Danh mục

Nâng cao kỹ năng thuyết trình cho sinh viên ngành Giáo dục chính trị, trường Đại học Đồng Tháp hiện nay

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 483.84 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài nghiên cứu này tác giả muốn chỉ ra cho các bạn thấy những nguyên nhân làm cho kỹ năng thuyết trình của các bạn chưa hiệu quả, và quan trọng hơn tìm ra giải pháp cụ thể để khắc phục và phát huy kỹ năng thuyết trình cho các bạn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nâng cao kỹ năng thuyết trình cho sinh viên ngành Giáo dục chính trị, trường Đại học Đồng Tháp hiện nay NÂNG CAO KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP HIỆN NAY SV: Nguyễn Văn Thịnh - Phan Văn Giàu Lớp: ĐHGDCT 16A GVHD: ThS. Phùng Ngọc Tiến Tóm tắt: Kỹ năng thuyết trình của sinh viên ngành Giáo dục chính trị (GDCT) của Trường Đại học Đồng tháp còn nhiều hạn chế và chưa phát huy tốt tối đa kỹ năng này để đạt hiệu quả cao trong công việc và trong giao tiếp. Có thể thấy có rất nhiều nguyên nhân chi phối vấn đề nói trên, nhưng nhìn chung xoay quanh vẫn là ý thức cá nhân, sự rèn luyện, học hỏi, và nắm bắt chưa tốt, các bạn vẫn hay mắt một số lỗi đó là nội dung trình bày chưa rõ ràng, cử chỉ và hành động thuyết trình còn chưa phù hợp, và đặc biệt là kinh nghiệm thuyết trình của các bạn hoàn toàn còn nhiều bất cập, sự tự rèn luyện của các bạn còn rất thấp, khả năng gây sự chú ý cho người khác của các bạn còn chưa phát huy được. Vì thế bài nghiên cứu này tác giả muốn chỉ ra cho các bạn thấy những nguyên nhân làm cho kỹ năng thuyết trình của các bạn chưa hiệu quả, và quan trọng hơn tìm ra giải pháp cụ thể để khắc phục và phát huy kỹ năng thuyết trình cho các bạn. Từ khóa: Kỹ năng, thuyết trình, sinh viên, giáo dục chính trị 1. Đặt vấn đề Thuyết trình là một hình thức giao tiếp, đây là hình thức giao tiếp ở mức độ khá phức tạp, đòi hỏi phải có sự chuẩn bị kỹ càng trước khi thực hiện nếu người thực hiện muốn có một buổi thuyết trình thành công. Thuyết trình diễn ra khá thường xuyên trong môi trường công việc và học tập, nếu trình bày vấn đề một cách thuyết phục, người thuyết trình sẽ chuyển tải thông điệp trọn vẹn và chuyển tải nội dung đến người nghe như ý muốn, thông qua đó có thể tăng cường uy tín cũng như khả năng ảnh hưởng đến người khác. Đặc biệt là trong lĩnh vực học tập kỹ năng thuyết trình đóng vai trò vô cùng quan trọng, nó thể hiện sự tự tin, năng lực làm chủ kiến thức, và khả năng truyền đạt kiến thức của một cá nhân trước tập thể. Tuy nhiên một số bạn sinh viên lại chưa có kỹ năng thuyết trình tốt dẫn đến tình trạng rụt rè, sợ hãi khi được giao bài tập nhóm, hoặc đùn đẩy việc thuyết trình cho người khác. Chính vì thế, việc phát triển kỹ năng thuyết trình cho sinh viên, cụ thể là sinh viên ngành Giáo dục chính trị của trường Đại học Đồng tháp là một điều rất cần thiết, là hành trang cho các bạn sinh viên khi ra trường tham gia vào các công việc có đòi hỏi về kỹ năng này và sử dụng kỹ năng thuyết trình vào trong cuộc sống hàng ngày để đem lại hiệu quả cao. 2. Nội dung 2.1. Khái quát chung về thuyết trình a. Kỹ năng thuyết trình Ngạn ngữ Latinh có nói rằng: “Người nào sống được một mình thì hoặc là Thánh nhân, hoặc là Quỷ sứ”. Thật vậy, phạm đã là người ai cũng phải sống trong một xã hội nhất định, sinh hoạt trong một cộng đồng, tập thể nào đó. Trong môi trường sống đó, 165 con người bộc lộ ra bên ngoài nhu cầu cần được giao tiếp, được trao đổi thông tin và kinh nghiệm sống ra với cộng đồng bên ngoài. Giao tiếp là hoạt động xác lập các mối quan hệ xã hội giữa người với người nhằm thỏa mãn những nhu cầu nhất định của mỗi cá nhân. Trong quá trình giao tiếp, cá nhân cần trình bày và lập luận những nội dung muốn chuyển tải ra bên ngoài để người khác nghe theo một cách thuyết phục, đó chính là thuyết trình. Vậy, hiểu một cách khái quát “Thuyết trình là trình bày bằng lời trước nhiều người về một vấn đề nào đó nhằm cung cấp thông tin hoặc thuyết phục, gây ảnh hưởng đến người nghe” [3, tr.7]. Thực chất của thuyết trình là trả lời câu hỏi: Ai đang nói điều gì với ai? Họ sử dụng phương tiện nào để tạo ra kết quả gì? Nếu căn cứ theo mục tiêu và đặc điểm của các câu hỏi đó, người ta có thể chia thuyết trình ra thành hai loại: cung cấp thông tin và thuyết phục. Trong đó, cung cấp thông tin là chia sẻ, truyền tải thông tin cho người nghe theo chủ đích của người nói; còn thuyết phục là đưa ra các lý lẽ để làm người nghe chấp nhận hoặc hành động theo ý kiến của người nói. Thực tiễn đã chứng minh, người nào có kỹ năng thuyết trình tốt trong quá trình giao tiếp, người đó sẽ thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống. Vì vậy, sinh viên muốn thành công sau khi tốt nghiệp ra trường thì trong quá trình ngồi trên giảng đường đại học, cần thường xuyên rèn luyện kỹ năng thuyết trình của mình trước thầy cô và bạn bè. b. Vai trò của kỹ năng thuyết trình đối với sinh viên Kỹ năng thuyết trình có vai trò vô cùng quan trọng đối với việc học tập của sinh viên, nó chứng tỏ được năng lực diễn đạt và nắm bài của sinh viên thông qua những buổi thuyết trình môn học, hoặc chủ đề vận dụng kiến thức. Hầu hết trong suốt quá trình học tập của sinh viên, vấ ...

Tài liệu được xem nhiều: