Thông tin tài liệu:
Phát hiện cậu con trai đang học cấp 3 "thân" với một cô bé ở quán bar, cả nhà chị Lan đều kịch liệt phản đối. Nhưng càng cấm, cu cậu càng không nghe và còn thách thức: “Con sẽ bỏ nhà đi.”
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nên tế nhị khi con vào tuổi yêu
Nên tế nhị khi con vào
tuổi yêu
Phát hiện cậu con trai đang
học cấp 3 thân với một cô
bé ở quán bar, cả nhà chị
Lan đều kịch liệt phản đối.
Nhưng càng cấm, cu cậu
càng không nghe và còn
thách thức: “Con sẽ bỏ nhà
đi.”
Cha mẹ nên tế nhị khi can
thiệp vào cuộc sống của
con
Có những bậc cha mẹ từng tự hào về các đứa con
biết nghe lời của mình. Nhưng đến khi trái tim của
các cô cậu biết “rung rinh” trước người khác giới, lời
dạy bảo kia dường như khó có khả năng phát huy,
khiến nhiều bậc làm cha làm mẹ lắm phen đứng ngồi
không yên…
Vợ chồng cô Lan ở quận Bình Thạnh, TP HCM có hai
con, một trai và một gái. Trong gia đình nội ngoại, ai
cũng khen cô là người khéo dạy con, đứa nào đứa
nấy đều ngoan ngoãn, chăm học. Mọi chuyện vẫn
bình thường đến khi cô nhận ra con trai mình có
những biểu hiện lạ: Ít nói chuyện với cha mẹ, thường
ở lì trong phòng nghe nhạc, “nấu cháo” điện thoại
buổi tối. Khi mẹ chăm lo miếng ăn giấc ngủ thì con
trai lại cáu lên “con lớn rồi mà”.
Qua tìm hiểu, người mẹ phát hiện con mình đang quen với
một cô bé ở quán bar. Biết cậu bé đang ngộ nhận và chưa
trưởng thành trong tình cảm, nên hầu như ai trong gia đình
cũng kịch liệt phản đối chuyện này. Nhưng khi cha mẹ tức
giận ngăn cấm triệt để thì đứa con trai thách thức “con sẽ
bỏ nhà đi”
Cũng giống như trường hợp của chị Lan, nhưng ông
Đoạt, một diễn giả về tình yêu ở TP HCM đã trực tiếp
“huấn luyện” cậu con trai của mình từ lúc cậu bắt đầu
đổi giọng ồ ồ. Cậu sinh viên này quen với cô bạn
cùng khóa, nhưng cả gia đình đều cảm thấy không
hài lòng. Nhưng những lời khuyên của gia đình, thậm
chí đến ông, từng là chuyên gia tư vấn tâm lý cho
nhiều người, vẫn phải nhượng bộ cậu con trai vốn
đang “bơi giữa bể tình”.
Tuy nhiên, ông Đoạt không cư xử nóng vội như chị
Lan. Dù không đồng ý nhưng ông xuống nước: đồng
ý để con quen bạn gái với điều kiện cậu phải chở cô
ấy đến học lớp tình yêu do ông phụ trách. Không
những thế, mỗi tuần hai cô cậu được gặp nhau trò
chuyện vài lần tại nhà với sự giám sát của ông và vợ.
Cứ thế, vài tháng sau, ông thấy chỉ có con mình đi
học còn cô bạn kia bặt vô âm tín. Ông Đoạt tìm hiểu
thì biết hai đứa đã chia tay, mà người chủ động lại
chính là con trai của ông. Ông thường ngồi bên con
và hỏi thăm tình hình: “Vì sao lại thế, sao hai con lại
không quen nhau nữa?.”. Cậu con trai chỉ nói khẽ:
“Con biết con sai rồi mà bố.”. Và như ngày nào, cậu
con trai lại chí thú học hành, không cãi lời cha mẹ
nữa.
Thường những bậc cha mẹ đều hành xử quá nóng
nảy khi biết con có chuyện yêu đương khi còn ngồi
trên ghế nhà trường. Tuy nhiên, chính điều đó đã làm
những đứa con đang “tập yêu” không có cơ hội tìm
hiểu tính tình, quan niệm của nhau. Từ đó, dẫn đến
những bất đồng và mâu thuẫn giữa cha mẹ và con
cái.
Với cái tôi đang lớn, con cái nghĩ cha mẹ quá ràng
buộc và không tôn trọng ý kiến của chúng. Và, các
bậc phụ huynh đừng quên quy luật mà có lẽ chính
mình đã kiểm chứng: “Trong tình yêu, càng ngăn cản,
cấm đoán, càng làm những người yêu nhau vượt lên
và lao vào nhau mạnh mẽ hơn”.