Thông tin tài liệu:
Bài viết giới thiệu về hát âm chuẩn và hợp xướng; khả năng hát hợp xướng của sinh viên đại học Sư phạm Âm nhạc; biện pháp nâng cao kĩ năng hát âm chuẩn cho sinh viên đại học Sư phạm Âm nhạc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nâng cao kĩ năng hát âm chuẩn trong dạy học hợp xướng cho sinh viên đại học Sư phạm Âm nhạc VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2020, tr 172-176 ISSN: 2354-0753 NÂNG CAO KĨ NĂNG HÁT ÂM CHUẨN TRONG DẠY HỌC HỢP XƯỚNG CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ÂM NHẠC Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương Lê Vinh Hưng Email: levinhhung@spnttw.edu.vn Article History ABSTRACT Received: 24/3/2020 Chorus in the Music Pedagogy Universitys training program is a subject that Accepted: 13/4/2020 provides students with the skills of singing along, listening to many friends, Published: 30/4/2020 looking at the total score, reading the total score ... in order to develop Keywords thinking, aesthetic sound with lots of friends and practice disciplines for skills, sound standard, collective activities. However, in recent years, improving the ability to sing chorus, music pedagogy. standard chords - an important skill in choral singing has not really been focused. The paper presents measures to improve the standard vocal skills in choir teaching for music pedagogical university students. The research results contribute to the renovation of music teaching activities at high schools today.1. Mở đầu Khi nghe bản hợp xướng, chúng ta có thể cảm nhận được những cái hay, cái đẹp trong sự cộng hưởng của âmthanh, từ đó làm cho trình độ thẩm mĩ âm nhạc được nâng cao. Với vai trò quan trọng như vậy, Hợp xướng đã đượcđưa vào chương trình dạy học ở nhiều cơ sở đào tạo trong toàn quốc cho nhiều ngành, trong đó có ngành Sư phạmâm nhạc. Một dàn hợp xướng hát chính xác mới có thể lột tả được đúng tính chất âm nhạc và nội dung tác phẩm.Tính khoa học cơ bản của nghệ thuật này là yêu cầu hát chính xác của từng bè để tạo nên sự hài hoà giữa các bè củatoàn bộ hợp xướng. Đó là vấn đề then chốt trong dạy học nhằm hướng tới rèn luyện các chất giọng tương đồng, cócùng một trình độ âm nhạc. Một trong những nguyên tắc cơ bản của việc dạy học hợp xướng là giảng viên phải nắmbắt được trình độ của sinh viên (SV), để từ đó lập kế hoạch dạy học, chuẩn bị các bài luyện tập phù hợp nhằm pháttriển năng lực thực hành ca hát và đáp ứng yêu cầu hát âm chuẩn của môn học hợp xướng. Trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Âm nhạc mới, nội dung Hát hợp xướng đã được Bộ GD-ĐT phêduyệt đưa vào dạy học từ lớp 10 đến lớp 12 (Bộ GD-ĐT, 2018). Đây chính là cơ hội và thách thức đối với giáo viênâm nhạc khi họ được thể hiện mình về kĩ năng hát âm chuẩn trong dạy học hợp xướng. Khả năng hát âm chuẩn củatừng SV luôn quyết định sự chuẩn xác của chỉnh thể hợp xướng. Do đó, việc hình thành cho SV hệ Đại học sư phạm(ĐHSP) âm nhạc khả năng hát âm chuẩn không chỉ mang ý nghĩa học thuật mà còn phát triển năng lực thẩm mĩ âmnhạc, năng lực làm việc nhóm… trong công tác giáo dục âm nhạc sau này.2. Kết quả nghiên cứu2.1. Giới thiệu về hát âm chuẩn và hợp xướng Hợp xướng là loại hình nghệ thuật âm nhạc được biểu hiện bằng giọng hát nhiều bè. Mỗi bè có cách thức trìnhdiễn tương đối độc lập về âm điệu và nhịp điệu, song có sự liên kết hài hoà với nhau trong một chỉnh thể âm nhạc.Với đặc trưng cơ bản đó, hợp xướng thực chất là lối diễn tấu tập thể nhằm liên kết thống nhất tư tưởng, tình cảm củamột cộng đồng nghệ sĩ trong một tác phẩm âm nhạc độc lập hoặc trong các thể loại âm nhạc khác như nhạc kịch(opera), thanh xướng kịch (oratorio), giao hưởng (symphony)... Dù được sử dụng theo cách nào thì hợp xướng cũngthường được các nhạc sĩ coi là một trong những phương tiện âm nhạc để chuyển tải tiếng nói đồng vọng của quầnchúng (Lê Vinh Hưng, 2014, tr 54). Âm chuẩn của hợp xướng có nghĩa là giữ cho giọng hát được đúng âm điệu: Một điệu thức vang lên bằng cáchthông qua giai điệu và thông qua hợp âm chứa đựng những cung bậc, những quãng của điệu thức đó. Âm chuẩn củahợp xướng được chia thành hai loại: âm chuẩn giai điệu và âm chuẩn hoà thanh (Lê Vinh Hưng, 2020).2.2. Khả năng hát hợp xướng của sinh viên đại học sư phạm âm nhạc Đối tượng được tuyển đầu vào hệ ĐHSP âm nhạc phần lớn đã có kiến thức nhất định về âm nhạc như: Lí thuyết âmnhạc, Xướng âm, Thanh nhạc, Nhạc cụ. Phần lớn các em ở độ tuổi thanh niên, có giọng hát đã “vỡ giọng”, là lứa tuổiđẹp nhất, sung sức nhất và có điều kiện chuyên tâm vào việc học tập. Do được tuyển chọn đầu vào qua môn Kiến thứcâm nhạc tổng hợp nên nhìn chung SV hệ ĐHSP âm nhạc có những thuận lợi nhất định trong đào tạo, có thể đáp ứng 172 VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2020, tr 172-176 ...