Danh mục

Nắng dọc triền sông

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 93.48 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mẹ đứng trên triền sông, ngay dưới gốc cây gạo còn lác đác những bông hoa đỏ rực cuối mùa. Bàn tay xương xẩu của mẹ giơ lên trong nắng vẫy vẫy. Không hiểu sao nhìn cảnh ấy tôi thấy sống mũi mình cay cay. Tôi vội vàng quay đi, nhìn theo hướng con thuyền đang xuôi dần về phía hạ lưu, lòng nhủ lòng không được yếu đuối.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nắng dọc triền sông Nắng dọc triền sôngMẹ đứng trên triền sông, ngay dưới gốc cây gạo còn lác đác những bông hoa đỏrực cuối mùa. Bàn tay xương xẩu của mẹ giơ lên trong nắng vẫy vẫy. Không hiểusao nhìn cảnh ấy tôi thấy sống mũi mình cay cay. Tôi vội vàng quay đi, nhìn theohướng con thuyền đang xuôi dần về phía hạ lưu, lòng nhủ lòng không được yếuđuối. Tôi là con trai cơ mà. Thằng con trai hai mươi tuổi.Không phải bây giờ ý nghĩ đi tìm cha mới giục giã tôi lên đường. Tôi đã nghĩ đếnchuyện này rất lâu nhưng không dám thổ lộ cùng mẹ vì sợ bà đau lòng. Mẹ làngười phụ nữ hiền hậu, có phần cam chịu. Khi tôi học cấp ba, cha đã lên thuyền vềxuôi, cũng trong một ngày đầu hạ rực nắng thế này, khác chăng là hôm ấy cả tôi vàmẹ cùng đứng trên triền sông tiễn ông, khác nữa là ông hứa khi kiếm được tiền ôngsẽ trở về với hai mẹ con tôi. Còn tôi, hôm nay cũng ra đi trên một con thuyền vàdòng sông này, nhưng tôi không hứa hẹn. Tôi chỉ nói với mẹ ngắn gọn: con đi tìmcha. Trên khóe mắt mẹ lúc ấy, tôi thấy nước mắt bà đã ứa ra. Không, tôi không thểnhư mẹ, đợi chờ ở khúc sông này một con người trong vô vọng, bản lĩnh đàn ôngthúc giục tôi lên đường để tìm một câu trả lời dứt khoát. Và khoác chiếc balô bạcphếch, tôi đi.Nắng chiếu những tia sáng xuống mặt sông lấp lánh. Có chỗ cảm giác lóa mắt vìnắng. Người chủ thuyền thở dài: Nắng mới, mệt và ngột ngạt quá thôi. Tôi cườinhẹ. Thuyền vẫn trôi và trôi. Phía dưới kia là hạ lưu. Phía dưới đó có cha tôikhông? Cha nói đi kiếm tiền để dành ngày tôi vào đại học, có vào đại học mới mởmày mở mặt với người ta được con à. Thế mà tôi học xong phổ thông hai năm,không có tiền học đại học cùng chúng bạn, tôi đi học nghề, rồi đi làm đỡ đần mẹ,vậy nhưng cha vẫn không trở về. Bặt vô âm tín, một dòng chữ, một lời nhắn cũngkhông. Tôi không hi vọng hão huyền, tôi chỉ bực mẹ, mẹ chờ đợi điều gì trongquãng thời gian ấy mà mẹ luôn bênh vực cha? Niềm tin của mẹ dựa vào đâu? Dứtkhoát tôi sẽ tìm câu trả lời đúng cho mẹ trong chuyến đi này.Chủ thuyền châm điếu thuốc, rít một hơi thật sâu rồi phả ra. Trông anh có vẻ khoankhoái. Tôi ôm ngực ho sặc sụa. Anh nhìn tôi cười phá lên: “Mày có phải đàn ôngkhông đấy?”. Tôi cười ngượng nghịu: “Em không chịu được mùi khói thuốc”. Anhlại tiếp tục rít, đầu thuốc cháy đỏ rực. Không còn cười nữa, anh nói giọng trầm hẳnlại: “Cái gì cũng thế, không quen nhưng rồi sẽ quen”. Tôi im, nhìn những sóngnước ngay phía dưới chân mình. Trước còn đi học, cũng không bao giờ tôi nghĩmình sẽ như thế này. Tôi học rất khá và cũng đầy ước mơ. Nhưng tôi thương mẹvô cùng. Người mẹ cả cuộc đời lam lũ từ sáng đến tối, từ mùa đông sang mùa hạvậy mà đến giờ mái ngói nhà tôi đã nát vẫn không người đảo lại, tường mốc thếchrêu phong vẫn mặc sức xỉn đi theo thời gian. Đôi khi tôi tự hỏi: mẹ lam lũ cả cuộcđời tại sao vẫn không có lúc nào nhà tôi khấm khá hơn? Cái nghèo sao không thôiriết róng? Mùa lạc ngô, bàn tay mẹ vun cho bãi xanh rì, thêm đàn vịt thả sông, rỗirãi tất bật xuống sông mò ốc, mò cá… Thế sao ông trời vẫn không thương? Cha tôiđi rồi, tôi cần phải ở lại trong ngôi nhà này để làm một điểm tựa cho mẹ. Năm nămvắng bóng cha, tôi thấm thía nhà không có đàn ông cơ cực đến thế nào. Có lẽ vì thếmà giờ mẹ vẫn đùa tôi chững chạc hơn bạn bè cùng trang lứa rất nhiều.Dì Ba bảo tôi phải đến chục lần: “Tao nói mẹ mày không nghe, bỏ ruộng bãi chongười ta thuê, ra đây phụ bán hàng với dì cho đỡ vất vả. Đằng nào dì chẳng phảithuê người? Mày về nói lại xem được không con?”. Tôi lắc đầu: “Mẹ cháu khôngđi đâu”. “Sao thế?”. “Mẹ sợ cha về không có mẹ ở triền sông, cha lạc bước đitiếp”. Dì thở dài, tôi thở dài. Rồi dì lắc tay tôi: “Cái địa chỉ dì bảo ấy, mày còn giữkhông?”. Tôi gật. Dì tiếp: “Hôm nào dì cho tiền, mày đi một chuyến thử xem”. Tôicúi đầu, sao sống mũi cứ cay cay. Cũng là chị em chung dòng máu, sao dì mạnhmẽ mà mẹ lại hiền khô, sao chẳng ai ăn hiếp được dì mà mẹ lúc nào cũng nhúnnhường để nhận về mình những thiệt thua? Tôi thương mẹ nhưng tôi cũng rất bựcmẹ. Và hai dì cháu tôi lên kế hoạch, tính tính toán toán, dì dúi vào tay tôi ít tiền,xin cho tôi nghỉ làm ít ngày, rồi cũng dì gửi tôi lên con thuyền của người bạn dì. Dìbảo: “Đi đi, đi tìm câu trả lời đích đáng cho mẹ mày. Thà cho mẹ mày đau một lầncòn hơn cứ vò võ như Tô Thị thế con ạ”. Tôi vâng. Và hôm nay tôi xuôi dòng.Cuối con sông này là thành phố. Nơi chen chúc nhộn nhịp người xe, nơi người tatất bật lo toan tính đời thường. Nơi người ta không bao giờ đủ những kiên nhẫn đểđợi chờ những yêu thương, như mẹ, như tôi.Đến ngã ba sông vào thành phố, thuyền neo lại sau những ngày long đong nổi nênhtrên nước, anh chủ thuyền bắt tay tôi: “Chúc chú đi may mắn nhé”. Tôi chào anhvà nhảy lên bờ. Nắng bắt đầu nhạt màu, nhưng hơi nóng tỏa ra từ những khốibêtông cao vời vợi kia thì hầm hập. Hình như sau một ngày hấp thụ đầy đủ nhiệt,nó chỉ chực đến giờ để tỏa ra, như muốn rang khô những khối người đang chenchúc lại qua. Tôi ...

Tài liệu được xem nhiều: