Danh mục

Nâng cao hiệu quả dạy học môn âm nhạc đại cương cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 387.22 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Qua thực nghiệm sư phạm đã thu được kết quả khả quan. Từ đó phần nào khẳng định được sự cần thiết của việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Âm nhạc đại cương cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nâng cao hiệu quả dạy học môn âm nhạc đại cương cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE 2014, Vol. 59, No. 6BC, pp. 343-350 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC MÔN ÂM NHẠC ĐẠI CƯƠNG CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Nguyễn Thị Hồng Thanh Khoa Nghệ thuật, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Trong bài viết này, tôi đề cập đến mục tiêu hoàn thiện nhân cách người học toàn diện ở các mặt Đức - Trí - Thể - Mĩ. Song song với mục tiêu đó là đổi mới nội dung, phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học. Dựa trên kinh nghiệm giảng dạy, tôi đã đưa ra những nguyên tắt lựa chọn phương pháp dạy học môn Âm nhạc đại cương theo hướng đổi mới. Từ đó, vận dụng những phương pháp dạy học phù hợp vào từng chuyên đề một cách hợp lí. Bên cạnh đó là việc phân bổ lại thời lượng môn học và đưa ra hình thức kiểm tra đánh giá phù hợp với đặc thù môn học và lớp học. Qua thực nghiệm sư phạm đã thu được kết quả khả quan. Từ đó phần nào khẳng định được sự cần thiết của việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Âm nhạc đại cương cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Từ khóa: Nâng cao hiệu quả dạy học. 1. Mở đầu Trong nhiều năm trở lại đây, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến việc phát triển nhân cách người học toàn diện ở các mặt Đức - Trí - Thể - Mĩ. Song song với mục tiêu đó là đổi mới nội dung, phương pháp dạy học (PPDH) để nâng cao hiệu quả dạy học [3]. Sinh viên (SV) trường Đại học Sư phạm Hà Nội (ĐHSPHN) ngoài việc học các môn chuyên ngành, các em còn được tự do đăng kí học các môn tự chọn, trong đó có môn Âm nhạc đại cương (ANĐC). Dựa trên kinh nghiệm giảng dạy và kết hợp cùng các giảng viên (GV) khác trong khoa tham gia biên soạn giáo trình môn ANĐC hiện nay, chúng tôi nhận thấy sự cần thiết phải đổi mới PPDH nhằm nâng cao chất lượng và giúp SV chủ động trong việc học tập. Qua việc trực tiếp giảng dạy môn học và qua phỏng vấn, thăm dò ý kiến của SV thì có khoảng 76% SV cảm thấy học âm nhạc khó hiểu, không như những gì các em nghĩ khi đăng kí môn học. Từ đó, chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn ANĐC cho SV trường ĐHSPHN. Liên hệ: Nguyễn Thị Hồng Thanh, e-mail: nht12510@gmail.com 343 Nguyễn Thị Hồng Thanh 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Những nguyên tắc lựa chọn phương pháp dạy học môn Âm nhạc đại cương theo hướng đổi mới Các môn học âm nhạc trong tình hình thực tế hiện nay của Việt Nam mặc dù đã có những bước phát triển mạnh mẽ, thu hút nhiều người quan tâm so với thế kỉ trước do đời sống vật chất tinh thần đã được cải thiện rõ rệt nhưng vẫn là môn học khó. Mặc dù vậy, trong thời đại hội nhập đang diễn ra ở khắp các lĩnh vực kinh tế - xã hội, âm nhạc đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách tốt đẹp cho con người nói chung và là một trong những phương tiện cải thiện chất lượng sống, vì vậy làm chủ các kiến thức về âm nhạc là cần thiết. Các kiến thức này dù ít hay nhiều đều có những lợi ích thiết thực và có tác dụng dài lâu tác động đến cuộc sống của mỗi người trong xã hội. Vấn đề quan trọng được đặt ra đối với các nhà sư phạm là làm thế nào để thu hút hơn nữa SV tham gia học tập, nghiên cứu âm nhạc và nâng cao chất lượng giảng dạy trong mỗi tiết học. Bên cạnh đó, bắt đầu từ nửa cuối thế kỉ XX, thông qua rất nhiều các nghiên cứu và thực nghiệm, hầu hết các nhà lí luận và sư phạm trên thế giới đều rút ra kết luận: Người học phải là trung tâm của việc dạy học thì hiệu quả của việc dạy và học sẽ được nâng cao hơn nhiều lần so với các phương pháp khác. Quan điểm này được đánh giá như là một trong những quan điểm tiên tiến, quan trọng của giáo dục hiện đại thay thế cho phương pháp học thụ động của học sinh đang có từ trước. Mục tiêu này được thực hiện bằng cách sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, tác động lên quá trình giảng dạy để làm người học phải tham gia một cách chủ động, tích cực vào quá trình đó như một phần quan trọng không thể tách rời của một thực thể. Nói một cách khác, việc đổi mới giáo dục bằng các hình thức, phương pháp giảng dạy tích cực chính là vấn đề chuyển từ cách dạy và học mang tính truyền thụ kiến thức thụ động sang phương pháp tự nghiên cứu, phát huy tính chủ động tìm tòi sáng tạo của SV. Dựa trên quan điểm này, phải thay đổi, cải tiến các nội dung, phương pháp giảng dạy, mục tiêu, cách tổ chức một giờ giảng, các cách kiểm tra đánh giá. . . tóm lại là tất cả các nhân tố cấu thành trong quá trình giảng dạy để cho SV được tham gia từ khi chuẩn bị một tiết học. Mặt khác, các thành tựu của CN ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: