão Hạc, Trẻ con không được ăn thịtchó, Một bữa no, Sao lại thế này, Điếu văn, Từ ngày mẹ chết, Mua danh, ở hiền,Trăng sáng, Đôi móng giò, Lang Rận, Tư cách mõ, Đời thừa, Mua nhà, Những truyệnkhông muốn viết, Cười, Quên điều độ, Nước mắt, Đón khách... Tiểu thuyết Sống mòncủa Nam Cao hoàn thành năm 1944, nhưng mãi đến năm 1956, sau khi nhà văn mất,mới được xuất bản lần đầu. Truyện ngắn có giá trị nhất của Nam Cao viết sau 1945 làĐôi mắt. Ngoài ra, trong thời gian này, ông còn có nhật ký ở rừng thể hiện rõ nhữngchuyển biến tư tưởng của nhà văn trong những ngày tham gia kháng chiến. Nam Cao quan tâm đến cả sinh hoạt nông thôn và thành thị, miêu tả nhiều loạingười, đặc biệt là nông dân và trí thức nghèo. Nhưng dù miêu tả thành phần xã hộinào, ông vẫn đi sâu vào các số phận, các kiếp người, như chính nhà văn thường nói.Thái độ thương cảm, lòng trắc ẩn của ông dành nhiều cho những người cùng khổ,những người dưới đáy của xã họi những người hiền lành chất phác, nhưng đời sốngquá vất vả, cơ cực, số phận hết sức hẩm hiu. (Nghèo, Dì Hảo, Lão Hạc, Một bữa no,Từ ngày mẹ chết, ở hiền). Một loại nhân vật khác phần lớn cũng từ nông dân lao động nghèo mà ra,nhưng do những hoàn cảnh đặc biệt đưa đẩy, đã trở thành những tay trộm cướp, lưumanh, những con người bị tha hóa, bị què quặt cả về thể xác và tinh thần. Những conngười ở bên lề xã hội hay phá phách này, cùng với những người điên, những ngườicâm, những người dị dạng kỳ quặc đủ loại, càng tô đậm thêm bộ mặt cùng quẫn, bếtắc, mất nhân tính của xã hội (Chí Phèo, Đôi móng giò, Lang Rận, Tư cách mõ...). Một loại nhân vật thứ ba khá đông đúc trong tác phẩm của Nam Cao, khác vớihai loại người trên ở chỗ có trình độ học vấn, có ý thức hơn về thân phận, có nhiềubăn khoăn suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống, về giá trị làm người. Đó là những thầygiáo tiểu học, những viên chức nhỏ, những người làm báo, viết văn. Chính qua nhữngngười như Thứ, như Điền, như Hộ, như Độ, nhà văn đã trực tiếp gửi gắm những suynghĩ của mình về cuộc sống, về nghệ thuật (Trăng sáng, Đời thừa, Sống mòn, Đôimắt...). Thông thường, ở một tài năng viết truyện, viết tiểu thuyết, thì sức mạnh tư duysáng tạo tập trung ở nghệ thuật xây dựng nhân vật. Nam Cao, với khuôn khổ hạn chếcủa truyện ngắn, đã xây dựng được cả một loạt nhân vật để lại những ấn tượng khóphai mờ ở người đọc. Nhiều nhân vật của Nam Cao thật sự là những phát hiện mớimẻ, hết sức độc đáo, có khả năng tái sinh trong văn học về sau. Đó là các nhân vật nhưChí Phèo, Thị Nở, Lan ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nam Cao và niềm khát vọng về một cuộc sống có phẩm giá, có tư cách Nam Cao và niềm khát vọng về một cuộc sống có phẩm giá, có tư cách Nam Cao (1915 - 1951) tên thật là Trần Hữu Trí, quê ở làng Đại Hoàng, nay làxã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Nam Hà. Trước 1945, có lúc Nam Cao dạy học ởmột trường tư thục, nhưng khi trường bị đóng cửa, ông sống bằng nghề viết báo, viếtvăn, làm gia sư. Năm 1943, Nam Cao gia nhập nhóm Văn hóa cứu quốc ở Hà Nội. Bịkhủng bố, ông phải lánh về quê và tham gia Tổng khởi nghĩa tại đó. Năm 1946, NamCao có mặt trong đoàn quân Nam tiến vào đến Nam Trung Bộ. Sau đó, ông lên chiếnkhu Việt Bắc, làm công tác tuyên truyền, báo chí, văn nghệ ở Trung ương, tham dựchiến dịch biên giới năm 1950. Tháng 11 năm 1951, trên đường vào công tác vùngđịch hậu, Nam Cao bị giặc Pháp phục kích bắt và bắn chết tại bốt Hoàng Đan ở NinhBình. Trong công tác, Nam Cao là một người chu đáo, có tránh nhiệm. Sau 1945,nhiều bạn bè đã nhìn thấy ông làm việc rất hăng say. Khi làm báo, làm việc ở xưởngin bên cạnh anh em công nhân, ở chiến dịch biên giới, hay trong đoàn cán bộ vào vùngđịch hậu, người ta như bắt gặp một Nam Cao khác, không phải một Nam Cao rụt rè,nhút nhát, mà một Nam Cao dũng cảm, xông xáo, xung phong đi đầu trong khó khăn. Nam Cao bắt đầu viết từ năm 1936. Ngoài truyện, ông còn làm thơ, soạn kịch.Nhưng chỉ từ năm 1941, với truyện Chí Phèo, ông mới thể hiện rõ tài năng độc đáo vàxác định chắc chắn vị trí của mình trong nền văn học dân tộc. Nói về sáng tác của mình trước 1945, trong một bản tự thuật, Nam Cao kể lại:Ngoài những truyện ngắn đăng trên tờ Tiểu thuyết thứ bảy và một số sách nhi đồng(Truyền bá, Hoa mai)... đã viết một số tiểu thuyết dài, nhưng vì bị kiểm duyệt bỏ hayvì dài quá không in được: Ngày lụt, Cái mấu, Chuyện người hàng xóm, Sống mònv.v... (trừ bản thảo Sống mòn vẫn còn giữ được, còn lại đều mất hết vì đã bán cho cácnhà xuất bản cả rồi). Do tình hình tác phẩm bị thất lạc rất đáng tiếc như vậy, cho nên ngoài vài vởkịch và dăm bài thơ không có gì đặc sắc và do đó ít được nhắc đến, tác phẩm của NamCao đến được với người đọc hôm nay chỉ gồm hơn 60 truyện ngắn, một tiểu thuyết vàmấy tập bút ký. Những truyện ngắn viết trước 1945 của Nam Cao đáng chú ý nhất là Chí Phèo,Dì Hảo, Nhỏ nhen, Cái mặt không chơi được, Lão Hạc, Trẻ con không được ăn thịtchó, Một bữa no, Sao lại thế này, Điếu văn, Từ ngày mẹ chết, Mua danh, ở hiền,Trăng sáng, Đôi móng giò, Lang Rận, Tư cách mõ, Đời thừa, Mua nhà, Những truyệnkhông muốn viết, Cười, Quên điều độ, Nước mắt, Đón khách... Tiểu thuyết Sống mòncủa Nam Cao hoàn thành năm 1944, nhưng mãi đến năm 1956, sau khi nhà văn mất,mới được xuất bản lần đầu. Truyện ngắn có giá trị nhất của Nam Cao viết sau 1945 làĐôi mắt. Ngoài ra, trong thời gian này, ông còn có nhật ký ở rừng thể hiện rõ nhữngchuyển biến tư tưởng của nhà văn trong những ngày tham gia kháng chiến. Nam Cao quan tâm đến cả sinh hoạt nông thôn và thành thị, miêu tả nhiều loạingười, đặc biệt là nông dân và trí thức nghèo. Nhưng dù miêu tả thành phần xã hộinào, ông vẫn đi sâu vào các số phận, các kiếp người, như chính nhà văn thường nói.Thái độ thương cảm, lòng trắc ẩn của ông dành nhiều cho những người cùng khổ,những người dưới đáy của xã họi những người hiền lành chất phác, nhưng đời sốngquá vất vả, cơ cực, số phận hết sức hẩm hiu. (Nghèo, Dì Hảo, Lão Hạc, Một bữa no,Từ ngày mẹ chết, ở hiền). Một loại nhân vật khác phần lớn cũng từ nông dân lao động nghèo mà ra,nhưng do những hoàn cảnh đặc biệt đưa đẩy, đã trở thành những tay trộm cướp, lưumanh, những con người bị tha hóa, bị què quặt cả về thể xác và tinh thần. Những conngười ở bên lề xã hội hay phá phách này, cùng với những người điên, những ngườicâm, những người dị dạng kỳ quặc đủ loại, càng tô đậm thêm bộ mặt cùng quẫn, bếtắc, mất nhân tính của xã hội (Chí Phèo, Đôi móng giò, Lang Rận, Tư cách mõ...). Một loại nhân vật thứ ba khá đông đúc trong tác phẩm của Nam Cao, khác vớihai loại người trên ở chỗ có trình độ học vấn, có ý thức hơn về thân phận, có nhiềubăn khoăn suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống, về giá trị làm người. Đó là những thầygiáo tiểu học, những viên chức nhỏ, những người làm báo, viết văn. Chính qua nhữngngười như Thứ, như Điền, như Hộ, như Độ, nhà văn đã trực tiếp gửi gắm những suynghĩ của mình về cuộc sống, về nghệ thuật (Trăng sáng, Đời thừa, Sống mòn, Đôimắt...). Thông thường, ở một tài năng viết truyện, viết tiểu thuyết, thì sức mạnh tư duysáng tạo tập trung ở nghệ thuật xây dựng nhân vật. Nam Cao, với khuôn khổ hạn chếcủa truyện ngắn, đã xây dựng được cả một loạt nhân vật để lại những ấn tượng khóphai mờ ở người đọc. Nhiều nhân vật của Nam Cao thật sự là những phát hiện mớimẻ, hết sức độc đáo, có khả năng tái sinh trong văn học về sau. Đó là các nhân vật nhưChí Phèo, Thị Nở, Lan ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
nam cao đôi mắt nghị luận văn lớp 12 ôn thi đại học môn văn nghị luận văn 12 phân tích văn học giảng văn 12 văn mẫu lớp 12Gợi ý tài liệu liên quan:
-
Viết đoạn văn so sánh ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và thơ bà Huyện Thanh Quan
2 trang 782 0 0 -
Văn mẫu lớp 12: Phân tích nhân vật thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài
7 trang 267 0 0 -
Ý nghĩa phê phán sâu kín của trích đoạn phóng sự Nghệ thuật băm thịt gà
3 trang 152 2 0 -
Nghị luận xã hội chủ đề: Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ biết dành phần ai
2 trang 70 0 0 -
Phân tích và chứng minh chất thép trong tập thơ Nhật kí trong tù
3 trang 57 0 0 -
Văn mẫu lớp 12: Phân tích đặc sắc nghệ thuật trong Người lái đò Sông Đà
25 trang 52 0 0 -
Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội - Nguyễn Khải
10 trang 44 0 0 -
Văn mẫu lớp 12: Phân tích hành động cởi trói của Mị trong Vợ chồng A Phủ
24 trang 40 0 0 -
Phân tích đoạn trích Ông già và biển cả của nhà văn Hê-Minh-Uê
23 trang 37 0 0 -
10 trang 36 0 0