Danh mục

Nâng cao hiệu quả kinh tế để phát triển bền vững sâm Ngọc Linh tỉnh Quảng Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 468.29 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trên cơ sở phân tích thực trạng trồng, kết quả và hiệu quả kinh tế trồng sâm Ngọc Linh của các nông hộ ở huyện Nam Trà My , đề xuất biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng năng suất và có chiến lược phát triển bền vững sâm Ngọc Linh ở huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam trong thời gian đến.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nâng cao hiệu quả kinh tế để phát triển bền vững sâm Ngọc Linh tỉnh Quảng Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG SÂM NGỌC LINH TỈNH QUẢNG NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ IMPROVING THE ECONOMIC EFFICIENCY FOR SUSTAINABLEDEVELOPMENT OF NGOC LINH GINSENG IN QUANG NAM PROVINCE IN THE CONTEXT OF INTERNATIONAL INTEGRATION Nguyễn Việt Thiên - Sở Y tế tỉnh Quảng Nam Phan Văn Hoà - Trường Đại học Kinh tế, Đại học HuếTóm tắt Nam Trà My là huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam , được thiên nhiên ưu đãi và bantặng cây dược liệu quý hiếm , có giá trị kinh tế cao : Sâm Ngọc Linh. Tuy nhiên, hội nhập kinhtế quốc tế đã đem lại nhiều cơ hội nhưng cũng gây ra nhiều thách thức đối với phát triển bềnvững sâm Ngọc Linh . Thách thức lớn n hất hiện nay là làm sao để hộ nông dân tham giatrồng, bảo tồn và lưu giữ nguồn gen quý giữa rừng núi tự nhiên khắc nghiệt , cung cấp sảnphẩm cho thị trường. Yếu tố mang tính quyết định giải quyết thách thức đó là hiệu q uả kinh tếtrồng sâm Ngọc Linh. Tính đến năm 2014, diện tích trồng sâm Ngọc Linh của huyện đã lên đến 67,31 ha, vớidiện tích thu hoạch 8,22 ha. Kết quả điều tra hộ trồng sâm ở 3 xã trọng điểm là Trà Linh, TràNam và Trà Can g cho thấy năng suất sâm bình quân đạt 420 kg/ha. Sau 7 năm trồng, bìnhquân 1 ha thu được 13,6 tỷ đồng lợi nhuận. Nếu hộ trồng sâm bằng hạt giống ở xã Trà Linh ,năng suất và lợi nhuận cao hơn nhiều so với hộ trồng sâm bằng cây đầu mầm ở xã Trà Namvà Trà Cang. Để tăng năng suất, nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững sâm Ngọc Linh ,trong thời gian đến chính quyền huyện Nam Trà My cần khuyến khích hộ trồng sâm bằng hạt;tăng ngày công ch ăm sóc, canh tác; tham gia tập huấn kỹ thuật ; và có chính sách tín dụnghợp lý nhằm tăng vốn đầu tư cho các hộ trồng sâm ; rà soát và quy hoạch tăng diện tích trồngsâm ở xã Trà Linh trong điều kiện có thể ; tăng quy mô diện tích trồng sâm cho các hộ có điềukiện về vốn, kiến thức kỹ thuật và tâm huyết.Từ khóa: Sâm Ngọc Linh, hiệu quả kinh tế, hội nhậpAbstract Nam Tra My, a mountainous district of Quang Nam province, is blessed and bestowedrare medicinal plants with high economic value: Ngoc Linh ginseng. However, internationaleconomic integration has brought many opportunities, but also caused many challenges forsustainable development of Ngoc Linh ginseng. The biggest challenge now is how to engagefarmers in planting, conserving and storing precious medical plant to provide for themarket. Decisive factors to overcome these challenges is the economic efficiency of growingNgoc Linh ginseng. These are main contents presented in this article.Key words: Ngoc Linh ginseng, economic efficiency, integration1. Đặt vấn đề 1023 Sâm Ngọc Linh là loài cây dược liệu quý, phân bố chủ yếu ở vùng núi cao 1.200m đến2.100m ở huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Cây sinh trưởng, phát triển với yêu cầu khắtkhe về điều kiện tự nhiên, thiên nhiên, thời tiết, khí hậu. Do giá trị kinh tế lớn , nên hiện naySâm Ngọc Linh tự nhiên không nhiều. Phần lớn, được Trung tâm Dược liệu Trà Linh, Công tyCổ phần Dược Vật tư Y tế Quảng Nam và các hộ địa phương trồng vớ i quy mô nhỏ, manhmún. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay , sâm Ngọc Linh phải đối mặt vớinhiều thách thức, trong đó cạnh tranh là thách thức lớn nhất . Giải quyết điều đó, vấn đề đặt ralà làm sao để hộ n ông dân tham gia trồng , bảo tồn và lưu giữ nguồn gen quý giữa rừng núi tựnhiên khắc nghiệt, cung cấp sản phẩm cho thị trường . Yếu tố mang tính quyết định giải quyếtthách thức đó là hiệu quả kinh tế trồng sâm Ngọc Linh. Xuất phát từ những vấn đề đó , chúng tôi đi sâu thực hiện nghiên cứu đề tài : “SâmNgọc Linh tỉnh Quảng Nam: Hiệu quả kinh tế và chiến lược phát triển”.2. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở phân tích thực trạng trồng, kết quả và hiệu quả kinh tế trồng sâm NgọcLinh của các nông hộ ở huyện Nam Trà My , đề xuất biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinhtế, tăng năng suất và có chiến lược phát triển bền vững sâm Ngọc Linh ở huyện Nam Trà My ,tỉnh Quảng Nam trong thời gian đến.3. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục tiêu trên , nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp chính nhưthống kê mô tả, hạch toán kinh tế, toán kinh tế: phân tích hàm sản xuất Cobb – Douglas để ướclượng ảnh hưởng của các nhân tố đến năng suất sâm Ngọc Linh. Hàm sản xuất Cobb-Douglas códạng: Y = A.X1α1.X2α2.X3α3.e(β1.D1+ β2.D2+ β3.D3+ β4.D4) Trong đó: Y là năng suất củ tươi sâm Ngọc Linh (kg/ha); X1 là diện tích trồng sâm(ha); X2 là số ngày công lao động (ngày công); X3 là lượng vốn đầu tư(triệu đồng); D1 là biến giả,giống (D1 = 1 trồng bằng hạt giống; D1 = 0 trồng bằng đầu mầm); D2 là biến giả, địa phương (D2= 1 là xã Trà Nam, D2 = 0 là xã khác); D3 là biến giả, địa phương (D3 = 1 là xã Trà Cang, D3 = 0là xã Trà Linh); D4 là biến giả, tập huấn (D4 = 1 là chủ hộ trồng sâm có tham gia tập huấn trồngsâm, D4 = 0 là chủ hộ trồng sâm không tham gia tập huấn trồng sâm ). Số hộ trồng sâm được điềutra ở 3 xã là 150 hộ theo phư ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: