Thông tin tài liệu:
Bài viết đề cập đến mô hình lí thuyết về các nhu cầu cơ bản của giáo viên và khả năng hiệu trưởng tạo điều kiện giúp giáo viên thỏa mãn nhu cầu đó. Đồng thời bằng thang đo được thiết kế gồm 39 chỉ báo tập trung vào 5 mặt biểu hiện chúng tôi đã khảo sát trên 97 hiệu trưởng và 142 giáo viên tiểu học và phân tích để thấy được thực trạng biểu hiện năng lực này ở hiệu trưởng tiểu học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Năng lực tiến hành động viên giáo viên của hiệu trưởng trường tiểu học: Từ lí thuyết đến thực tiễnJOURNAL OF SCIENCE OF HNUEEducational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6B, pp. 19-28This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vnDOI: 10.18173/2354-1075.2016-0096NĂNG LỰC TIẾN HÀNH ĐỘNG VIÊN GIÁO VIÊNCỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC: TỪ LÍ THUYẾT ĐẾN THỰC TIỄNNguyễn Thị Ngọc LiênKhoa Quản lí Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà NộiTóm tắt. Với quan niệm rằng động lực làm việc của giáo viên xuất phát từ việc có các điềukiện và môi trường thuận lợi giúp thỏa mãn các nhu cầu trong công việc của họ, chúng tôinghiên cứu năng lực tiến hành động viên giáo viên của hiệu trưởng tiểu học gắn với việctạo các điều kiện, môi trường giúp giáo viên thỏa mãn các nhu cầu cơ bản. Theo đó, bàiviết đề cập đến mô hình lí thuyết về các nhu cầu cơ bản của giáo viên và khả năng hiệutrưởng tạo điều kiện giúp giáo viên thỏa mãn nhu cầu đó. Đồng thời bằng thang đo đượcthiết kế gồm 39 chỉ báo tập trung vào 5 mặt biểu hiện chúng tôi đã khảo sát trên 97 hiệutrưởng và 142 giáo viên tiểu học và phân tích để thấy được thực trạng biểu hiện năng lựcnày ở hiệu trưởng tiểu học.Từ khóa: Năng lực, năng lực tiến hành động viên, hiệu trưởng tiểu học.1.Mở đầuĐộng viên (Motivate) là đem đến (cho ai đó) một lí do để làm điều gì đó hoặc làm cho mộtngười nào đó có sự quan tâm hay nhiệt tình đối với một cái gì đó [8], là kích thích tính tích cực làmviệc của con người [9], là tạo ra sự nỗ lực ở nhân viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của tổchức trên cơ sở thỏa mãn lợi ích cá nhân [5] . Một nghiên cứu của Brumback (1986) đã chỉ ra mốiquan hệ giữa thái độ giảng dạy của giáo viên (GV) với hiệu quả và kết quả học tập của học sinh.Theo đó, có sự khác biệt lớn về điểm số giữa những học sinh được dạy bởi những GV có sự hàilòng cao và những GV có sự hài lòng thấp trong công việc [2]. Để GV có được sự hài lòng và nhiệttình trong công việc, đòi hỏi tác động từ rất nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố đặc biệt quan trọng:nghệ thuật tác động đến con người của người quản lí, lãnh đạo mà trực tiếp nhất là hiệu trưởng(HT) nhà trường.Động viên có mối quan hệ mật thiết với nhu cầu. Điều này đã được khẳng định trong phépbiện chứng của tự nhiên của F. Engels và trong các lí thuyết tâm lí học nền tảng của Covaliốp [3],B. Ph Lomov [7]. . . Do vậy, để động viên GV, người HT tiểu học cần dựa trên các nhu cầu nổi trộicủa họ trong từng giai đoạn để xác lập các cách động viên phù hợp, hiệu quả. Theo đó, bài viếtquan niệm năng lực (NL) tiến hành động viên GV của HT tiểu học là khả năng HT vận dụng hiệuquả các hiểu biết về nhu cầu GV để lựa chọn cách thức tác động phù hợp nhằm gia tăng tính tíchcực của GV vì mục tiêu chung của nhà trường. Với tiếp cận như vậy, chúng tôi sẽ phân tích cơ sởlí luận và thực trạng NL tiến hành động viên GV của HT trường tiểu họcNgày nhận bài: 15/5/2016. Ngày nhận đăng: 20/8/2016Liên hệ: Nguyễn Thị Ngọc Liên, e-mail: lienqlgd@gmail.com19Nguyễn Thị Ngọc Liên* Phương pháp nghiên cứu:Để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng phối hợp nhóm các phương phápsau: Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết (phân tích và tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa líthuyết), nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn (điều tra viết; quan sát; nghiên cứu sản phẩm hoạtđộng; trò chuyện, phỏng vấn sâu); và phương pháp thống kê toán học (tính số trung bình cộng, sốtrung vị, hệ số tương quan, số phần trăm)* Khách thể nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu trên 97 HT trường tiểu học và 142 GV tiểuhọc2.Nội dung nghiên cứu2.1.Vài nét về NL tiến hành động viên GV của HT tiểu họcTheo quan điểm về bản chất động viên thì động viên có mối quan hệ chặt chẽ với với nhucầu và NL tiến hành động viên GV là khả năng tác động vào các nhu cầu GV của người HT.Có rất nhiều lí thuyết khác nhau bàn về nhu cầu. Song đến nay, lí thuyết được thừa nhậnvà nghiên cứu rộng rãi là lí thuyết thang bậc nhu cầu của Maslow (Maslow’s hierarchy of needs,1943). Theo lí thuyết đó, con người có năm nhu cầu cơ bản sắp xếp theo thanh bậc từ 1 đến 5 gồm:Nhu cầu sinh học, nhu cầu an toàn, nhu cầu giao tiếp, nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu tự khẳngđịnh. Bài viết dựa trên lí thuyết này để tiếp cận phân tích các biểu hiện của NL tiến hành động viênGV. Cụ thể:Bảng 1. Biểu hiện NL tiến hành động viên GV thông qua tác động vào các nhu cầuLoại nhu cầucủa GVNhu cầu tồn tạiNhu cầu liên kết,giao tiếpNhu cầu được tôntrọng20Khả năng tác động của HTXét tăng lương hợp lí cho GV- Thưởng bằng vật chất xứng đáng khi GV hoàn thành tốt công việc- Thực hiện công bằng, minh bạch trong phân chia phúc lợi- Bố trí cảnh quan nhà trường sạch đẹp, an toàn- Sắp xếp cơ sở vật chất nhà trường hợp lí- Trang bị đầy đủ trang thiết bị làm việc cho GV- Trang bị đầy đủ trang thiết bị học tập cho học sinh- Tổ chức thời gian làm việc hợp lí cho GV- Đưa ra các biện pháp xử lí kỉ luật khéo léo- Xây dựng nội quy nhà trư ...