Danh mục

Nâng cao chất lượng giáo dục trẻ khuyết tật tại các trường mầm non thành phố Thanh Hóa

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 103.81 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung phân tích các khái niệm liên quan đến TKT và giáo dục TKT, từ đó đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục TKT tại các trường mầm non thành phố Thanh Hóa.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nâng cao chất lượng giáo dục trẻ khuyết tật tại các trường mầm non thành phố Thanh HóaJOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0225Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8C, pp. 66-73This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRẺ KHUYẾT TẬT TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ THANH HÓA Nguyễn Thị Hà Lan Khoa Giáo dục Mầm non, Trường Đại học Hồng Đức Tóm tắt. Chăm sóc, giáo dục trẻ khuyết tật (TKT) được xem là nhiệm vụ, trách nhiệm, là mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Trong các trường mầm non, chăm sóc và giáo dục trẻ là mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng của cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên để giúp trẻ phát triển hài hòa thể chất, tinh thần, hình thành nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện nhân cách. Bài viết tập trung phân tích các khái niệm liên quan đến TKT và giáo dục TKT, từ đó đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục TKT tại các trường mầm non thành phố Thanh Hóa. Từ khóa: Trẻ khuyết tật, giáo dục mầm non, trường mầm non, chăm sóc, giáo dục.1. Mở đầu Để góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non, thực hiện điều 23 trong Công ướcQuyền trẻ em (20/2/1990) TKT về tinh thần hay thể chất cần được hưởng một cuộc sống trọn vẹnvà đầy đủ trong những điều kiện đảm bảo phẩm giá, thúc đẩy khả năng tự lập và tạo điều kiện chocác em tham gia tích cực vào cộng đồng, có nhiều hướng nghiên cứu về chăm sóc, giáo dục TKTnói chung [2,6], về giáo dục TKT tuổi mầm non nói riêng [1,3]. Tuy nhiên, trên địa bàn Thành phốThanh Hóa, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu các biện pháp giáo dục TKT tại các trườngmầm non. Vì vậy, nghiên cứu, đề xuất một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dụcTKT tại các trường mầm non, Thành phố Thanh Hóa là một trong những giải pháp góp phần nângcao chất lượng giáo dục TKT tuổi mầm non, giúp các em có điều kiện phát triển nhân cách tốtnhất, hòa nhập với môi trường để phát triển bình thường, trở thành người có ích cho xã hội.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Một số vấn đề về trẻ khuyết tật2.1.1. Khái niệm trẻ khuyết tật Con người khi được sinh ra đều cần một cơ thể khỏe mạnh, phát triển bình thường. Tuynhiên, vì một trong những nguyên nhân nào đó mà những đứa trẻ khi sinh ra đã bị lệch lạc, thiếuNgày nhận bài: 16/05/2015. Ngày nhận đăng: 15/09/2015.Liên hệ: Nguyễn Thị Hà Lan, e-mail: nguyenhalan.hdu@gmail.com.66 Nâng cao chất lượng giáo dục trẻ khuyết tật tại các trường mầm non...hụt, dị tật một hoặc vài cơ quan cấu tạo cơ thể, dẫn đến sai lệch trong phát triển chức năng, hànhvi. Những trẻ như vậy được gọi là TKT. TKT là trẻ có khiếm khuyết về cấu trúc cơ thể, suy giảm các chức năng, hạn chế khả nănghoạt động, khó khăn trong sinh hoạt học tập, vui chơi và lao động. Hiện nay, theo thống kê, điều tra của xã hội thì số lượng TKT chiếm tỉ lệ ngày càng cao, trẻmắc dị tật và mức độ dị tật khác nhau đòi hỏi sự nghiên cứu, chăm sóc, giáo dục và trị liệu theochương trình phù hợp ngay từ bậc mầm non của các chuyên gia thuộc các lĩnh vực: Giáo dục, tâmlí, y tế, xã hội... Đồng thời cần có những hình thức tuyên truyền, vận động để cộng đồng, xã hộichia sẻ, giúp đỡ đối với TKT, gia đình TKT, môi trường giáo dục TKT nhằm giúp các em nhanhchóng hòa nhập cộng đồng, có một cuộc sống bình thường. * Các dạng khuyết tật Dựa trên các nghiên cứu về lĩnh vực giáo dục hòa nhập TKT, có thể khái quát các dạngkhuyết tật sau: - Khuyết tật thính giác (khiếm thính): Chỉ sự suy giảm hay mất khả năng nghe dẫn đến chậmphát triển ngôn ngữ hoặc câm, hạn chế chức năng giao tiếp; Khuyết tật thính giác có thể mất khảnăng nghe hoàn toàn, mất một phần hay còn gọi là các mức độ suy giảm thính lực, nếu sự suy giảmthính lực của cơ quan thính giác xảy ra sớm, trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn về ngôn ngữ, khả năng tiếpnhận thông tin nên trẻ cũng khó khăn trong việc diễn đạt, dẫn đến hạn chế khả năng nhận thức, tưduy. Bên cạnh đó, có thể bị các bạn phân biệt, kì thị dối xử dẫn tâm lí đến ức chế, tự ti, mặc cảm ởtrẻ khiếm thính. - Khuyết tật thị giác (khiếm thị): Chỉ sự suy giảm hay mất khả năng nhìn như mù hay nhìnkém; Khuyết tật thị giác có thể không nhìn thấy hoàn toàn hay không nhìn thấy một phần của đốitượng, sự vật. Nếu sự suy giảm thị lực của cơ quan thị giác xảy ra sớm, sẽ hạn chế, cản trở quátrình tiếp nhận thông tin qua thị giác, dẫn đến trẻ bị giới hạn trong việc tương tác với môi trường. - Khuyết tật trí tuệ (trẻ chậm phát triển trí tuệ): Chỉ sự suy giảm năng lực nhận thức, khôngthích nghi với các hoạt động xã hội, chỉ số thông minh thấp, xảy ra trước tuổi trưởng thành, khóchữa trị. Để xác định được TKT trí tuệ một cách thuận lợi, các chuyên gia ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: