Danh mục

Nâng cao chất lượng dạy và học các kỹ năng thực hành tiếng cho sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 475.29 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung vào việc phân tích, đánh giá chương trình học của các môn thực hành tiếng đặc biệt là khía cạnh phân bổ thời lượng, nội dung và bố cục của giáo trình các môn học này đồng thời so sánh, đối chiếu với khung thời lượng quy định của Tổ chức giáo dục Cambridge để chỉ rõ cho người học biết thời lượng cần phải chủ động học tập ngoài giờ lên lớp. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nâng cao chất lượng dạy và học các kỹ năng thực hành tiếng cho sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh tại Học viện Nông nghiệp Việt NamNÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC CÁC KỸ NĂNG THỰC HÀNH TIẾNG CHO SINH VIÊN NGÀNH NGÔN NGỮ ANH TẠI HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM THE ENHANCEMENTS OF TEACHING AND LEARNING ENGLISH LANGUAGE SKILLS FOR ENGLISH MAJORS AT VIETNAM NATIONAL UNIVERSITY OF AGRICULTURE ThS. Bùi Thị Là Học viện Nông nghiệp Việt Nam Tóm tắt Để giúp sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đạt chuẩnđầu ra của mỗi học phần thực hành tiếng nói riêng và của chương trình đào tạo ngànhNgôn ngữ Anh nói chung, bài viết này tập trung vào việc phân tích, đánh giá chương trìnhhọc của các môn thực hành tiếng đặc biệt là khía cạnh phân bổ thời lượng, nội dung và bốcục của giáo trình các môn học này đồng thời so sánh, đối chiếu với khung thời lượng quyđịnh của Tổ chức giáo dục Cambridge để chỉ rõ cho người học biết thời lượng cần phải chủđộng học tập ngoài giờ lên lớp. Bên cạnh đó, kết quả khảo sát trình độ tiếng Anh đầu vàocủa sinh viên K66 cũng được thu thập và phân tích để thấy được năng lực tiếng Anh đầuvào của sinh viên còn thấp và không đồng đều. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất những thayđổi cần thiết về việc phân bổ thời lượng và tổ chức dạy học giúp sinh viên đáp ứng đượcchuẩn đầu ra theo quy định, yêu cầu của thị trường lao động và xu thế hội nhập quốc tế. Từ khóa: Chuẩn đầu ra, Ngôn ngữ Anh, thực hành tiếng. 1. Đặt vấn đề Trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay, tiếng Anh với vai trò ngôn ngữ quốc tế đãtrở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho hội nhập, hợp tác để phát triển và là cầu nối mỗi cánhân với cả thế giới. Không những vậy, tiếng Anh còn là chiếc khóa vàng giúp chúng tamở kho tàng tri thức của toàn nhân loại mà ở đó hầu như các nguồn tư liệu đều sử dụngtiếng Anh. Chúng ta sẽ không thể tiếp cận kịp với thành tựu khoa học công nghệ tiên tiếncủa thế giới và sẵn sàng tham gia giải quyết các vấn đề có tính chất toàn cầu nếu thiếutiếng Anh. Để tiếp cận được với kho tàng tri thức của toàn nhân loại vừa đa dạng phongphú vừa chuyên sâu theo các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống thì trình độ tiếng Anh củachúng ta không chỉ dừng lại mức độ giao tiếp thông thường mà phải được nâng cao,chuyên sâu vào các lĩnh vực học thuật chuyên ngành. Chính vì vậy, việc cải tiến chươngtrình để nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Anh cho sinh viên các ngành nói chung vàngành Ngôn ngữ Anh nói riêng tại các trường đại học là rất cần thiết. 86 Căn cứ vào tình hình dạy và học các môn thực hành tiếng (Nghe, Nói, Đọc, Viết) củangành Ngôn ngữ Anh tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam trong những năm học vừa quavà đồng thời ý thức được tầm quan trọng của việc đánh giá và cải tiến chương trình đàotạo, bài viết tập trung vào phân tích chương trình học của các môn thực hành tiếng đặc biệtlà khía cạnh phân bổ thời lượng, giáo trình của các môn học này và đề xuất những thay đổicần thiết như phân bổ thời lượng hợp lý cho việc học trong và ngoài lớp học của ngườihọc, thiết kế thêm chương trình tiếng Anh tăng cường, chương trình người học tự học ởnhà, bổ sung thêm các hoạt động dạy học trên lớp, tích cực chia sẻ các nguồn học liệu thamkhảo nhằm tăng cường các kỹ năng thực hành tiếng: Nghe, Nói, Đọc, Viết cho người họcgiúp sinh viên đáp ứng được chuẩn đầu ra của Học viện, yêu cầu của thị trường tuyển dụngvà xu thế hội nhập quốc tế. Những thay đổi tích cực trên sẽ góp phần nâng cao chất lượngdạy và học tiếng Anh của chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ Anh nói riêng và cácchương trình tiếng Anh nói chung tại Học viên Nông nghiệp Việt Nam.2. Cơ sở lí luận2.1. Đánh giá chương trình học Ngày nay, nhiều chuyên gia đã chỉ rõ việc đánh giá một chương trình học có vai tròquan trọng to lớn và hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao chất lượng của chương trình đàotạo. John MacAllister (2014:120) cho rằng việc đánh giá chương trình sẽ làm nội dungchương trình học luôn tươi mới và gần gũi với người học. Còn chuyên gia Gronlund, 1981(trích dẫn bởi Nunan, 1994) đưa ra nhận định rằng việc đánh giá được xem như là một quátrình mang tính hệ thống nhằm xác định rõ những phạm vi mà ở đó người học đáp ứngđược những mục tiêu môn học. Tomlinson, B (2012) cũng đề cập tới tầm quan trọng củaviệc đánh giá tài liệu giảng dạy môn học, ông cho rằng, để sử dụng tài liệu hiệu quả hơn,việc phát triển tài liệu giảng dạy bằng hình thức đánh giá và cải tiến chúng là cần thiết vàtài liệu ngôn ngữ cần phải phù hợp với hoàn cảnh, môi trường giáo dục mà chúng được sửdụng. Một trong những quan điểm về đánh giá trong giáo dục được nhiều người biết đếnđó là quan điểm của Brown (trích dẫn bởi Nunez, 2009). Brown chỉ rõ rằng đánh giá là sựthu thập thông tin mang tính hệ thống đồng thời phân tích tất cả những thông tin cần thiếtvà liên quan để nâng cao sự cải thiện chương trình học, khai thác được tính hữu hiệu vàhiệu quả của chương trình học cũng như cải thiện được quan điểm, thái độ của người họctrong những cơ sở giáo dục liên quan. Quan điểm của Brown đã được áp dụng vào trongbài viết của tôi. Bên cạnh đó, khi thực hiện việc đánh giá chương trình giáo dục, điều cầnthiết nữa là phải xem xét đến những yếu tố ảnh hưởng như bối cảnh cơ sở giáo dục, mụctiêu của chương trình, nhà thiết kế, nhà quản lý, giáo viên và dữ liệu nguồn từ đó đưa ramột hệ thống những câu hỏi nghiên cứu mà Lilley, 2013 đã gợi ý dưới đây: - Cái gì cần được đánh giá? Người dạy, người học hay tài liệu giảng dạy? - Khi nào thì việc đánh giá được tiến hành? Cuối khóa học, giữa khóa học hay một số lần? - Ai là người đánh giá? Nhà tài trợ, giáo viên, những viên chức bộ ngành, cán bộ cóthâm niên hay các nhà tư vấn bên ngoài? ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: