Nâng cấp trí nhớ của bạn (phần 1)
Myth: Người ta chỉ nhớ khoảng 10% tên của những người mà họ đã từng gặp. Fact: Chúng ta thường rất ấn tượng bởi diện mạo, nhưng không bao giờ liên hệ nó với những cái tên. Myth: Chúng ta quên khoảng 99% số điện thoại mà chúng ta được nhận. Fact: Hầu hết mọi người không thực sự chủ động trong việc ghi nhớ những con số. Myth: Đa số đều cho rằng bộ nhớ bị lão hóa theo thời gian. Fact: Trí nhớ chỉ thực sự giảm sút khi chúng ta...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nâng cấp trí nhớ của bạn (phần 1)
Nâng cấp trí nhớ của bạn (phần 1)
Myth: Người ta chỉ nhớ khoảng 10% tên của những người mà họ đã từng gặp.
Fact: Chúng ta thường rất ấn tượng bởi diện mạo, nhưng không bao giờ liên hệ nó với
những cái tên.
Myth: Chúng ta quên khoảng 99% số điện thoại mà chúng ta được nhận.
Fact: Hầu hết mọi người không thực sự chủ động trong việc ghi nhớ những con số.
Myth: Đa số đều cho rằng bộ nhớ bị lão hóa theo thời gian.
Fact: Trí nhớ chỉ thực sự giảm sút khi chúng ta không sử dụng thường xuyên. Nếu có tập
luyện, nó sẽ liên tục được nâng cao.
Myth: Rất nhiều người thú nhận rằng trí nhớ của họ rất tệ.
Fact: Chúng ta biện hộ rằng chúng ta chỉ là những “người trần mắt thịt”, và việc “quên
quên nhớ nhớ” là điều hết sức bình thường, vì chúng ta không hiểu rõ một sự thật: “Trí
nhớ cũng có thể cải thiện được”.
Trí nhớ của bạn tốt hơn bạn tưởng rất nhiều
• Hầu như ai cũng có những giấc mơ về gia đình, bạn bè, nơi chốn, về những kỉ
niệm mà họ đã không còn để ý trong 10 hay 30 năm. Tất cả đều hiện về rõ ràng,
từ màu sắc tới cảnh vật, hình ảnh, và chi tiết đến kì lạ.
• Mọi người trong số chúng ta đều có những lúc đột ngột hồi tưởng về quá khứ.
Một mùi hương quen thuộc, một cảm giác ấm áp hay một âm thanh dịu dàng, êm
ái, những thứ đó lại cuồn cuộn đổ về như dòng thác, làm ngập tràn tâm trí chúng
ta.
• Nhà báo Nga Shereshevsky không bao giờ cần ghi chép khi phỏng vấn. Ông có
thể nghe một giọng nói, và sau đó lặp lại từng câu, thậm chí từng từ những gì đã
nghe được. Các nhà khoa học kết luận trí thông minh của ông chỉ ở mức trung
bình. Ông cũng chẳng phải là “người ngoài hành tinh”. Ông chỉ thực hiện các qui
tắc nhớ rất thông thường hàng ngày.
• Theo nghiên cứu của giáo sư Rosenweigs vào những năm 70 thì trong một giây,
trung bình bộ não sinh ra lượng nơ ron đủ để có thể tiếp nhận 10 đơn vị thông tin,
và chúng ta cũng không bao giờ sử dụng quá được một nửa năng lực của nó.
• Trong một dự án, giáo sư nổi tiếng Penfield đã phát hiện ra rằng nếu dùng xung
điện kích thích lên não bộ, các bệnh nhân của ông sẽ có thể kể vanh vách những
gì đã xảy ra với họ, bao gồm cả màu sắc, mùi vị, tiếng ồn, hành động,… liên quan
đến các sự kiện ấy.
• Giáo sư Anokhin đã chứng minh rằng trí nhớ được tạo thành bởi các thành phần
điện rất nhỏ nằm giữa những tế bào chằng chịt của bộ não. Như chúng ta đã biết,
bộ não bao gồm hơn một triệu triệu (1.000.000.000.000) tế bào. Do đó, khả năng
kết hợp và liên hệ giữa chúng để tạo thành trí nhớ coi như là vô hạn.
• Trong khoảnh khắc cận kề giữa sự sống và cái chết, hầu hết mọi người đều nói
rằng: “Cả cuộc đời như lóe lên trong mắt tôi”. Chúng ta thường cười và cho rằng
đó chỉ là một vài khoảnh khắc nhất thời. Nhưng những nghiên cứu lại chỉ ra là họ
hoàn toàn nghiêm túc, và họ thậm chí đã hồi tưởng lại cả những kí ức đã bị lãng
quên hàng chục năm trời.
• Theo một thí nghiệm thì nếu chúng ta xem cùng lúc 1000 bức tranh, mỗi bức
trong vòng 1 giây. Tiếp theo, một người nào đó đặt vào 100 bức tranh mới, chúng
ta vẫn có thể phát hiện được những bức tranh mới này, với độ chính xác lên tới
99%.
• Kĩ năng về trí nhớ không có gì là mới lạ. Người Hi Lạp cổ đã sử dụng chúng từ
rất lâu rồi. Những nghiên cứu hiện đại chỉ ra rằng, chỉ cần bạn thành thạo một
trong số các kĩ năng này, và đạt điểm 9 / 10 trong bài kiểm tra chuẩn, bạn có thể
nhớ được đến 900 / 1000 bức tranh. Những kĩ năng này được sử dụng rộng rãi tại
rất nhiều nền văn hóa dưới nhiều hình thức khác nhau.
Tại sao chúng ta không sử dụng hết năng lực của trí nhớ?
Đôi khi, do một tác động kì lạ (hay thậm chí rất “dở hơi”) mà chúng ta nhớ rõ mồn một
về thông tin hay sự kiện nào đó. Nhưng mặt khác, chúng ta tỏ ra bết bát khi bắt buộc phải
ghi nhớ những gì chúng ta muốn nhập tâm, và có khi còn quên phắt đi chẳng biết đến bao
giờ mới có thể khôi phục lại (biết đâu ngay trước khi die, bạn mới phát hiện ra rằng ngày
ấy mình để cái chìa khóa trong toilet). Đó là thứ mà chúng ta vẫn thường gọi là “hội
chứng GIGO” (Garbage In, Garbage Out), hay nói nôm na là “nếu một con chó ăn phải
đồ ôi thiu thì nó sẽ tống ra toàn những thứ rác rưởi”. Những sinh viên không biết cách ghi
nhớ thông tin (hay tống vào trong đầu toàn những thứ lộn xộn, hổ lốn – Garbage In) sẽ
quên hết mọi kiến thức và nhận được “Garbage Out” trong giờ kiểm tra.
Nếu bạn là người có thói quen đánh mất những thứ lặt vặt như cái kính hay chìa khóa xe
máy, hay quên đi nội dung bài giảng, v.v…chắc chắn bạn sẽ rất bị động trong việc ghi
nhớ những ý niệm về tinh thần. Những thói quen hàng ngày không được bộ não “đánh
dấu” quan trọng. Những kí ức về chúng sẽ được lưu trong não như các FYI (online For
Your Information) và bộ não sẽ thấy không cần thiết phải ghi nhớ chúng.
Liên tưởng (tagging) thông tin đưa ...