Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công trình hạ tầng các xã vùng khó khăn, dân tộc thiểu số - 7
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công trình hạ tầng các xã vùng khó khăn, dân tộc thiểu số - 7Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Việc tăng cường cán bộ từ tỉnh, huyện về giúp cho xã tổ chức thực hiện Chương trình XĐGN, trong đó có Chương trình 135 ở một số ít địa phương làm khá nhưng nhiều địa phương không làm tốt; thời gian đầu mới triển khai Chương trình các địa phương thực hiện khá rầm rộ, càng về cuối thì càng giảm tác động dần. Nguyên nhân cơ bản là thiếu một chính sách nhất quán cho hd này, nhất là chính sách lương, phụ cấp, thời gian công tác ở xã và vấn đề nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ tăng cường để họ hoà nhập với địa phương, đóng góp gì cho địa phương trong giai đoạn thực hiện XĐGN này. Trong báo cáo đánh giá của các địa phương, của một số cơ quan liên quan Chương trình 135 luôn nghiêng về số lượng, không đề cập đến chất lượng và những yêu cầu đặt ra với họ, vì vậy hiệu quả tăng cường cán bộ về xã công tác xem ra sôi động nhưng không thực chất. Nguyên nhân của mặt hạn chế: - Về khách quan: Đó là những khó khăn vốn có của những xã vùng cao, vùng sâu, biên giới: Chương trình thực hiện trên địa bàn rộng, các xã ĐBKK có địa hình hiểm trở, khí hậu phức tạp, suất đầu tư cao; nhiều tỉnh miền Trung và Nam Bộ bị lũ lụt hàng năm; xuất phát điểm từ cơ sở hạ tầng sơ khai, đời sống nhân dân còn khó khăn, trình độ dân trí thấp kém, đội ngũ cán bộ cơ sở còn yếu kém về chuyên môn nghiệp vụ… - Về chủ quan: Một số địa phương chưa quán triệt sâu sắc mục tiêu, nội dung Chương trình đến dân, chưa sát dân, dựa vào dân, chưa phát huy được nội lực của nhân dân để tổ chức thực hiện; đội ngũ cán bộ địa phương, cán bộ cơ sở chưa vươn lên ngang tầm với nhiệm vụ; công tác tổ chức thực hiện ở địa phương cònSimpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com yếu kém, thiếu toàn diện, nặng về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; không chủ động phát huy nội lực còn ỷ lại trông chờ vào NSTW. Sự phối hợp chỉ đạo của các cấp, các ngành chưa chặt chẽ, còn vi phạm các nguyên tắc và chưa vận hành đồng bộ các dự án của Chương trình. Một số địa phương quản lý các nguồn vốn đầu t ư trên địa bàn các xã thuộc Chương trình 135 không tập trung, thống nhất n ên việc phát huy và đánh giá hiệu quả các nguồn lực rất hạn chế… 6. Một số khó khăn, hạn chế về phát triển hạ tầng vùng ĐBKK Công trình hạ tầng thuộc Chương trình 135 xây dựng ở các xã ĐBKK hầu hết là công trình tạm, không thể xếp vào cấp, hạng theo quy phạm xây dựng của Việt Nam. Chúng ta đều hiểu rằng việc xây dựng những loại công trình không có cấp, hạng là không phù hợp với đặc điểm tự nhiên của vùng, nhưng đây là những công trình mang tính bức xúc nhằm đáp ứng yêu cầu trước mắt của người dân vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới trong giai đoạn xoá đói giảm nghèo. Mặt khác, với mức đầu tư bình quân 400-500 triệu đồng/xã/năm thì nhiều công ttình chỉ làm tạm, không thể xây dựng lớn hơn, kiên cố hơn, đàng hoàng hơn. Vì vậy có thể nói những công trình này đều thuộc loại dễ hư hỏng, kém ổn định và không an toàn. Trong thực tế đã có nhiều công trình bị xoá sổ do gặp rủi ro, nhiều công trình bị hư hỏng phải phục hồi khá tốn kém do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Các loại hình gây thất thoát lãng phí vốn đầu tư đối với công trình hạ tầng ở các xã ĐBKK diễn ra trong mọi thời kỳ của hai quá trình: trong quá trình xây dựng và trong quá trình sử dụng.Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Tính bền vững của công trình hạ tầng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện tự nhiên, công tác quản lý, chính sách trợ giúp của Chính phủ, khả năng ngân sách của Chính quyền các cấp, quy chế quản lý công tr ình của cộng đồng, ý thức của người dân… Sau đây là một số yếu tố gây khó khăn, hạn chế chủ yếu ảnh hưởng tới chất lượng công trình hạ tầng đầu tư ở vùng ĐBKK miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số (những ý kiến này bổ sung thêm cho phần hạn chế đã trình bày tại mục III, Chương III). 6.1. Đặc điểm tự nhiên không thuận lợi Các xã ĐBKK miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới có đặc điểm địa hình bị chia cắt mạnh, núi cao, suối sâu, độ dốc lớn, hiểm trở, mùa mưa thường gây ra lũ ống, lũ quét, tạo thành dòng chảy xiết, tàn phá nhiều công trình hạ tầng quan trọng của Nhà nước đầu tư ở địa bàn này. Do vậy đối với những công trình hạ tầng của Chương trình 135 hầu hết là công trình tạm thì việc gặp rủi ro trong quá trình xây dựng cũng như trong quá trình khai thác sử dụng là khó tránh khỏi. Để hạn chế bớt tổ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Luận văn ngân hàng luận văn kinh tế bộ luận văn hay trình bày luận văn cấu trúc luận văn đại họcTài liệu liên quan:
-
Tiểu luận triết học - Vận dụng quan điểm cơ sở lý luận về chuyển đổi nền kinh tế thị trường
17 trang 254 0 0 -
Đề tài Thực trạng và nhưng giải pháp cho công tác quy hoạch sử dụng đất'
35 trang 216 0 0 -
Bàn về nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ thế giới và các loại hình hiện nay ở Việt Nam -4
8 trang 202 0 0 -
Luận văn tốt nghiệp: Thương mại điện tử trong hoạt động ngoại thương VN-thực trạng và giải pháp
37 trang 197 0 0 -
Khóa luận tốt nghiệp: Môi trường đầu tư bất động sản Việt Nam: thực trạng và giải pháp
83 trang 176 0 0 -
Đề tài: Tìm hiểu về thủ tục hải quan điện tử ở Việt Nam
47 trang 173 0 0 -
Báo cáo thực tập nhận thức: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Bắc An Giang
31 trang 167 0 0 -
LUẬN VĂN: Thực trạng và nhưng giải pháp cho công tác quy hoạch sử dụng đất
29 trang 165 0 0 -
Đề tài: Thực trạng và giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng tranh chấp lao động ở Việt Nam
23 trang 154 0 0 -
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh trong dài hạn bằng việc củng cố thị phần trong phân phối
61 trang 150 0 0