Danh mục

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực – yếu tố quan trọng để phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 286.00 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết sẽ đi vào đánh giá thực trạng nguồn nhân lực nông nghiệp của nước ta và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực – yếu tố quan trọng để phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC – YẾU TỐ QUAN TRỌNG ĐỂ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM NCS.ThS. Phùng Chí Cường* TÓM TẮT Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững là xu hướng tất yếu trên thế giới hiện nay, nhằm vừa đảm bảo cung cấp nông sản với số lượng và chất lượng ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu cao của xã hội; đồng thời vẫn đảm bảo các điều kiện để sản xuất nông nghiệp trong tương lai không bị tổn hại, đặc biệt trong bối cảnh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH-HĐH) và biến đổi khí hậu toàn cầu diễn ra nhanh chóng theo chiều hướng tiêu cực làm ảnh hưởng trực tiếp đến lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Để có thể sản xuất nông nghiệp được bền vững cần phải có các giải pháp đồng bộ nhằm khai thác những lợi thế, đồng thời hạn chế những tác động tiêu cực của quá trình CNH-HĐH và biến đổi khí hậu; trong đó nguồn nhân lực vừa có trình độ vừa có tầm nhìn là một trong các yếu tố quyết định. Thực trạng nguồn nhân lực trong nông nghiệp của nước ta hiện nay vừa thiếu, vừa yếu dẫn tới thực tế của sản xuất nông nghiệp của nước ta hiện nay mới chỉ khai thác ở năng suất tự nhiên là chủ yếu và khai thác theo hướng “bóc lột” các yếu tố sản xuất nên rất thiếu bền vững. Trong bối cảnh đó, bài viết sẽ đi vào đánh giá thực trạng nguồn nhân lực nông nghiệp của nước ta và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững. Từ khóa: Nguồn nhân lực nông nghiệp, phát triển nông nghiệp bền vững. 1. Thực trạng nguồn nhân lực nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay Nguồn nhân lực trong nông nghiệp (tiếng Anh: Agricultural Human Resource) là tổng thể sức lao động tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, bao gồm số lượng và chất lượng của người lao động. (1) Số lượng nguồn nhân lực trong nông nghiệp bao gồm những người trong độ tuổi lao động (nam từ 15 đến 60 tuổi, nữ từ 15 đến 55 tuổi) và những người trên và dưới độ tuổi nói trên đang tham gia hoạt động sản xuất nông nghiệp). Như vậy, về lượng của nguồn nhân lực trong nông nghiệp khác ở chỗ, nó không phải chỉ bao gồm những người trong độ tuổi mà bao gồm cả những người trên và dưới độ tuổi có khả năng và thực tế tham gia lao động.  * Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 127 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI (2) Chất lượng nguồn nhân lực trong nông nghiệp bao gồm thể lực và trí lực của người lao động, cụ thể là trình độ sức khoẻ, trình độ nhận thức, trình độ chính trị, trình độ văn hoá, nghiệp vụ và tay nghề của người lao động. Nguồn nhân lực trong nông nghiệp có những đặc điểm riêng so với các ngành sản xuất vật chất khác. Cụ thể là, nó mang tính thời vụ cao, điều này làm phức tạp quá trình sử dụng yếu tố nguồn nhân lực trong nông nghiệp, có xu hướng quy luật là không ngừng thu hẹp về số lượng và được chuyển một bộ phận sang các ngành khác, trước hết là công nghiệp với những lao động trẻ khoẻ có trình độ văn hóa và kỹ thuật. Vì vậy, số lao động ở lại trong khu vực nông nghiệp thường là những người có độ tuổi trung bình cao và tỷ lệ này có xu hướng ngày càng tăng lên. Theo số liệu khảo sát của Trung tâm Thông tin, phân tích và dự báo chiến lược - Viện Khoa học Lao động và Xã hội, tổng số lao động trong lĩnh vực nông nghiệp của nước ta năm 2019 là 18.831.358 triệu người, trong đó lao động trong độ tuổi là 14.577.089 triệu người. Cơ cấu lao động tiếp tục chuyển dịch nhanh theo hướng giảm tỷ trọng lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, tăng tỷ trọng lao động trong công nghiệp và dịch vụ. Cụ thể, lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2019 giảm 3.017.998 triệu người so với năm 2015 (năm 2015 là 21.849.356 triệu người). Bảng 1. Số lao động có việc làm trong ngành nông - lâm nghiệp, thủy sản Đơn vị tính: Người Độ tuổi lao động 2015 2016 2017 2018 2019 15-19 1.471.771 1.174.667 1.192.853 1.023.381 972.066 20-24 1.860.975 1.662.892 1.532.277 1.365.757 1.160.322 25-29 1.839.162 1.792.738 1.604.279 1.516.952 1.399.081 30-34 2.014.613 2.060.714 1.985.377 1.718.294 1.656.280 35-39 2.198.541 2.251.886 2.132.743 1.987.761 1.788.022 40-44 2.362.874 2.483.925 2.374.681 2.206.659 1.939.289 45-49 2.540.664 2.551.953 2.503.143 2.536.739 2.148.427 50-54 2.617.083 2.758.806 2.729.111 2.623.948 2.361.945 55-59 2.036.453 2.352.283 2.276.740 2.297.429 2.123.723 60 trở lên 2.907.219 3.224.069 3.233.619 3.188.202 3.282.203 Tổng số 21.849.356 22.313.932 21.564.822 20.465.122 18.831.358 Nguồn: Trung tâm Thông tin, phân tích và dự báo chiến lược - Viện Khoa học Lao động và Xã hội 128 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI Nông thôn Việt Na ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: