Danh mục

Nâng cao vai trò của công đoàn trong việc phòng ngừa và giải quyết tranh chấp lao động tại doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 459.04 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Làm rõ vai trò của công đoàn trong việc giải quyết tranh chấp lao động tại các doanh nghiệp FDI (qua thực tiễn tại tỉnh Thanh Hóa). Đánh giá thực trạng quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động, trong đó trọng tâm phân tích các yếu tố tác động đến các lợi ích của người lao động, chủ doanh nghiệp, Nhà nước.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nâng cao vai trò của công đoàn trong việc phòng ngừa và giải quyết tranh chấp lao động tại doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ĐẶC BIỆT 11. 2015 NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA CÔNG ĐOÀN TRONG VIỆC PHÕNG NGỪA VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP FDI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA Lê Thị Thùy Linh1 TÓM TẮT Làm rõ vai trò của công đoàn trong việc giải quyết tranh chấp lao động tại các doanh nghiệp FDI (qua thực tiễn tại tỉnh Thanh Hóa). Đánh giá thực trạng quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động, trong đó trọng tâm phân tích các yếu tố tác động đến các lợi ích của người lao động, chủ doanh nghiệp, Nhà nước. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao vai trò của tổ chức công đoàn trong việc giải quyết tranh chấp lao động, góp phần xây dựng quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động trong khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Từ khóa: Tranh chấp lao động, công nhân lao động, công đoàn, công đoàn cơ sở 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm qua, tỉnh Thanh Hóa luôn là điểm nóng của cả nƣớc về các vụ việc tranh chấp lao động, công nhân đình công trái pháp luật với quy mô lớn. Điều đáng lƣu ý ở đây, các vụ việc chủ yếu tại các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài sử dụng nhiều lao động. Qua thực tế cho thấy, nguyên nhân sâu xa một phần là do công nhân chƣa đƣợc phổ biến kiến thức sâu rộng về pháp luật, ý thức chính trị và một phần còn do các tổ chức công đoàn chƣa phát huy hiệu quả trong việc bảo vệ quyền lợi, lợi ích của công nhân ngay tại doanh nghiệp. Trƣớc tình hình đó, việc tìm hiểu, nghiên cứu, xem xét mọi khía cạnh của tổ chức công đoàn tại các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa khi thể hiện vai trò của mình trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động là cần thiết. Qua đó có thể đƣa ra những mặt hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế và đề xuất các giải pháp nâng cao vai trò cho công đoàn trong việc ngăn ngừa và giải quyết các tranh chấp lao động tại các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. 2. NỘI DUNG 2.1. Một số lý luận cơ bản về tranh chấp lao động và vai trò của tổ chức Công đoàn trong việc giải quyết tranh chấp lao động 2.1.1. Một số lý luận cơ bản về tranh chấp lao động Theo quy định tại Khoản 1 Điều 157 Bộ luật Lao động, tranh chấp lao động có những đặc điểm như sau: 1 ThS. Giảng viên khoa KT-QTKD, Trường Đại học Hồng Đức 108 TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ĐẶC BIỆT 11. 2015 - Tranh chấp lao động luôn phát sinh, tồn tại gắn với quan hệ lao động. - Tranh chấp lao động không chỉ bao gồm tranh chấp về quyền và nghĩa vụ chủ thể mà còn tranh chấp về lợi ích của hai bên chủ thể. - Tính chất và mức độ của tranh chấp lao động luôn phụ thuộc vào quy mô, số lƣợng tham gia của các chủ thể. - Tranh chấp lao động là loại tranh chấp có tác động trực tiếp và ảnh hƣởng rất lớn đến bản thân và gia đình ngƣời lao động, nhiều khi còn tác động đến an ninh công cộng, đời sống kinh tế và chính trị của toàn xã hội. Phân loại tranh chấp lao động - Tranh chấp lao động cá nhân: Là tranh chấp giữa cá nhân ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động phát sinh trong quá trình áp dụng các quy phạm pháp luật vào từng quan hệ lao động cụ thể. Nội dung là quyền và lợi ích của cá nhân ngƣời lao động hoặc ngƣời sử dụng lao động. - Tranh chấp lao động tập thể: Là tranh chấp giữa tập thể ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động phát sinh trong việc thực hiện các điều khoản đã thỏa thuận hoặc trong việc thiết lập các quyền và nghĩa vụ của các bên. Nội dung là quyền và lợi ích của cả tập thể ngƣời lao động hoặc ngƣời sử dụng lao động. Tranh chấp lao động tập thể có hai dạng: Tranh chấp lao động tập thể về quyền và tranh chấp lao động tập thể lợi ích. 2.1.2. Vai trò của tổ chức Công đoàn trong việc giải quyết tranh chấp lao động Vai trò của Công đoàn trong việc ngăn ngừa, hạn chế các tranh chấp lao động - Tham gia xây dựng nội quy, quy chế lao động ở doanh nghiệp - Ký kết thỏa ƣớc lao động tập thể với ngƣời sử dụng lao động - Tham gia xây dựng, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách pháp luật liên quan tới ngƣời lao động - Tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật cho ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động Vai trò của Công đoàn trong việc tham gia giải quyết các tranh chấp lao động ở hội đồng hòa giải lao động cơ sở Việc Công đoàn tham gia vào hội đồng hòa giải lao động cơ sở, góp phần bảo vệ ngƣời lao động ngay từ khi tranh chấp mới phát sinh. Trong giai đoạn này, vai trò của Công đoàn cần phải đƣợc phát huy tối đa để nhằm giải quyết đƣợc tranh chấp bằng con đƣờng hòa giải, bảo vệ mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định. Vai trò của Công đoàn trong việc tham gia giải quyết các tranh chấp lao động tập thể ở hội đồng trọng tài cấp tỉnh Việc giải quyết thông qua hội đồng trọng tài lao động một mặt tạo điều kiện thêm cho tập thể lao động và ngƣời sử dụng lao động một lần nữa có điều kiện hòa giải và giải quyết những xung đột, tranh chấp trên những cơ sở, phƣơng án tốt đẹp nhất, mặt khác thông qua đó giúp phần nào hạn chế những tranh chấp phải trải qua những giai đoạn tiếp theo gây bất lợi ít nhiều cho ngƣời lao động, ngƣời sử dụng lao động và cho cả các cơ quan 109 TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ĐẶC BIỆT 11. 2015 có thẩm quyền cũng nhƣ trật tự xã hội. Thông qua đó cũng đã thể hiện đƣợc vai trò của tổ chức Công đoàn trong việc đại diện và bảo vệ tập thể ngƣời lao động. Vai trò của Công đoàn trong việc giải quyết các tranh chấp lao động ở Tòa án nhân dân Cán bộ công đoàn là ngƣời nắm rõ về tình tiết của vụ việc nên kh ...

Tài liệu được xem nhiều: