Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công trình hạ tầng các xã vùng khó khăn, dân tộc thiểu số - 4
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công trình hạ tầng các xã vùng khó khăn, dân tộc thiểu số - 4Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com xuất và đời sống; kiểm soát được phần lớn các dịch bệnh xã hội hiểm nghèo; có đường giao thông xe cơ giới và đường dân sinh kinh tế đến các TTCX; thúc đẩy phát triển thị trường nông thôn. Phương thức chỉ đạo thực hiện chương trình Theo mục tiêu của chương trình, phương thức chỉ đạo thực hiện chương trình được chia thành 2 giai đoạn: - Giai đoạn đầu (1999-2000): được thực hiện trên phạm vi 1.000 xã, xem đây là bước thử nghiệm tập trung xây dựng cơ chế, giải pháp vận hành chương trình, xây dựng CSHT thiết yếu cho các xã và TTCX, xoá hộ đói kinh niên, giảm mỗi năm từ 4-5% số hộ nghèo; phát triển văn hoá, thông tin; phát triển giao thông đến trung tâm xã. - Giai đoạn tiếp theo )2001-2005): triển khai trên tất cả các xã 135, hoàn thiện cơ chế chính sách, lồng ghép có hiệu quả các ch ương trình, dự án, thực hiện đồng bộ các dự án thành phần, chú trọng chuyển mạnh cơ cấu đầu tư theo hướng ưu tiên phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, hầu hết các xã có đường giao thông đến trung tâm cụm xã, đảm bảo cung cấp đủ nước sinh hoạt cho đồng bào; phát triển y tế, giáo dục và văn hoá, xã hội, thu hút phần lớn trẻ em trong độ tuổi đến trường; đại bộ phận đồng bào được bồi dưỡng, tiếp thu kinh nghiệm sản xuất, kiến thức khoa học, thay đổi tập quán sản xuất cho đồng bào và từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đào tạo; bồi dưỡng cán bộ cơ sở; giảm tỷ lệ hộ nghèo các xã ĐBKK xuống dưới 25%. 1.7.2. Nhiệm vụ của chương trìnhSimpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Chương trình 135 có 5 nhiệm vụ chủ yếu: 1. Quy hoạch bố trí lại dân cư ở những nơi cần thiết, từng bước tổ chức hợp lý đời sống sinh hoạt của đồng bào các bản, làng, phum, soóc ở những nơi có điều kiện, nhất là những xã vùng biên giới và hải đảo, tạo điều kiện để đồng bào nhanh chóng ổn định sản xuất và đời sống. 2. Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, gắn với chế biến, ti êu thụ sản phẩm để khai thác nguồn tài nguyên và sử dụng lao động tại chỗ, tạo thêm nhiều cơ hội về việc làm và tăng thu nhập, ổn định đời sống, từng bước phát triển sản xuất hàng hoá. 3. Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn phù hợp với quy hoạch sản xuất và bố trí lại dân cư, trước hết là hệ thống đường giao thông; nước sinh hoạt; hệ thống điện ở những nơi có điều kiện, kể cả thuỷ điện nhỏ. 4. Quy hoạch và xây dựng các TTCX , ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình về y tế, giáo dục, dịch vụ thương mại, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, cơ sở phục vụ sản xuất và phát thanh truyền hình. 5. Đào tạo cán bộ xã, bản, làng, phum, soóc, giúp cán bộ cơ sở nâng cao trình độ quản lý hành chính và kinh tế để phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. 1.7.3 Chính sách và giải pháp thực hiện chương trình Để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ nêu trên, tại Quyết định 135, Thủ tướng Chính phủ đã đề ra một số chính sách chủ yếu: chính sách đất đai;Chính sách đầu t ư tín dụng; chính sách phát triển nguồn nhân lực; Chính sách thuế; Nhiệm vụ của cácSimpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com cấp các ngành và kêu gọi sự ủng hộ, đóng góp của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện chương trình. Trong đó vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến đầu tư hạ tầng các xã 135 là chính sách đầu tư, tín dụng; Chính sách phát triển nguồn nhân lực và huy động đóng góp của các cấp các ngành, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước cho chương trình. 1. Chính sách đầu tư tín dụng - Nhà nước ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp, nơi có thể làm thuỷ lợi để phát triển lúa nước thì được dùng vốn ngân sách để hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi. ở vùng cao, đặc biệt khó khăn không có ruộng nước thì hỗ trợ kinh phí để làm ruộng bậc thang, giúp đồng bào có điều kiện sản xuất lương thực tại chỗ. - Các chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình khác có liên quan trên địa bàn phải dành phần ưu tiên đầu tư cho chương trình này. - Các hộ gia đình thuộc phạm vi chương trình được ưu tiên vay vốn từ ngân hàng người nghèo (sau này là ngân hàng chính sách xã hội) và các nguồn vốn tín dụng ưu đãi khác để phát triển sản xuất. - Chủ tịch uỷ ban nhân dân các tỉnh thuộc phạm vi chương trình này tập trung chỉ đạo, huy động các nguồn lực tại chỗ để thực hiện chương trình. - Ngoài nguồn vốn đầu tư phát triển chung toàn v ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Luận văn ngân hàng luận văn kinh tế bộ luận văn hay trình bày luận văn cấu trúc luận văn đại họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tiểu luận triết học - Vận dụng quan điểm cơ sở lý luận về chuyển đổi nền kinh tế thị trường
17 trang 233 0 0 -
Đề tài Thực trạng và nhưng giải pháp cho công tác quy hoạch sử dụng đất'
35 trang 201 0 0 -
Bàn về nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ thế giới và các loại hình hiện nay ở Việt Nam -4
8 trang 195 0 0 -
Luận văn tốt nghiệp: Thương mại điện tử trong hoạt động ngoại thương VN-thực trạng và giải pháp
37 trang 187 0 0 -
Đề tài: Tìm hiểu về thủ tục hải quan điện tử ở Việt Nam
47 trang 168 0 0 -
Báo cáo thực tập nhận thức: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Bắc An Giang
31 trang 166 0 0 -
LUẬN VĂN: Thực trạng và nhưng giải pháp cho công tác quy hoạch sử dụng đất
29 trang 164 0 0 -
Khóa luận tốt nghiệp: Môi trường đầu tư bất động sản Việt Nam: thực trạng và giải pháp
83 trang 160 0 0 -
Đề tài: Thực trạng và giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng tranh chấp lao động ở Việt Nam
23 trang 152 0 0 -
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh trong dài hạn bằng việc củng cố thị phần trong phân phối
61 trang 149 0 0