Danh mục

Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học - yếu tố quan trọng để thực hiện tự chủ đại học trong giai đoạn hiện nay

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 429.93 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày khái quát chung về nghiên cứu khoa học và nghiên cứu khoa học ở cơ sở giáo dục đại học; vai trò hoạt động nghiên cứu khoa học ở các cơ sở giáo dục đại học; đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng nghiên cứu khoa học - yếu tố quan trọng để các cơ sở giáo dục đại học thực hiện tự chủ trong giai đoạn hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học - yếu tố quan trọng để thực hiện tự chủ đại học trong giai đoạn hiện nay NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC - YẾU TỐ QUAN TRỌNG ĐỂ THỰC HIỆN TỰ CHỦ ĐẠI HỌC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Trần Thị Thủy 1 1. Khoa Khoa học quản lý, Trường Đại học Thủ Dầu MộtTÓM TẮT Cùng với hoạt động đào tạo, ở trường đại học nghiên cứu khoa học là một trong nhữngnhiệm vụ quan trọng. Giảng viên và sinh viên ở các cơ sở giáo dục đại học ngoài nhiệm vụ chínhlà giảng dạy, học tập, còn phải tham gia nghiên cứu khoa học nhằm góp phần nâng cao chấtlượng đào tạo. Bài viết trình bày khái quát chung về nghiên cứu khoa học và nghiên cứu khoahọc ở cơ sở giáo dục đại học; vai trò hoạt động nghiên cứu khoa học ở các cơ sở giáo dục đạihọc; đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng nghiên cứu khoa học- yếu tố quan trọng để các cơ sở giáo dục đại học thực hiện tự chủ trong giai đoạn hiện nay. Từ khóa: chất lượng, nghiên cứu khoa học, tự chủ đại học.1. MỞ ĐẦU Nghiên cứu khoa học là lĩnh vực hoạt động quan trọng luôn được Đảng và Nhà nước tađặc biệt quan tâm. Đối với các cơ sở giáo dục đại học, nghiên cứu khoa học là một trong nhữngnhiệm vụ quan trọng và cơ bản, không chỉ nâng cao chất lượng giảng dạy của giảng viên và họctập của sinh viên, mà còn gắn liền quá trình đào tạo với thực tiễn xã hội. Những kết quả củahoạt động nghiên cứu khoa học là một trong những yếu tố góp phần quan trọng để nâng caochất lượng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, giúp các cơ sở giáo dục đại học thực hiệncó hiệu quả tự chủ. Để hoạt động nghiên cứu khoa học… đáp ứng yêu cầu tự chủ dại học trongcác cơ sở….cần hực hiện đồng bộ các giải pháp…2. NỘI DUNG 2.1. Khái quát chung về nghiên cứu khoa học và nghiên cứu khoa học ở cơ sở giáodục đại học Nghiên cứu khoa học được hiểu là một hoạt động xã hội, hướng vào việc tìm kiếm, xemxét, điều tra, thử nghiệm, dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức… nhằm phát hiện ra nhữngcái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự nhiên và xã hội để sáng tạo phương pháp và phươngtiện kỹ thuật cao hơn, giá trị hơn. Nghiên cứu khoa học là khái niệm có nội hàm rất phong phú, tùy theo mục đích nghiên cứuvà cách tiếp cận có thể xem xét định nghĩa nghiên cứu khoa học ở các góc độ khác nhau. Tác giả 793Hoàng Phê quan niệm nghiên cứu khoa học là “sự tìm kiếm những điều mà khoa học chưa biết;hoặc là phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới; hoặc là sáng tạophương pháp mới và phương tiện kỹ thuật mới để làm biến đổi sự vật phục vụ cho mục tiêu hoạtđộng của con người” (Hoàng Phê, 2012). Theo tác giả Phạm Viết Vượng, nghiên cứu khoa học là“quá trình khám phá bằng cách tác động vào đối tượng, làm cho nó bộc lộ bản chất của mình. Kếtquả, tác động đó cho ta tri thức về đối tượng, vậy là ta có khái niệm về đối tượng” (Phạm ViệtVương, 1997). Tác giả Ngô Đình Qua cho rằng, nghiên cứu khoa học là “một hoạt động có hệthống nhằm khám phá, phát triển và kiểm chứng những kiến thức mới mẻ” (Ngô Đình Qua, 2013). Như vậy, nghiên cứu khoa học là công việc của nhà nghiên cứu chuyên nghiệp, là hoạtđộng sáng tạo của các nhà khoa học nhằm nhận thức thế giới, tạo ra hệ thống tri thức có giá trịsử dụng để cải tạo thế giới. Thực chất của nghiên cứu khoa học là hướng vào khám phá các sự kiện, phát hiện cácquy luật phát triển của hiện thực. Những tri thức này có ý nghĩa to lớn, bởi lẽ, nó hướng tớiphục vụ trực tiếp cho cuộc sống con người. Mục đích của nghiên cứu khoa học là nhằm khámphá, tìm tòi bản chất và quy luật vận động của thế giới, tạo ra thông tin mới, để ứng dụng chúngvào sản xuất vật chất hay tạo ra những giá trị tinh thần nhằm thỏa mãn nhu cầu cuộc sống củacon người. Nghiên cứu khoa học không chỉ để nhận thức thế giới, mà còn cải tạo thế giới, phụcvụ trực tiếp cho cuộc sống con người. So với các hoạt động khác, hoạt động nghiên cứu khoa học có một số đặc thù như: Nghiêncứu khoa học là loại lao động trí óc mang tính sáng tạo, đi tìm cái chưa biết, tạo ra tri thức mới.Ph.Ăngghen đã viết: “khoa học phải nghiên cứu chính cái mà chúng ta không biết” (C.Mác vàPh.Ăngghen, 2004). Đây chính là điểm cơ bản nhất, căn cứ để phân biệt nghiên cứu khoa họcvới lao động sản xuất bình thường, tức là lao động sản xuất mang tính lặp đi lặp lại. Ngoài ra,trong nghiên cứu khoa học phải chấp nhận rủi ro. Do nghiên cứu khoa học là lao động mangtính sáng tạo, tìm cái chưa biết, bởi vậy, nghiên cứu có thể thành công và có thể thất bại. Tuynhiên, trong nghiên cứu khoa học, thất bại cũng được xem là một kết quả và được lưu giữ nhưmột tài liệu quý giá để rút kinh nghiệm và tìm ra nguyên nhân để có giải pháp khắc phục, tránhcho những người nghiên cứu sau khỏi mắc phải những sai sót đó. Đặc biệt, hoạt động nghiêncứu khoa ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: