Danh mục

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế biển trên địa bàn tỉnh Trà Vinh

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 380.37 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung đánh giá vai trò, tác động của nguồn nhân lực đối với sự phát triển kinh tế biển của tỉnh nhà. Qua đó, bài viết cho thấy vai trò và việc phát huy nhân tố này thời gian qua ở tỉnh Trà Vinh còn những hạn chế nhất định.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế biển trên địa bàn tỉnh Trà Vinh DOI: 10.35382/18594816.1.4.2020.418 Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh, tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long” NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH IMPROVING THE QUALITY OF HUMAN RESOURCES SERVING FOR MARINE ECONOMIC DEVELOPMENT IN TRA VINH PROVINCE ThS. Nguyễn Bá Nhiệm1, ThS. Trầm Hoàng Nam2, ThS. Trịnh Quốc Việt3 Tóm tắt: Bài viết tập trung đánh giá vai trò, tác động của nguồn nhân lực đối với sự phát triển kinh tế biển của tỉnh nhà. Qua đó, bài viết cho thấy vai trò và việc phát huy nhân tố này thời gian qua ở tỉnh Trà Vinh còn những hạn chế nhất định. Tỉnh Trà Vinh chưa khai thác được hết tiềm năng, đặc biệt là khi tỉnh đang đứng trước nhiều cơ hội để phát triển kinh tế biển. Từ đó, chúng tôi đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để phục vụ phát triển kinh tế biển trong thời gian tới. Từ khóa: chất lượng nguồn nhân lực, kinh tế biển, tỉnh Trà Vinh Abstract: This paper focuses on assessing the role and impact of human resources on the marine economic development of Tra Vinh Province. Thereby, the article indicates that, in recent years at Tra Vinh Province, the role and the promotion of human resources still exist certain limitations. Tra vinh has not yet reached its potential while the province is having many opportunities for marine economic development. Based on the mentioned assessments, a number of basic solutions have been proposed to improve the quality of human resources serving for marine economic development of Tra Vinh Province in the coming time. Keywords: human resources quality, marine economy, Trà Vinh Province 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Vùng biển và ven biển tỉnh Trà Vinh có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, an ninh, quốc phòng và môi trường sinh thái của tỉnh, có lợi thế trong khai thác xa bờ; là tuyến hàng hải quan trọng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long thông thương ra biển Đông với cả nước và là cửa ngõ giao thương hàng hải quốc tế. Biển Trà Vinh chứa đựng tiềm năng to lớn. Để biến những tiềm năng đó thành nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà, chúng ta cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp; trong đó, “đẩy mạnh giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực biển” được xác định là một trong các giải pháp chủ yếu để triển khai thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo tinh thần Nghị quyết 36-NQ/TW, ngày 1 Trường Đại học Trà Vinh; Email: nhiemnb@tvu.edu.vn 194 Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh, tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long” 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trương ương Đảng (khóa XII) [1]. Việc tập trung đầu tư lớn để phát triển kinh tế biển theo hướng hiện đại, bền vững là hướng đi đúng của tỉnh Trà Vinh, ngoài việc khắc phục những hạn chế còn tồn tại, vấn đề cấp thiết cần được đặc biệt quan tâm chính là sự đầu tư, từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực biển. 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN 2.1. Nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế biển Khái niệm nguồn nhân lực không chỉ bao hàm những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, cũng không chỉ bao hàm về mặt chất lượng mà còn chứa đựng các nội hàm rộng hơn [2]. Trong báo cáo đánh giá về những tác động toàn cầu hóa đối với nguồn nhân lực, Liên Hiệp quốc đã xác định “nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, kiến thức và năng lực thực tế cùng với những năng lực tồn tại dưới dạng tiềm năng của con người”. Cách tiếp cận này đã cho thấy sự đề cao yếu tố “chất lượng” trong đánh giá “nguồn nhân lực”. Ở một ý nghĩa tương đối, có thể xem nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là sự chiếm lĩnh trình độ lành nghề và phát triển năng lực, sử dụng năng lực đó của con người để tiến tới có việc làm hiệu quả cũng như thỏa mãn nghề nghiệp. Đó cũng được xem là quá trình làm biến đổi về số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của nền kinh tế, trong đó có kinh tế biển [3]. Có một số mô hình tăng trưởng thể hiện vai trò của nguồn nhân lực đối với phát triển kinh tế, tiêu biểu như hàm Cobb Douglas Y = AKaLβ, trong đó, K là vốn, L là lao động, A là yếu tố thể hiện năng suất, hiệu quả của việc sử dụng K và L (TFP) đã chứng minh sự tăng trưởng kinh tế chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó, yếu tố lao động, hay TFP (cũng do con người quyết định đến trình độ lao động, trình độ công nghệ) có ý nghĩa then chốt đến tăng trưởng, phát triển kinh tế bền vững bao hàm phát triển kinh tế biển [4]. 2.2. Một số đặc trưng của nguồn nhân lực phục vụ cho kinh tế biển Nguồn nhân lực biển một mặt vừa mang những đặc trưng chung của nguồn nhân lực xã hội, mặt khác do những yếu tố đặc thù của ngành nghề chi phối nên cũng có những đặc trưng cá biệt, cụ thể: Một là, nguồn nhân lực biển được chia thành hai nhóm: nhóm đặc thù và nhóm thông dụng. Nhóm đặc thù gồm những lao động có vai trò đặc trưng, quyết định thực hiện các công việc tiêu biểu của ngành kinh tế biển. Nhóm thông dụng là những người phục vụ trong các ngành kinh tế biển khác nhau nhưng có kiến thức chuyên môn nghiệp vụ chung, có thể luân chuyển. Phát triển nguồn nhân lực cần chú ý nhóm đặc thù, vì đây là nhân tố quyết định khả năng cạnh tranh của ngành và cũng đòi hỏi quá trình đào tạo riêng. Hai là, kinh tế biển vốn có điều kiện làm việc khắc nghiệt, chứa đựng nhiều rủi ro, nguy hiểm. Điều này có ảnh hưởng rất lớn trong quá trình đào tạo, tuyển chọn và sử dụng nguồn nhân lực. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: