Danh mục

Nền kinh tế Việt Nam trong công cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 331.84 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết mang đến một cái nhìn tổng quan về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư cùng với tác động của nó tới nền kinh tế toàn cầu nói chung, và nền kinh tế Việt Nam nói riêng; trên cơ sở đó đưa ra một số đề xuất về chính sách đối với Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nền kinh tế Việt Nam trong công cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM TRONG CÔNG CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ThS. Nguyễn Thị Tuyến Trƣờng Đại học Hải Phòng Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang biến thế giới trở thành một ngôi làng toàn cầu, khi mà ranh giới địa lý giữa các quốc gia đang ngày càng bị xóa nhòa. Những thành tựu về khoa học công nghệ đến từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, như trí tuệ nhận tạo, người máy, mạng lưới vạn vật, mạng xã hội, … đang tạo ra những biến đổi chưa từng có trên mọi lĩnh vực của đời sống. Là một thành viên trong nền kinh tế thế giới, Việt Nam cần hiểu rõ về những nội dung cũng như những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để có thể tranh thủ những cơ hội đồng thời giảm thiểu những tác động tiêu cực, tạo ra những sự phát triển bứt phá. Bài báo mang đến một cái nhìn tổng quan về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư cùng với tác động của nó tới nền kinh tế toàn cầu nói chung, và nền kinh tế Việt Nam nói riêng; trên cơ sở đó đưa ra một số đề xuất về chính sách đối với Việt Nam. Từ khóa: Cách mạng công nghiệp 4.0, Việt Nam, chính sách kinh tế, … 1. MỞ ĐẦU Nhân loại đang bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư được xây dựng trên nền tảng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 3 trước đó. Nó được coi là sự hợp nhất các công nghệ đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế toàn cầu, dẫn tới sự mờ đi ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số và sinh học. Việc nghiên cứu, dự đoán tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu của thế giới nói chung và mỗi quốc gia nói chung. Cùng với quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, những hậu quả của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư này sẽ có sức ảnh hưởng rộng khắp và sâu sắc đến cách thức nền kinh tế thế giới nói chung, và nền kinh tế của mỗi quốc gia nói riêng đang hoạt động. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang biến đổi nền sản xuất thế giới nói chung và nền sản xuất của Việt Nam một cách sâu sắc. Công nghệ đã, đang và sẽ tham gia ngày càng mạnh mẽ hơn vào quá trình sản xuất cũng như các lĩnh vực khác của đời sống kinh tế - xã hội. Một mặt, điều này sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, hiệu quả sử dụng các nguồn lực, giảm thiểu chi phí; mặt khác, nó sẽ đặt nhân loại trước những thách thức mới. Là một quốc gia đang phát triển, Việt Nam có thể tranh thủ được những lợi ích to lớn từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư này, song đồng thời cũng phải đối mặt với những khó khăn mới, trong việc xây dựng lợi thế cạnh tranh quốc gia, và giải quyết những hậu quả về xã hội đến từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư này. 2. NỘI DUNG 2.1. TỔNG QUAN VỀ CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 2.1.1. N i dung cơ bản của cu c cách mạng công nghiệp 4.0 Thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư. Về cơ bản, cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ tư sẽ làm thay đổi cách thức chúng ta sống, làm việc, và giao tiếp với nhau. Xét về quy mô, phạm vi và sự phức tạp của nó, những sự thay đổi này sẽ không giống với bất kỳ sự thay đổi nào mà loài người đã từng trải qua trước đây. Nếu như cuộc cách mạng công nghiệp lần đầu tiên gắn liền với quá trình cơ giới hoá sản xuất bằng năng lượng hơi nước, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai sử dụng điện năng để tiến hành 96 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG sản xuất hàng loạt, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất, thì cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư lại đang xây dựng dựa trên nền tảng từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba, cùng với sự phát triển có tính cách mạng trong lĩnh vực kỹ thuật số vốn đã bắt đầu ngay từ giữa thế kỷ trước. Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư được thể hiện ở sự kết hợp các công nghệ trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Sự kết hợp về công nghệ này có khả năng xóa nhòa ranh giới giữa các lĩnh vực khoa học như vật lý, kỹ thuật số và sinh học. Mặc dù được phát triển dựa trên nền tảng từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư này không phải là sự kéo dài của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba, nó là một cuộc cách mạng hoàn toàn khác biệt, thể hiện trên tất cả các phương diện, từ phạm vi, tốc độ đến tầm ảnh hưởng. So với các cuộc cách mạng công nghiệp trước đó, cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư này đang phát triển với tốc độ chóng mặt theo cấp số nhân, thay vì theo cấp số cộng như các cuộc cách mạng công nghiệp trước đó. Hơn nữa, những sản phẩm đến từ cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư này đang xâm nhập vào hầu hết tất cả các lĩnh vực trong nền kinh tế tại tất cả các quốc gia trên thế giới. Phạm vi và mức độ của những thay đổi mà nó tạo ra báo hiệu một sự lột xác đối với toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị. Hàng tỷ người trên thế giới có thể được kết nối với nhau thông qua các thiết bị di động, với sức mạnh xử lý nhanh chóng, dung lượng lưu trữ khổng lồ và khả năng truy cập dễ dàng trước nay chưa từng có vào kho kiến thức nhân loại. Những khả năng này sẽ được nhân lên nhiều lần nhờ vào các đột phá công nghệ mới xuất hiện trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, người máy, mạng lưới vạn vật, các loại xe tự động, in ba chiều, công nghệ nano, công nghệ sinh học, khoa học vật liệu, lưu trữ năng lượng, và máy tính lượng tử. Trí tuệ nhân tạo đã hiện hữu xung quanh chúng ra, từ những chiếc xe tự lái và những chiếc máy bay điều khiển từ xa đến những trợ lý thực tế ảo và những phần mềm có thể tự dịch hoặc tự tiến hành hoạt động đầu tư. Thế giới đang chứng kiế ...

Tài liệu được xem nhiều: