Nâng cao thời gian bảo quản nho bằng sự kết hợp màng bao Calcium alginate và tinh dầu kháng nấm
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 875.98 KB
Lượt xem: 7
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết cho thấy toàn bộ trái ở mẫu đối chứng bị thối hỏng hoàn toàn sau 10 ngày bảo quản trong khi mẫu sử dụng màng bao duy trì thời gian bảo quản tốt hơn, sau 20 ngày mẫu xử lí Ca-alginate 1% đạt mức độ hư hỏng 30%. Tinh dầu ở nồng độ MIC đã gây tác động tiêu cực đến quá trình bảo quản quả, gây thối hỏng sớm, trong khi màng bao Ca-alginate 0,5% kết hợp với tinh dầu quế 1,25µl/ml cho thấy hiệu quả kháng C. acutatum tốt với nho, không bị thối hỏng sau 20 ngày bảo quản.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nâng cao thời gian bảo quản nho bằng sự kết hợp màng bao Calcium alginate và tinh dầu kháng nấmHội thảo khoa học khoa Công nghệ thực phẩm 2018NÂNG CAO THỜI GIAN BẢO QUẢN NHO BẰNG SỰ KẾT HỢP MÀNG BAO CALCIUM ALGINATE VÀ TINH DẦU KHÁNG NẤM Lê Thị Thu Thảo*, Cù Thị Ngọc Quyền, Liêu Mỹ Đông Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh * Email: lethithuthao121996@gmail.com Ngày nhận bài: 07/07/2018; Ngày chấp nhận đăng: 12/07/2018 TÓM TẮT Nhằm giảm những kiểm soát hư hỏng trên nông sản bằng việc sử dụng các tác nhân kháng mốctổng hợp, các phương pháp về sử dụng tinh dầu và màng bao được nghiên cứu và ứng dụng trong bảoquản. Mục đích của nghiên cứu này là khảo sát ảnh hưởng của ba loại tinh dầu quế, hương nhu và bạchà tới Colletotrichum acutatum J.H. Simmondsbằng phương pháp khuếch tán qua thạch. Từ đó, chọnra loại tinh dầu thích hợp để kết hợp với màng bao Ca-alginate nhằm đánh giá khả năng bảo quản nhoNinh Thuận đã gây nhiễm C. acutatum (5 log CFU/ml dịch phun). Nghiên cứu cho thấy, các loại tinhdầu đều cho hoạt động kháng lại C. acutatum, trong đó tinh dầu quế cho hiệu quả ức chế hiệu quả nhấtvới nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) là 2,5µl/ml, so với tinh dầu hương nhu và tinh dầu bạc hà là20µl/ml. Ở khảo sát bảo quản, kết quả cho thấy toàn bộ trái ở mẫu đối chứng bị thối hỏng hoàn toànsau 10 ngày bảo quản trong khi mẫu sử dụng màng bao duy trì thời gian bảo quản tốt hơn, sau 20 ngàymẫu xử lí Ca-alginate 1% đạt mức độ hư hỏng 30%. Tinh dầu ở nồng độ MIC đã gây tác động tiêu cựcđến quá trình bảo quản quả, gây thối hỏng sớm, trong khi màng bao Ca-alginate 0,5% kết hợp với tinhdầu quế 1,25µl/ml cho thấy hiệu quả kháng C. acutatum tốt với nho, không bị thối hỏng sau 20 ngàybảo quản. Đây cũng chính là nồng độ kết hợp tốt nhất để đạt được hiệu quả trong bảo quản nho.Từ khóa: Colletotrichum acutatum, Ca-alginate, tác động kháng nấm, tinh dầu quế, tinh dầu hươngnhu, tinh dầu bạc hà. 1. MỞ ĐẦU Nho (Vitis spp.) là một trong những cây ăn quả được trồng rộng rãi trên thế giới [1]. Tại ViệtNam, nho xanh (Vitis vinifera) là giống nho quan trọng và thu về hiệu quả kinh tế cao. Ninh Thuận làmột trong số ít những địa phương tại Việt Nam có thể trồng được loại quả này. Nho là loại quả khôngchín sau thu hoạch, do đó quả phải đợi chín trên cây mới có thể thu hái, vì thế thời gian bảo quản ngắnhơn nhiều so với táo, xoài, chuối [2]. Bệnh thối chín nho - một bệnh nghiêm trọng gây ra bởiColletotrichum trên quả nho trưởng thành, lần đầu tiên được báo cáo ở Hoa Kỳ vào năm 1891 và đượctìm thấy ở hầu hết các vùng trồng nho [3]. C. acutatum là tác nhân gây bệnh thối chín nho đặc trưng,gây ra mất năng suất và làm giảm chất lượng rượu vang ở vùng rượu vang cận nhiệt đới [4]. Để giảmnhững tổn thất như vậy, nho thường được xử lý với các chất diệt nấm thông thường trong suốt mùa vàđược giữ lạnh với sự có mặt của sulfur dioxide [5]. Tuy nhiên, các ứng dụng này không được phéptrong nông nghiệp hữu cơ [5]. Trong những năm qua đã có nhiều nghiên cứu về việc ứng dụng tinhdầu vào kiểm soát hư hỏng và kéo dài chất lượng nông sản, vì tính chất an toàn cũng như thân thiệnvới môi trường [6]. Tuy nhiên, trở ngại chính cho việc sử dụng các thành phần tinh dầu như chất bảoquản thực phẩm là chúng thường không đủ mạnh như các thành phần đơn lẻ và gây ra các tác độngtiêu cực khi bổ sung đủ lượng cung cấp tác dụng kháng khuẩn [7]. Màng bao sinh học ứng dụng trong 65 Lê Thị Thu Thảo, Cù Thị Ngọc Quyền, Liêu Mỹ Đôngcông nghệ sau thu hoạch đóng vai trò như một rào cản hô hấp, tạo lớp phủ bên ngoài ngăn cản sự thoáthơi nước, được tiêu thụ như là một phần của sản phẩm thực phẩm. Tinh dầu với sự bao bọc bên ngoàicủa màng bao ăn được đã lưu giữ được các thành phần bay hơi giúp tăng hiệu quả kháng nấm[9]. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Vật liệu Tinh dầu sử dụng trong nghiên cứu này là tinh dầu quế (Cinnamomum cassia), tinh dầu hươngnhu (Oscimum gratissimum) và tinh dầu bạc hà (Mentha arvensis) có nguồn gốc từ Việt Nam. Chủng mốc C. acutatum được phân lập sử dụng trong nghiên cứu từ quả nho bị mốc được nuôicấy trên môi trường PDA, gửi giải trình tự và định danh tại công ty Nam Khoa. Chủng được hoạt hóavà tăng sinh trong môi trường PDA trong 7ngày / 28oC cho đến khi các bào tử hình thành. Nho sử dụng trong nghiên cứu là giống nho xanh (Vitis vinifera) ở tỉnh Ninh Thuận được thu háitại vườn và vận chuyển về nơi nghiên cứu trong 24h. Tween 80 (0,3% v/v) được hấp vô trùng ở 121ºC/15 phút để chuẩn bị cho việc pha loãng tinhdầu. Tinh dầu được pha loãng trong tween 80 ở các nồng độ 60; 40; 20; 10; 5; 2,5; 1,25 µl/ml và đượcđồng nhất cho đến khi hệ nhũ tương hình thành.2.2. Phương pháp2.2.1. Kiểm tra hoạt tính kháng nấm bằng phương pháp khuếch tán trên thạch Thí nghiệm được tiến hành dựa theo nghiên cứu của Lieu và cộng sự (2018) được trình bày nhưsau [10]. Môi trường PDA đã được hấp khử trùng ở 1210C/15 phút được đỗ vào đĩa petri đã được hấptiệt trùng, mỗi đĩa 15ml. Các đĩa môi trường được chuẩn bị trước 24 giờ để loại bỏ những đĩa bịnhiễm. Bào tử mốc có nồng độ 5 log (tế bào ml hoặc bào tử ml) được cấy lên đĩa thạch và để khô trong5 phút. Hút 10 µl nhũ có tinh dầu với các nồng độ được lựa chọn nhỏ vào giữa mỗi đĩa, mẫu đối chứnglà mẫu được nhỏ nhũ không chứa tinh dầu. Sau 24 giờ ủ ở 28oC, đo đường kính vòng kháng nấm ởmỗi đĩa. Các giá trị MIC được xác định là nồng độ thấp nhất của tinh dầu ngăn ngừa sự phát triển cóthể nhìn thấy của C. acutatum.2.2.2. Đánh giá khả năng bảo quản nho bằng màng Ca-alginate kết hợp với tinh dầu quế Nho được loại b ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nâng cao thời gian bảo quản nho bằng sự kết hợp màng bao Calcium alginate và tinh dầu kháng nấmHội thảo khoa học khoa Công nghệ thực phẩm 2018NÂNG CAO THỜI GIAN BẢO QUẢN NHO BẰNG SỰ KẾT HỢP MÀNG BAO CALCIUM ALGINATE VÀ TINH DẦU KHÁNG NẤM Lê Thị Thu Thảo*, Cù Thị Ngọc Quyền, Liêu Mỹ Đông Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh * Email: lethithuthao121996@gmail.com Ngày nhận bài: 07/07/2018; Ngày chấp nhận đăng: 12/07/2018 TÓM TẮT Nhằm giảm những kiểm soát hư hỏng trên nông sản bằng việc sử dụng các tác nhân kháng mốctổng hợp, các phương pháp về sử dụng tinh dầu và màng bao được nghiên cứu và ứng dụng trong bảoquản. Mục đích của nghiên cứu này là khảo sát ảnh hưởng của ba loại tinh dầu quế, hương nhu và bạchà tới Colletotrichum acutatum J.H. Simmondsbằng phương pháp khuếch tán qua thạch. Từ đó, chọnra loại tinh dầu thích hợp để kết hợp với màng bao Ca-alginate nhằm đánh giá khả năng bảo quản nhoNinh Thuận đã gây nhiễm C. acutatum (5 log CFU/ml dịch phun). Nghiên cứu cho thấy, các loại tinhdầu đều cho hoạt động kháng lại C. acutatum, trong đó tinh dầu quế cho hiệu quả ức chế hiệu quả nhấtvới nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) là 2,5µl/ml, so với tinh dầu hương nhu và tinh dầu bạc hà là20µl/ml. Ở khảo sát bảo quản, kết quả cho thấy toàn bộ trái ở mẫu đối chứng bị thối hỏng hoàn toànsau 10 ngày bảo quản trong khi mẫu sử dụng màng bao duy trì thời gian bảo quản tốt hơn, sau 20 ngàymẫu xử lí Ca-alginate 1% đạt mức độ hư hỏng 30%. Tinh dầu ở nồng độ MIC đã gây tác động tiêu cựcđến quá trình bảo quản quả, gây thối hỏng sớm, trong khi màng bao Ca-alginate 0,5% kết hợp với tinhdầu quế 1,25µl/ml cho thấy hiệu quả kháng C. acutatum tốt với nho, không bị thối hỏng sau 20 ngàybảo quản. Đây cũng chính là nồng độ kết hợp tốt nhất để đạt được hiệu quả trong bảo quản nho.Từ khóa: Colletotrichum acutatum, Ca-alginate, tác động kháng nấm, tinh dầu quế, tinh dầu hươngnhu, tinh dầu bạc hà. 1. MỞ ĐẦU Nho (Vitis spp.) là một trong những cây ăn quả được trồng rộng rãi trên thế giới [1]. Tại ViệtNam, nho xanh (Vitis vinifera) là giống nho quan trọng và thu về hiệu quả kinh tế cao. Ninh Thuận làmột trong số ít những địa phương tại Việt Nam có thể trồng được loại quả này. Nho là loại quả khôngchín sau thu hoạch, do đó quả phải đợi chín trên cây mới có thể thu hái, vì thế thời gian bảo quản ngắnhơn nhiều so với táo, xoài, chuối [2]. Bệnh thối chín nho - một bệnh nghiêm trọng gây ra bởiColletotrichum trên quả nho trưởng thành, lần đầu tiên được báo cáo ở Hoa Kỳ vào năm 1891 và đượctìm thấy ở hầu hết các vùng trồng nho [3]. C. acutatum là tác nhân gây bệnh thối chín nho đặc trưng,gây ra mất năng suất và làm giảm chất lượng rượu vang ở vùng rượu vang cận nhiệt đới [4]. Để giảmnhững tổn thất như vậy, nho thường được xử lý với các chất diệt nấm thông thường trong suốt mùa vàđược giữ lạnh với sự có mặt của sulfur dioxide [5]. Tuy nhiên, các ứng dụng này không được phéptrong nông nghiệp hữu cơ [5]. Trong những năm qua đã có nhiều nghiên cứu về việc ứng dụng tinhdầu vào kiểm soát hư hỏng và kéo dài chất lượng nông sản, vì tính chất an toàn cũng như thân thiệnvới môi trường [6]. Tuy nhiên, trở ngại chính cho việc sử dụng các thành phần tinh dầu như chất bảoquản thực phẩm là chúng thường không đủ mạnh như các thành phần đơn lẻ và gây ra các tác độngtiêu cực khi bổ sung đủ lượng cung cấp tác dụng kháng khuẩn [7]. Màng bao sinh học ứng dụng trong 65 Lê Thị Thu Thảo, Cù Thị Ngọc Quyền, Liêu Mỹ Đôngcông nghệ sau thu hoạch đóng vai trò như một rào cản hô hấp, tạo lớp phủ bên ngoài ngăn cản sự thoáthơi nước, được tiêu thụ như là một phần của sản phẩm thực phẩm. Tinh dầu với sự bao bọc bên ngoàicủa màng bao ăn được đã lưu giữ được các thành phần bay hơi giúp tăng hiệu quả kháng nấm[9]. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Vật liệu Tinh dầu sử dụng trong nghiên cứu này là tinh dầu quế (Cinnamomum cassia), tinh dầu hươngnhu (Oscimum gratissimum) và tinh dầu bạc hà (Mentha arvensis) có nguồn gốc từ Việt Nam. Chủng mốc C. acutatum được phân lập sử dụng trong nghiên cứu từ quả nho bị mốc được nuôicấy trên môi trường PDA, gửi giải trình tự và định danh tại công ty Nam Khoa. Chủng được hoạt hóavà tăng sinh trong môi trường PDA trong 7ngày / 28oC cho đến khi các bào tử hình thành. Nho sử dụng trong nghiên cứu là giống nho xanh (Vitis vinifera) ở tỉnh Ninh Thuận được thu háitại vườn và vận chuyển về nơi nghiên cứu trong 24h. Tween 80 (0,3% v/v) được hấp vô trùng ở 121ºC/15 phút để chuẩn bị cho việc pha loãng tinhdầu. Tinh dầu được pha loãng trong tween 80 ở các nồng độ 60; 40; 20; 10; 5; 2,5; 1,25 µl/ml và đượcđồng nhất cho đến khi hệ nhũ tương hình thành.2.2. Phương pháp2.2.1. Kiểm tra hoạt tính kháng nấm bằng phương pháp khuếch tán trên thạch Thí nghiệm được tiến hành dựa theo nghiên cứu của Lieu và cộng sự (2018) được trình bày nhưsau [10]. Môi trường PDA đã được hấp khử trùng ở 1210C/15 phút được đỗ vào đĩa petri đã được hấptiệt trùng, mỗi đĩa 15ml. Các đĩa môi trường được chuẩn bị trước 24 giờ để loại bỏ những đĩa bịnhiễm. Bào tử mốc có nồng độ 5 log (tế bào ml hoặc bào tử ml) được cấy lên đĩa thạch và để khô trong5 phút. Hút 10 µl nhũ có tinh dầu với các nồng độ được lựa chọn nhỏ vào giữa mỗi đĩa, mẫu đối chứnglà mẫu được nhỏ nhũ không chứa tinh dầu. Sau 24 giờ ủ ở 28oC, đo đường kính vòng kháng nấm ởmỗi đĩa. Các giá trị MIC được xác định là nồng độ thấp nhất của tinh dầu ngăn ngừa sự phát triển cóthể nhìn thấy của C. acutatum.2.2.2. Đánh giá khả năng bảo quản nho bằng màng Ca-alginate kết hợp với tinh dầu quế Nho được loại b ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Màng bao calcium alginate Nồng độ MIC Phương pháp khuếch tán qua thạch Tinh dầu quế Tinh dầu hương nhu Tinh dầu bạc hàGợi ý tài liệu liên quan:
-
Bảo quản khoai tây bằng tinh dầu bạc hà
6 trang 18 0 0 -
6 trang 14 0 0
-
7 loại tinh dầu có lợi cho sức khỏe
3 trang 13 0 0 -
175 trang 9 0 0
-
Tổng hợp, phân tích cấu trúc và tính chất của một số Mentoxiaxetohiđrazit N- thế chứa dị vòng thơm
6 trang 5 0 0 -
7 trang 5 0 0
-
10 trang 1 0 0