Danh mục

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp hiện nay

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 370.65 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết bước đầu đề xuất một số giải pháp như là một gợi mở cho thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động của tôn giáo hiện nay, qua đó, góp phần ổn định an ninh, chính trị, đại đoàn kết toàn dân,..hướng tới xây dựng thành phố Cao Lãnh văn minh, hiện đại trong tương lai. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp hiện nay NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI TÔN GIÁO Ở THÀNH PHỐ CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP HIỆN NAY SV: Dương Quý Nhân Hoàng Lớp: ĐHGDCT11 GVHD: ThS. Đỗ Duy Tú Tóm tắt: Từ lý luận chung về quản lý nhà nước đối với tôn giáo, trên cơ sở phân tích thực trạng của công tác quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở thành phố Cao Lãnh thời gian qua. Bài viết bước đầu đề xuất một số giải pháp như là một gợi mở cho thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động của tôn giáo hiện nay, qua đó, góp phần ổn định an ninh, chính trị, đại đoàn kết toàn dân,..hướng tới xây dựng thành phố Cao Lãnh văn minh, hiện đại trong tương lai. Từ khóa: tôn giáo ở Tp. Cao Lãnh. 1. Đặt vấn đề Thành phố Cao Lãnh là đơn vị hành chính của tỉnh Đồng Tháp, cùng với SaĐéc là 2 trung tâm kinh tế - chính trị - xã hội quan trọng của tỉnh. Dân số thành phố Cao Lãnh trên 163 nghìn người, trong đó đồng bào có đạo khoảng 23.770 người (Phật giáo khoảng 8.200; Công giáo khoảng 2.100; Tin lành khoảng 1.900; Phật Giáo Hòa Hảo khoảng 5.000; Cao Đài khoảng 6.200; Nam tông Minh sư đạo khoảng trên 30) [1; tr.1]. Các hoạt động tôn giáo trên địa bàn thành phố ngày càng phát triển, số lượng người theo các tôn giáo tăng – với tôn giáo ở thành phố Cao Lãnh đạt được nhiều kết quả nhất định. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề như: công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành trong giải quyết những thủ tục hành chính tôn giáo còn bất cập; ở một số xã, phường chức năng quản lý nhà nước đối với tôn giáo còn thiếu đồng bộ và chưa linh hoạt... Trước tình hình đó, việc nghiên cứu cũng như đề ra phương hướng và giải pháp nhằm từng bước nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với 192 tôn giáo trên địa bàn Thành phố Cao Lãnh là một việc làm có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. 2. Nội dung 2.1. Khái niệm về quản lý nhà nước, quản lý nhà nước đối với tôn giáo Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội mang tính nhà nước nhằm tổ chức và điều khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người, được hiểu theo hai nghĩa: Theo nghĩa rộng: là dạng quản lý xã hội của Nhà nước, được sử dụng quyền lực Nhà nước (quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp) để điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người. Nghĩa hẹp: Là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực Nhà nước với chức năng chấp hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật của cơ quan trong hệ thống hành pháp. Quản lý nhà nước về tôn giáo là một dạng điều chỉnh quá trình hoạt động tôn giáo bằng quyền lực nhà nước và cũng được hiểu theo hai nghĩa: Theo nghĩa rộng: Là quá trình dùng quyền lực Nhà nước để tác động, điều chỉnh, hướng các quá trình tôn giáo và hành vi hoạt động tôn giáo của tổ chức, cá nhân tôn giáo diễn ra phù hợp với pháp luật. Nghĩa hẹp: Là quá trình chấp hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật của các cơ quan trong hệ thống hành pháp để điều chỉnh các quá trình tôn giáo và mọi hành vi hoạt động tôn giáo của tổ chức, cá nhân tôn giáo diễn ra theo quy định của pháp luật. Như vậy quản lý nhà nước về tôn giáo ở cả hai nghĩa rộng và hẹp, đều tập trung vào việc quản lý các hoạt động của các tổ chức tôn giáo và đồng bào giáo dân. Mục tiêu tổng quát trong quản lý nhà nước đối với hoạt động của tôn giáo là góp phần tích cực vào xây dựng những giá trị văn hóa và chuẩn mực xã hội tốt đẹp, tạo nên những quan hệ lành mạnh giữa con người với con người. Trong đó, bảo đảm nhu cầu tín ngưỡng thuần túy của quần chúng nhân dân và mọi chủ trương chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước được thực hiện nghiêm minh; đồng thời, phát huy nhân lực, phát triển văn hóa, khắc phục các tệ nạn xã hội và đảm bảo ổn định chính trị - xã hội; Hình thành lối sống mới, xây dựng giá trị mới phù hợp với bản sắc dân tộc 193 và yêu cầu của thời đại; Ngăn ngừa sự lạm dụng tín ngưỡng, tôn giáo đi ngược lại với lợi ích dân tộc và phát triển xã hội nói chung. Nội dung chung về quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo thể hiện trên các lĩnh vực: Xây dựng chiến lược, kế hoạch dài hạn, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật đối với hoạt động tôn giáo; Tuyên truyền, phổ biến thực hiện chính sách, pháp luật đối với hoạt động tôn giáo; Quy định tổ chức phối hợp giữa các cơ quan trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo; Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo; Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về hoạt động tôn giáo. Cụ thể, quản lý về tổ chức tôn giáo: Đăng ký, công nhận, thành lập, chia tách, sát nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo; Thà ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: