Danh mục

Nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam thông qua công cụ kế toán quản trị

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 334.18 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết thông qua tìm hiểu vai trò kế toán quản trị trong doanh nghiệp nhỏ và vừa, bài viết đề xuất một số giải pháp giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa vận dụng kế toán quản trị một cách hiệu quả nhằm nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam thông qua công cụ kế toán quản trị n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI VIỆT NAM THÔNG QUA CÔNG CỤ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ #PGS.TS.Mai Thị Hoàng Minh Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh Tóm tắt: Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNNVV) đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và xã hội tại các nước đang phát triển (Karanja&Mwangi, 2013; Zabri, 2015). Tuy nhiên, việc thiếu kỹ năng kế toán quản trị (KTQT) để đưa ra quyết định là trở ngại lớn cho việc phát triển một doanh nghiệp (DN) cũng như khó có khả năng tiếp cận tín dụng (Mbogo, 2011). Thông qua tìm hiểu vai trò KTQT trong DNNVV, bài viết đề xuất một số giải pháp giúp DNNVV vận dụng KTQT một cách hiệu quả nhằm nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của các DNNVV. Từ khóa: Doanh nghiệp nhỏ và vừa; kế toán quản trị; tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa. Abstract: Small and Medium enterprises (SMEs) play a vital role in economic and social development of developing countries (Karanja&Mwangi, 2013; Zabri, 2015).Lack of managerial accounting skills for decision making are as much obstacles to developing a small business as is the inability to access credit (Mbogo, 2011). Through examining the role of managerial accounting in SMEs, the paper proposes a number of solutions that help SMEs apply management accounting effectively to improve the ability to access credit. Keywords: Small and Medium enterprises; managerial accounting;Credit of SMEs. 1. Đặt vấn đề Khu vực DNNVV đã được công nhận trên thế giới vì vai trò của nó trong việc tạo ra cơ hội việc làm và giảm nghèo (Kithae và cộng sự, 2012). Đối với các nước đang phát triển, các DNNVV là một phần cơ bản của nền kinh tế và đóng một vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng, đổi mới và thịnh vượng (Badenhorst-Weiss và Cilliers, 2014; Nkosi và cộng sự, 2013). Các nghiên cứu khác nhau đã xác định hiệu quả hoạt động của các DNNVV của một quốc gia là một tín hiệu tốt về triển vọng trong tương lai (Xesha và cộng sự, 2014). Theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, tính đến 20/4/2017, cả nước có khoảng 612.000 DN đang hoạt động, trong đó DNNVV chiếm khoảng 97%, đóng góp khoảng 45% GDP, 31% tổng thu ngân sách và thu hút hơn 5 triệu lao động. Tuy nhiên, khu vực DNNVV có quy mô vốn nhỏ, thường gặp khó khăn trong việc tiếp cận với nguồn vốn chính thức. Theo các số liệu nghiên cứu cho thấy, hiện chỉ có khoảng 1/3 DNNVV (chưa đến 36%) trong số các DN đang hoạt động tiếp cận được vốn ngân hàng. Các DNNVV hoạt động trong cùng một môi trường với các đối tác lớn hơn nhưng 61 n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam không có các lợi ích liên quan như vốn thích hợp và nguồn nhân lực mở rộng như các tổ chức lớn hơn. Các DNNVV gặp phải áp lực cạnh tranh ngày càng tăng do sự toàn cầu hoá, pháp luật và các rào cản thương mại, cũng như sự gia tăng mở rộng thị trường do sự đổi mới về công nghệ và kỹ thuật (Smit và Watkins, 2012). Thậm chí, một tỷ lệ lớn các DNNVV thất bại trong 5 năm đầu tiên khi tham gia giao dịch vì vấn đề về nguồn tài chính (Berger và Udell, 2001; Reynolds và Lancaster, 2006; Ngân hàng Anh, 2001). Theo Rogerson (2001b) và Skinner (2005), thiếu tín dụng là một trở ngại lớn đối với các DNNVV mới nổi, những DN này chủ yếu dựa vào tiết kiệm cá nhân hoặc các khoản vay từ người thân và bạn bè, làm nguồn vốn khởi nghiệp của họ. Mặc khác, khả năng tiếp cận tín dụng đối với DNNVV chưa cao là do trình độ quản lý và áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất kinh doanh còn hạn chế; hoạt động sản xuất kinh doanh thường mang tính tự phát, thiếu chiến lược cụ thể, sức chịu đựng rủi ro thấp trước biến động của kinh tế vĩ mô và chính những điều đó đã ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ ngân hàng của DN, đặc biệt là thiếu kỹ năng KTQT để đưa ra quyết định là trở ngại lớn cho việc phát triển một DN cũng như khó có khả năng tiếp cận tín dụng (Mbogo, 2011). 2. Vai trò của KTQT trong DNNVV Vai trò của KTQT ngày càng được khẳng định, đặc biệt là trong các DNNVV (Marius và cộng sự, 2012). KTQT giúp các DNNVV giám sát và kiểm soát hoạt động tại đơn vị để quản lý tốt hơn các nguồn lực khan hiếm và nâng cao chất lượng của các quyết định đưa ra (Nandan, 2010). KTQT tham gia vào quá trình lập kế hoạch, hoạch định các chiến lược phát triển DN bao gồm cả dự toán nguồn kinh phí để thực hiện kế họach; Giúp cho DN chủ động hơn trong tìm kiếm nguồn lực, huy động tối đa năng lực hiện có của DN; cung cấp thông tin cho quá trình kiểm soát chi phí trong đơn vị. Thông qua các báo cáo KTQT về chi phí ở từng bộ phận, từng khâu kết hợp so sánh giữa kế hoạch và định mức; xác định mức độ chênh lệch; Từ đó, tìm ra nguyên nhân dẫn đến chênh lệch chi phí và có biện pháp can thiệp kịp thời. KTQT cung cấp thông tin cần thiết cho quá trình ra quyết định của chủ DN. Dựa vào các thông tin về chi phí mà KTQT cung cấp chủ DN có thể đưa ra các quyết định liên quan: Lựa chọn cơ cấu sản xuất sản phẩm; quyết định lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh; định giá bán sản phẩm. KTQT cung cấp thông tin cần thiết cho chủ DN đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị như tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, tình hình thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận của DN. Từ đó, sẽ giúp nâng cao năng lực quản trị, tài chính và hiệu quả sử dụng tài sản mà bên “cầu” (là các DNNVV) đáp ứng được theo yêu cầu của bên “cung” (là các ngân hàng). Vai trò của KTQT liên quan đến phân tích và kiểm soát chi phí được Marius và cộng sự (2012) minh họa như sau (Xem Hình 1) 62 n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam Hình 1. Sơ đồ thông tin liên quan đến phân tích và kiểm soát chi phí ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: