Nền tảng văn hóa kém, doanh nhân khó thành đạt
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 183.07 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nền tảng văn hóa kém, doanh nhân khó thành đạt
Doanh nhân tài trợ văn hóa - hay xã hội hóa văn hóa - thực chất đang góp phần vào động lực thúc đẩy xã hội phát triển. Như thế, chính họ mới có cơ hội để thành công. Không có một doanh nhân chân chính nào có thể thành đạt được trên nền tảng văn hoá xã hội kém phát triển!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nền tảng văn hóa kém, doanh nhân khó thành đạt Nền tảng văn hóa kém, doanh nhân khó thành đạt Doanh nhân tài trợ văn hóa - hay xã hội hóa văn hóa - thực chất đang góp phần vào động lực thúc đẩy xã hội phát triển. Như thế, chính họ mới có cơ hội để thành công. Không có một doanh nhân chân chính nào có thể thành đạt được trên nền tảng văn hoá xã hội kém phát triển! Văn hóa cao, doanh nhân mới phát triển - Thưa nhà văn Nguyễn Khắc Phục, ông nhìn nhận và đánh giá như nào về vai trò, vị thế của doanh nhân và sự thay đổi từ trước tới nay? Ông Nguyễn Khắc Phục: Vai trò doanh nhân chưa bao giờ thay đổi. Chính chúng ta mới là người thay đổi cách nhìn về vị trí của họ. Ví dụ, một ngày, ta thấy mặt trời mọc và lặn, nhưng thực tế đâu có phải vậy. Đó gọi là cái nhìn biểu kiến, xuất phát từ giới hạn vật lí trong mắt nhìn của con người! Trong xã hội cũng vậy, chúng ta nhìn nhận doanh nhân qua những thành kiến của chính mình. Bởi vậy, trong lòng miền Bắc XHCN, khi tất cả làm việc thuộc nhà nước, mua bán có tem phiếu, phân phối... thì doanh nhân là vô nghĩa. Nhưng ngay cả lúc đó, doanh nhân vẫn làm các công việc của họ một cách âm thầm. Vì tem phiếu cũng có cách để buôn bán. Có người ăn được gạo nhưng chỉ có tem phiếu bobo, có người ăn được bobo nhưng chỉ có tem phiếu gạo. Họ nghĩ ra cách đem tem phiếu từ nơi này tới nơi khác, trao đổi buôn bán với người có phiếu nhưng không có nhu cầu... Như thế, vai trò của doanh nhân chưa bao giờ thay đổi. Chỉ có điều là có khi họ nổi lên hay chìm lắng, có khi họ được công nhận, nhưng có khi bị lăng mạ... cái chính là thái độ của chúng ta đối với họ như thế nào mà thôi. Tóm lại, do cái nhìn biểu kiến của chúng ta mà nhiều khi chưa thấy hết được vai trò của người doanh nhân trong các giai đoạn. Nhà văn, nhà biên kịch, đạo diễn Nguyễn Khắc Phục (ảnh Tất Đạt) - Để giúp doanh nhân thể hiện đúng vai trò của mình trong việc phát triển văn hóa, đặc biệt là tài trợ văn hóa, có nhất thiết chúng ta cần phải xã hội hóa mạnh hơn các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thưa ông? Cái gọi là 'xã hội hóa' là chữ. Chúng ta bứng một cái cây ở ngoài tự nhiên đem vào trong lồng kính. Nhưng cái cây đó héo mòn dần, người ta mới đem cây đó trả về chỗ cũ. Cái cây đó có chất dinh dưỡng của đất, có ánh sáng để quang hợp đã đơm hoa kết trái... Và người ta gọi đó là 'xã hội hóa'!!! Người doanh nhân theo đúng nghĩa luôn cần một xã hội phát triển. Chỉ những người 'buôn gian bán lận' - 'con buôn' mới cần xã hội mờ mịt, hỗn loạn để dễ bề làm ăn. Còn doanh nhân chân chính lại cần một xã hội phát triển với động lực chính là sự đi lên của văn hóa! Có thể hiểu văn hóa mà tôi nói đến là toàn bộ cách ứng xử của con người với bên ngoài và với chính mình. Thế thì, doanh nhân tài trợ văn hóa - hay xã hội hóa văn hóa - thực chất họ đang góp phần vào động lực thúc đẩy xã hội phát triển. Như thế, chính họ mới có cơ hội để thành công. Không có một doanh nhân chân chính nào có thể thành đạt được trên nền tảng văn hoá xã hội kém phát triển! 'Xã hội hóa' văn hoá đừng 'đánh bùn sang ao' - Thưa ông, từ hàng ngàn năm trước, trình độ xã hội hóa của chúng ta đã phát triển ở mức cao. Trong lễ hội, người dân cả làng, nam - phụ - lão - ấu không phân biệt đều tham gia. Nhưng ngày nay, dường như nhân dân trở thành khán giả trong khi những hoạt động truyền thống lại có những lực lượng chuyên hoặc bán chuyên được thuê về thay thế. Phải chăng ta đang xã hội hóa sai cách? Đó không chỉ là xã hội hóa ở trình độ cao, mà đó chính là bản chất của nó. Ngày xưa, các lễ hội văn hoá, nghệ thuật phục vụ rất nhiều nhu cầu của con người, trong đó có việc giải phóng con người khỏi các khuân khổ hà khắc, giải phóng bức xúc tính dục, cân bằng xã hội do các luật lệ, thành kiến của phương thức châu Á vốn kìm nén con người. Ngoài ra, lễ hội xưa bổ khuyết cho các trật tự và sự khép kín của các làng. Để con người được sống thì người ta tổ chức ít nhất một hai ngày như vậy trong năm và người dân dều tham gia vào thảo mãn các mục đích của mình. Đó chính là biểu hiện của sinh hoạt dân chủ trong xã hội cổ đại nguyên thủy của Việt Nam. Ngày nay, chúng ta lại biến lễ hội thành dịch vụ, mà chỉ có lợi cho một số người. Ví dụ một công ty truyền thông nhận làm một lễ hội, các nhà tài trợ nhảy vào... Tôi không nói chuyện tốt xấu, đơn giản, mục đích của nó đã không liên quan tới những nguyên nhân, mục đích của lễ hội truyền thống rồi. Cho nên, cái gọi là 'xã hội hóa' thực chất là 'đánh bùn sang ao'. Các vai trò, vị trí vẫn luôn ở đó, tại chúng ta thay đổi, cưỡng bức nó khác đi, phải theo ý mình. Như đem cây vào trồng trong tủ kính, không thấy nó nở hoa kết trái thì lại phải trả nó về với tự nhiên. Nghĩa là, chúng ta đã phản tự nhiên và buộc lòng phải trả lại cho tự nhiên và gọi đó là 'xã hội hóa'! - Nhưng thưa nhà văn, năm qua chúng ta đưa ra con số hơn 8.000 lễ hội văn hóa, nghệ thuật trong cả nước. Như thế, có thể nói văn hóa, nghệ thuật được tài trợ bởi doanh nhân đã phát triển rất mạnh đấy chứ? Trong 8.000 lễ hội dư luận vừa phản ánh, rất nhiều trong số đó xây dựng dưới dạng dịch vụ của nhà nước, nơi mà người dân bị gạt ra thành khán giả, do đó không có lợi cho dân và càng không có lợi cho doanh nghiệp. Tức là không làm phát triển văn hóa mà đó chỉ là dịch vụ hóa văn hóa thôi! Điều này chỉ có hại, không có lợi. Trong văn hóa nghệ thuật cần dịch vụ, như dịch vụ bán vé, đĩa... nhưng tuyệt đối không được dịch vụ hóa văn hóa vì như thế là biến văn hóa thành các thương vụ tầm thường nhất. Một bức tranh của nhà văn Nguyễn Khắc Phục -Vậy làm sao để đưa vai trò của doanh nhân trong sự phát triển văn hóa trở về với quy luật đúng của nó? Đơn giản là trả lại cho họ môi trường của chính mình. Trong xã hội luôn tồn tại luật. Luật bất thành văn và luật thành văn như hiến pháp, pháp luật... Dưới luật còn có lệ. Lệ này là kết quả của việc ứng xử theo thói quen, gọi là tập quán pháp - pháp luật tạo dựng bởi tập quán chứ k ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nền tảng văn hóa kém, doanh nhân khó thành đạt Nền tảng văn hóa kém, doanh nhân khó thành đạt Doanh nhân tài trợ văn hóa - hay xã hội hóa văn hóa - thực chất đang góp phần vào động lực thúc đẩy xã hội phát triển. Như thế, chính họ mới có cơ hội để thành công. Không có một doanh nhân chân chính nào có thể thành đạt được trên nền tảng văn hoá xã hội kém phát triển! Văn hóa cao, doanh nhân mới phát triển - Thưa nhà văn Nguyễn Khắc Phục, ông nhìn nhận và đánh giá như nào về vai trò, vị thế của doanh nhân và sự thay đổi từ trước tới nay? Ông Nguyễn Khắc Phục: Vai trò doanh nhân chưa bao giờ thay đổi. Chính chúng ta mới là người thay đổi cách nhìn về vị trí của họ. Ví dụ, một ngày, ta thấy mặt trời mọc và lặn, nhưng thực tế đâu có phải vậy. Đó gọi là cái nhìn biểu kiến, xuất phát từ giới hạn vật lí trong mắt nhìn của con người! Trong xã hội cũng vậy, chúng ta nhìn nhận doanh nhân qua những thành kiến của chính mình. Bởi vậy, trong lòng miền Bắc XHCN, khi tất cả làm việc thuộc nhà nước, mua bán có tem phiếu, phân phối... thì doanh nhân là vô nghĩa. Nhưng ngay cả lúc đó, doanh nhân vẫn làm các công việc của họ một cách âm thầm. Vì tem phiếu cũng có cách để buôn bán. Có người ăn được gạo nhưng chỉ có tem phiếu bobo, có người ăn được bobo nhưng chỉ có tem phiếu gạo. Họ nghĩ ra cách đem tem phiếu từ nơi này tới nơi khác, trao đổi buôn bán với người có phiếu nhưng không có nhu cầu... Như thế, vai trò của doanh nhân chưa bao giờ thay đổi. Chỉ có điều là có khi họ nổi lên hay chìm lắng, có khi họ được công nhận, nhưng có khi bị lăng mạ... cái chính là thái độ của chúng ta đối với họ như thế nào mà thôi. Tóm lại, do cái nhìn biểu kiến của chúng ta mà nhiều khi chưa thấy hết được vai trò của người doanh nhân trong các giai đoạn. Nhà văn, nhà biên kịch, đạo diễn Nguyễn Khắc Phục (ảnh Tất Đạt) - Để giúp doanh nhân thể hiện đúng vai trò của mình trong việc phát triển văn hóa, đặc biệt là tài trợ văn hóa, có nhất thiết chúng ta cần phải xã hội hóa mạnh hơn các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thưa ông? Cái gọi là 'xã hội hóa' là chữ. Chúng ta bứng một cái cây ở ngoài tự nhiên đem vào trong lồng kính. Nhưng cái cây đó héo mòn dần, người ta mới đem cây đó trả về chỗ cũ. Cái cây đó có chất dinh dưỡng của đất, có ánh sáng để quang hợp đã đơm hoa kết trái... Và người ta gọi đó là 'xã hội hóa'!!! Người doanh nhân theo đúng nghĩa luôn cần một xã hội phát triển. Chỉ những người 'buôn gian bán lận' - 'con buôn' mới cần xã hội mờ mịt, hỗn loạn để dễ bề làm ăn. Còn doanh nhân chân chính lại cần một xã hội phát triển với động lực chính là sự đi lên của văn hóa! Có thể hiểu văn hóa mà tôi nói đến là toàn bộ cách ứng xử của con người với bên ngoài và với chính mình. Thế thì, doanh nhân tài trợ văn hóa - hay xã hội hóa văn hóa - thực chất họ đang góp phần vào động lực thúc đẩy xã hội phát triển. Như thế, chính họ mới có cơ hội để thành công. Không có một doanh nhân chân chính nào có thể thành đạt được trên nền tảng văn hoá xã hội kém phát triển! 'Xã hội hóa' văn hoá đừng 'đánh bùn sang ao' - Thưa ông, từ hàng ngàn năm trước, trình độ xã hội hóa của chúng ta đã phát triển ở mức cao. Trong lễ hội, người dân cả làng, nam - phụ - lão - ấu không phân biệt đều tham gia. Nhưng ngày nay, dường như nhân dân trở thành khán giả trong khi những hoạt động truyền thống lại có những lực lượng chuyên hoặc bán chuyên được thuê về thay thế. Phải chăng ta đang xã hội hóa sai cách? Đó không chỉ là xã hội hóa ở trình độ cao, mà đó chính là bản chất của nó. Ngày xưa, các lễ hội văn hoá, nghệ thuật phục vụ rất nhiều nhu cầu của con người, trong đó có việc giải phóng con người khỏi các khuân khổ hà khắc, giải phóng bức xúc tính dục, cân bằng xã hội do các luật lệ, thành kiến của phương thức châu Á vốn kìm nén con người. Ngoài ra, lễ hội xưa bổ khuyết cho các trật tự và sự khép kín của các làng. Để con người được sống thì người ta tổ chức ít nhất một hai ngày như vậy trong năm và người dân dều tham gia vào thảo mãn các mục đích của mình. Đó chính là biểu hiện của sinh hoạt dân chủ trong xã hội cổ đại nguyên thủy của Việt Nam. Ngày nay, chúng ta lại biến lễ hội thành dịch vụ, mà chỉ có lợi cho một số người. Ví dụ một công ty truyền thông nhận làm một lễ hội, các nhà tài trợ nhảy vào... Tôi không nói chuyện tốt xấu, đơn giản, mục đích của nó đã không liên quan tới những nguyên nhân, mục đích của lễ hội truyền thống rồi. Cho nên, cái gọi là 'xã hội hóa' thực chất là 'đánh bùn sang ao'. Các vai trò, vị trí vẫn luôn ở đó, tại chúng ta thay đổi, cưỡng bức nó khác đi, phải theo ý mình. Như đem cây vào trồng trong tủ kính, không thấy nó nở hoa kết trái thì lại phải trả nó về với tự nhiên. Nghĩa là, chúng ta đã phản tự nhiên và buộc lòng phải trả lại cho tự nhiên và gọi đó là 'xã hội hóa'! - Nhưng thưa nhà văn, năm qua chúng ta đưa ra con số hơn 8.000 lễ hội văn hóa, nghệ thuật trong cả nước. Như thế, có thể nói văn hóa, nghệ thuật được tài trợ bởi doanh nhân đã phát triển rất mạnh đấy chứ? Trong 8.000 lễ hội dư luận vừa phản ánh, rất nhiều trong số đó xây dựng dưới dạng dịch vụ của nhà nước, nơi mà người dân bị gạt ra thành khán giả, do đó không có lợi cho dân và càng không có lợi cho doanh nghiệp. Tức là không làm phát triển văn hóa mà đó chỉ là dịch vụ hóa văn hóa thôi! Điều này chỉ có hại, không có lợi. Trong văn hóa nghệ thuật cần dịch vụ, như dịch vụ bán vé, đĩa... nhưng tuyệt đối không được dịch vụ hóa văn hóa vì như thế là biến văn hóa thành các thương vụ tầm thường nhất. Một bức tranh của nhà văn Nguyễn Khắc Phục -Vậy làm sao để đưa vai trò của doanh nhân trong sự phát triển văn hóa trở về với quy luật đúng của nó? Đơn giản là trả lại cho họ môi trường của chính mình. Trong xã hội luôn tồn tại luật. Luật bất thành văn và luật thành văn như hiến pháp, pháp luật... Dưới luật còn có lệ. Lệ này là kết quả của việc ứng xử theo thói quen, gọi là tập quán pháp - pháp luật tạo dựng bởi tập quán chứ k ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bí quyết quản trị doanh nghiệp thủ thuật kinh doanh quản lý dự án doanh nghiệp hướng dẫn quản lý nguyên tắc OCED quản trị doanh nghiệp nghệ thuật lãnh đạoGợi ý tài liệu liên quan:
-
Những mẹo mực để trở thành người bán hàng xuất sắc
6 trang 354 0 0 -
27 trang 321 0 0
-
Làm thế nào để đàm phán lương thành công
4 trang 308 1 0 -
3 trang 255 3 0
-
Bài giảng Kinh tế vi mô - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai
92 trang 239 0 0 -
Bài giảng Nguyên lý Quản trị học - Chương 2 Các lý thuyết quản trị
31 trang 232 0 0 -
Nghiên cứu tâm lý học hành vi đưa ra quyết định và thị trường: Phần 2
236 trang 228 0 0 -
Giáo trình Quản trị doanh nghiệp (Nghề: Kế toán doanh nghiệp) - CĐ Cơ Giới Ninh Bình
156 trang 212 0 0 -
Quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp
7 trang 208 0 0 -
Thực trạng cạnh tranh giữa các công ty may Hà nội phần 7
11 trang 190 0 0