Hãng Mathoushita, hãng sản xuất đồ điện lớn nhất Nhật Bản đã kiếm được một cách ngộ nghĩnh để làm tăng năng suất của nhân viên: trong xưởng có một phòng riêng ngoài treo chiếc bảng có hàng chữ: "Xin anh em tùy ý sử dụng". Sử dụng cái gì vậy? thưa, những gậy tre, dài có, ngắn có, lớn có, nhỏ có, chất đống trong phòng; nhân viên cứ việc dùng để đập ông chủ. Dĩ nhiên không phải là ông chủ bằng xương bằng thịt, mà là một hình nộm bằng chất nhựa giống y hệt ông...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nén giận
Nén giận
Hãng Mathoushita, hãng sản xuất đồ điện lớn nhất Nhật Bản đã kiếm
được một cách ngộ nghĩnh để làm tăng năng suất của nhân viên: trong
xưởng có một phòng riêng ngoài treo chiếc bảng có hàng chữ: Xin anh em
tùy ý sử dụng.
Sử dụng cái gì vậy? thưa, những gậy tre, dài có, ngắn có, lớn có, nhỏ
có, chất đống trong phòng; nhân viên cứ việc dùng để đập ông chủ. Dĩ nhiên
không phải là ông chủ bằng xương bằng thịt, mà là một hình nộm bằng chất
nhựa giống y hệt ông chủ. Khi một người thợ, một nhân viên phòng giấy
thấy ngán làm việc hoặc vì công việc đơn điệu quá, hoặc vì đã bị một thượng
cấp mắng oan, thì cứ tự do được ngưng công việc mà vô phòng gậy tre. Ban
giám đốc xác nhận rằng kết quả tuyệt hảo: ở trong phòng gậy tre ra, người
nào cũng hết chán nản mà hóa vui vẻ, hăng hái.
Truyện đó là truyện đùa hay là một ảo tưởng, hay là truyện nghiêm
trang đấy? thưa, rất nghiêm trang, và cách đó chỉ là để cho nhân viên, thợ
thuyền phát tiết nỗi uất hận trong lòng, tránh cho nó khỏi bị dồn ép xuống.
Đương cơn giận dữ, chắc bạn đã có lần liệng bể chén đĩa, khép cửa
đánh rầm một cái, giậm chân thình thình hoặc đương lái xe thì văng tục, chửi
rủa kẻ đã lái ẩu, mặc dầu biết rằng kẻ này không thể nghe thấy được.
Chắc đã có lần bạn nhận thấy rằng một ông chủ sự mới bị ông giám
đốc rầy, trở ra gây với người giúp việc, rồi người này không có ai ở dưới
mình nữa mà gây, trút cơn hận lên đầu kẻ nào lại gần, hoặc lên đầu vợ con ở
nhà.
Mà bạn cũng đã thấy một em nhỏ mới bị mẹ bạt tai, bực mình đập con
búp bê hoặc một chiếc ghế.
Các hành động đó đều là để trút bỏ một niềm oán hận; không thể đập
thẳng kẻ đã làm khổ mình một cách có lí hay vô lí (vì mình không có quyền
được đánh đập họ hay nhục mạ họ), thì chuyển cú đập xuống thấp, mà nạn
nhân của mình sẽ phải chịu thay cho kẻ kia.
Trút hận được như vậy người ta thấy dễ chịu liền. Người ta không còn
chứa chất nỗi hận trong đáy lòng nữa; để cho nó bị dồn ép trong tiềm thức,
không chế ngự, diệt nó đi thì nó có thể gây thác loạn cho tâm thần ta.
Vì vậy, hãng Nhật Bản đó hoàn toàn có lí, mà bạn cũng có lí nữa khi
bạn văng tục hay đập bể tan tành một cái đĩa, miễn là đừng để cho ai thấy,
và một khi đã hả dạ, bình tĩnh lại rồi, bạn lại đặc biệt hòa nhã với mọi người.
Nhưng có cách nào tốt hơn cách đó không?
Người ta kể cho tôi nghe chuyện một thầy tu tên là Konrad von
Altotting, giữ cửa một tu viện, phát súp cho các người nghèo. Một hôm, ông
đương phát súp thì một người hành khất liệng cả hai đĩa súp nóng vào mặt
ông. Ông bình tĩnh chùi mặt rồi thản nhiên bảo: Tôi chắc rằng món súp ấy
không vừa ý chú!.
Chúng ta phải nhận rằng thái độ đó thực là siêu quần, bẩm sinh ra
không ai được như vậy, mà chỉ tu tâm để tự chủ thì cũng không thể được
như vậy. Nguyên do ở chỗ nào khác kia.
Câu: Tôi chắc rằng món súp ấy không vừa ý chú! tỏ rằng tu sĩ đã
khách quan hiểu được hoàn cảnh: món súp ấy không ngon, vậy người hành
khất nổi giận thì có gì đâu mà lạ?
Tu sĩ đã hiểu người hành khất. Và sự hiểu biết đó chính là bí quyết
của những người nén được nỗi cay đắng mà họ phải chịu một cách bất công.
Vì vậy mà trước khi trút nỗi uất hận, chúng ta nên tự hỏi tại sao người kia lại
có thái độ đối với ta.
Tại sao ông chủ mình lại nổi quạu? Tại sao cô bán hàng nọ lại gắt
gỏng như vậy? Tại sao con mình lại ngỗ nghịch? Tại sao chồng mình lại vô
cớ la mình như vậy? Tại sao bà hàng xóm vênh váo tới mức đó?
Nếu ta thành thực tự hỏi như vậy thì chúng ta thấy rằng người nào
làm nhục ta đó, sở dĩ thái độ như vậy hầu hết là vì bất bình về cảnh hiện
tại hoặc về cuộc sống, chứ không phải bất bình về ta.
Thường ông chủ mắng nhân viên là ngẫu nhiên trút lên đầu nhân viên
những nỗi bực mình ông ta chất chứa trong lòng từ lâu. Có thể rằng hồi nhỏ,
cha mẹ nghiêm khắc, tàn nhẫn quá mà ông ta không dám phản kháng, phải
nuốt giận, nuốt hận và nghĩ bụng: Khi lớn nên, mình sẽ chỉ huy cho mà
coi.
Bà hàng xóm vênh váo như vậy có lẽ là do một mặc cảm tự ti. Bà
không chịu nhận rằng nghèo hơn, xấu hơn, quê mùa hơn bạn, và vênh vênh
váo váo như vậy để tỏ rằng bà ta hơn bạn.
Còn đứa bé ngỗ nghịch vì nó thấy bất mãn, xung đột với người xung
quanh. Người lớn đòi hỏi nó nhiều thứ quá, chút gì cũng bắt bẻ mà lại không
làm gương cho nó. Như vậy làm sao nó không hóa ra trâng tráo được?
Chúng ta làm bậy thì không sao, người khác làm bậy thì chúng ta
trách. Đáng lẽ rầy cô bán hàng là không niềm nở tiếp khách thì tại sao bạn
không bảo cô ấy, chẳng hạn: Công việc của cô cực nhọc. Phải tiếp đãi,
chiều ý mọi người thì làm sao để thấy đời vui cho được.
Nói như vậy, bạn sẽ giúp cho hai người: trước hết là giúp cho cô bán
hàng hết quạu quọ khi thấy mình được khách hàng cư xử một cách nhân đạo;
sau nữa là giúp cho chính bạn diệt được nỗi bất bình khi nó mới phát sinh.
Dĩ nhiên, những lời ...