Danh mục

Nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ giảng viên bộ môn phương pháp dạy học ở các trường Đại học Sư phạm - Yếu tố căn bản đổi mới giáo dục đại học Việt Nam

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 104.10 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trên cơ sở nghiên cứu những đặc điểm lao động sư phạm của giảng viên bộ môn Phương pháp dạy học có những nét đặc trưng riêng so với các giảng viên khác, nội dung bài báo đưa ra một số giải pháp then chốt nhằm nâng cao năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giảng viên bộ môn Phương pháp dạy học ở các trường Đại học Sư phạm hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ giảng viên bộ môn phương pháp dạy học ở các trường Đại học Sư phạm - Yếu tố căn bản đổi mới giáo dục đại học Việt NamJOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0027Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 3, pp. 56-63This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn NÂNG CAO NĂNG LỰC SƯ PHẠM CHO ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN BỘ MÔN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - YẾU TỐ CĂN BẢN ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM Nguyễn Thu Tuấn Khoa Nghệ thuật, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Trong các trường đại học sư phạm, đội ngũ giảng viên bộ môn Phương pháp dạy học giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình đào tạo của nhà trường. Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng đào tạo nói chung, chất lượng đào tạo nghiệp vụ sư phạm nói riêng ở các trường sư phạm, cần phát huy tốt vai trò của đội ngũ giảng viên bộ môn Phương pháp dạy học. Trên cơ sở nghiên cứu những đặc điểm lao động sư phạm của giảng viên bộ môn Phương pháp dạy học có những nét đặc trưng riêng so với các giảng viên khác, nội dung bài báo đưa ra một số giải pháp then chốt nhằm nâng cao năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giảng viên bộ môn Phương pháp dạy học ở các trường Đại học Sư phạm hiện nay. Từ khóa: Bộ môn Phương pháp dạy học; Năng lực nghề nghiệp; Giảng viên Đại học sư phạm; Đào tạo giáo viên.1. Mở đầu Trong nền giáo dục (GD) quốc dân, đối với bất cứ một cơ sở giáo dục - đào tạo (GD - ĐT)nào, đội ngũ giảng viên (GV) luôn là nhân tố quyết định đến chất lượng GD, vì năng lực và trìnhđộ của họ có ảnh hưởng rất lớn đến năng lực và trình độ của người học được họ đào tạo (ĐT). Trong số các năng lực cấu thành năng lực chung của người GV thì năng lực sư phạm (SP) làmột thành tố đặc biệt quan trọng góp phần vào sự thành công trong phát triển nghề nghiệp của họ,từ đó ảnh hưởng đến chất lượng chung của cả quá trình ĐT. Riêng đối với các trường SP thì nănglực này của đội ngũ GV còn có tầm ảnh hưởng quan trọng hơn nữa - vì ngoài chức năng giảngdạy, trang bị cho sinh viên (SV) những kiến thức chuyên ngành thì chính mỗi GV cũng là một tấmgương, một hình mẫu về phương pháp dạy học (PPDH) và nghiệp vụ sư phạm (NVSP) để SV noitheo; qua đó tạo nên những định hướng quan trọng về mô hình người GV, về phong cách giảngdạy. . . cho đội ngũ giáo viên tương lai. Trong các trường Đại học Sư phạm (ĐHSP), GV bộ môn PPDH đóng vai trò quan trọng:trực tiếp ĐT NVSP cho SV; hình mẫu về phương pháp và kĩ thuật giảng dạy; tư vấn chuyển giaocông nghệ DH; tiên phong trong đổi mới PPDH và phổ biến rộng rãi cho các GV khác; phát triểnchương trình ĐT, bồi dưỡng giáo viên và chương trình GD phổ thông (PT); đảm nhận đồng thờihai vai trò: GV ở trường/khoa ĐHSP, giáo viên ở trường PT. Vì vậy, nâng cao năng lực nghề nghiệpcho đội ngũ GV bộ môn PPDH ở các trường/khoa ĐHSP đang là một đòi hỏi cấp thiết để đáp ứngNgày nhận bài: 8/1/2016. Ngày nhận đăng: 21/4/2016.Liên hệ: Nguyễn Thu Tuấn, e-mail: thutuan.dhsphn@gmail.com56 Nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ giảng viên bộ môn phương pháp dạy học...yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện GD Đại học (ĐH) Việt Nam. Với vai trò đó, đòi hỏi ngườiGV SP ngoài năng lực chuyên môn sâu cần phải có năng lực NVSP, phải có một số phương phápvà kĩ thuật tổ chức quá trình tương tác trong lớp học [6]. Có nhiều bài báo đề cập tới các khía cạnh khác nhau về năng lực SP của người giáo viênnói chung và GV ĐH nói riêng, đó là các tác giả: Thái Huy Bảo [4], Vũ Quốc Chung [5], Lê ThịPhương Hoa [6], Nguyễn Thị Yến Phương, Nguyễn Mạnh Hưởng, Trần Khánh Ngọc [11]. . . Cácnghiên cứu về vai trò quan trọng và đặc trưng lao động SP của đội ngũ GV bộ môn PPDH củatác giả Thái Huy Bảo với “Đặc trưng lao động SP của GV bộ môn PPDH trong các trường/khoaĐHSP” [2]; định hướng “Phát triển đội ngũ GV bộ môn PPDH trong các trường/khoa ĐHSP” [3];trên cơ sở đó “Xây dựng bộ tiêu chuẩn năng lực nghề nghiệp và xác định các chuẩn phấn đấu củaGV bộ môn PPDH ở trường ĐHSP” [4]. Ở một góc nhìn khác, có đề xuất các biện pháp nâng caochất lượng dạy học (DH) bộ môn PPDH của tác giả Nguyễn Thế Hưng [7]. Chú trọng đến mảngcông tác rèn luyện NVSP cho SV có nghiên cứu của tác giả Trần Quốc Thành với “Rèn luyệnNVSP thường xuyên để nâng cao tay nghề cho SV các trường SP” [13]; tác giả Nguyễn Thu Tuấnvới “Định hướng công tác ĐT NVSP cho SV khoa Nghệ thuật Trường ĐHSP Hà Nội theo hướngtiếp cận phát triển năng lực” [14] v.v. . . Thực tế cho thấy, đội ngũ GV bộ môn PPDH ở các trường ĐHSP hiện đang có những hạnchế, bất cập nhất định về năng lực nghề nghiệp mà nguyên nhân chính là họ chưa được định hướngphấn đấu và đánh giá, xếp loại theo các tiêu chuẩn năng lực nghề nghiệp. Những hạn chế, bất cậpnày nếu khôn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: