Metformin : toan hóa acid lactic do metformin được khởi phát bởi suy thận chức năng liên quan đến các thuốc lợi tiểu, đặc biệt các thuốc lợi tiểu quai. Không được sử dụng metformin khi creatinine huyết thanh vượt quá 1,5 mg/dL (135 mmol/L) ở nam giới và 1,2 mg/dL (110 mmol/L) ở nữ giới. - Các thuốc cản quang có iode : trong trường hợp mất nước do lợi tiểu, nguy cơ gia tăng suy thận cấp, đặc biệt sau khi dùng liều cao các thuốc cản quang có iode. Bồi phụ nước trước khi dùng thuốc...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NATRILIX SR (Kỳ 4) NATRILIX SR (Kỳ 4) - Metformin : toan hóa acid lactic do metformin được khởi phát bởi suythận chức năng liên quan đến các thuốc lợi tiểu, đặc biệt các thuốc lợi tiểu quai.Không được sử dụng metformin khi creatinine huyết thanh vượt quá 1,5 mg/dL(135 mmol/L) ở nam giới và 1,2 mg/dL (110 mmol/L) ở nữ giới. - Các thuốc cản quang có iode : trong trường hợp mất nước do lợi tiểu,nguy cơ gia tăng suy thận cấp, đặc biệt sau khi dùng liều cao các thuốc cản quangcó iode. Bồi phụ nước trước khi dùng thuốc cản quang có iode. - Các thuốc chống trầm cảm imipramine (ba vòng), các neuroleptic : giatăng hiệu quả chống cao huyết áp và gia tăng nguy cơ hạ huyết áp tư thế (tác dụngcộng thêm). - Muối calcium : nguy cơ tăng calcium máu do bởi giảm bài tiết calciumqua nước tiểu. - Cyclosporine : nguy cơ tăng creatinine huyết thanh mà không có thay đổimức cyclosporine lưu thông, ngay cả khi không có mất nước và muối. - Corticosteroids, cosyntropine (toàn thân) : làm giảm tác dụng chống caohuyết áp (giữ nước và muối bởi corticosteroids). TÁC DỤNG NGOẠI Ý Đa số các tác dụng ngoại ý trên lâm sàng và thí nghiệm là phụ thuộc liềulượng. Thiazide và các thuốc lợi tiểu liên quan, bao gồm indapamide, có thể gây ra: Về các thông số xét nghiệm : - Mất kali và hạ kali máu, có thể đặc biệt trầm trọng ở một số dân số nguycơ cao (xem Thận trọng lúc dùng). Trong các thực nghiệm lâm sàng thực hiện vớiindapamide 1,5 mg, hạ kali huyết thanh đã được thấy trong vài trường hợp sau 4-6tuần điều trị. Kali huyết thanh < 3,4 mmol/l trong khoảng 10% bệnh nhân và kali huyếtthanh < 3,2 mmol/l trong 4% bệnh nhân. Sau 12 tuần điều trị, độ giảm trung bìnhcủa kali huyết thanh là 0,23 mmol/L. - Hạ natri máu với giảm thể tích máu, gây ra mất nước và hạ huyết áp tưthế. Sự mất đồng thời ion chlor có thể sau đó gây toan chuyển hóa bù, mặc dù tầnsuất xuất hiện và độ lớn của tác dụng này thấp. - Tăng acid uric huyết thanh và glucose máu trong lúc điều trị : sử dụng cácthuốc lợi tiểu này phải được xem xét cẩn thận ở các bệnh nhân thống phong hoặctiểu đường. - Các rối loạn về huyết học (hiếm hơn nhiều) : giảm tiểu cầu, giảm bạchcầu, mất bạch cầu hạt, giảm sản tủy xương, thiếu máu tán huyết. - Tăng calcium máu rất hiếm. Về mặt lâm sàng : - Khả năng xảy ra bệnh lý gan não ở các bệnh nhân suy gan (xem Chốngchỉ định và Chú ý đề phòng). - Các phản ứng tăng cảm, đặc biệt là da, ở các đối tượng dễ bị dị ứng và cácbiểu hiện suyễn. - Hồng ban dát sẩn (maculopapular rashes), tử ban, khả năng suy thoái thêmlupus ban đỏ hệ thống có trước. - Buồn nôn, bón, chóng mặt, suy nhược, dị cảm, nhức đầu và khô miệng,hiếm khi gặp và thường hồi phục sau khi giảm liều. - Ngoại lệ : viêm tụy. LIỀU LƯỢNG và CÁCH DÙNG Đường uống : 1 viên/ngày, thường vào buổi sáng. QUÁ LIỀU Không có tác dụng độc nào được thấy khi dùng đến 40 mg indapamide,tương đương với 27 lần liều thuốc cần cho điều trị. Các dấu hiệu của quá liều chủyếu bao gồm các rối loạn về nước và điện giải (hạ natri máu, hạ kali máu). Về lâmsàng, có thể buồn nôn, ói, hạ huyết áp, vọp bẻ, chóng mặt, buồn ngủ, lú lẫn, đaniệu hoặc thiểu niệu, hoặc trong trường hợp rất nặng : vô niệu (do hạ thể tíchmáu). Các phương pháp giúp đỡ ban đầu bao gồm nhanh chóng loại trừ thuốc(hoặc các thuốc) bằng rửa dạ dày và/hoặc dùng than hoạt tính, sau đó điều chỉnhlại cân bằng nước-điện giải trong bệnh viện chuyên khoa.BẢO QUẢNThời gian lưu giữ : 2 năm.Bảo quản nơi khô, ở nhiệt độ phòng (15oC-25oC).