Nét tài hoa của Tố Hữu trong việc sử dụng cặp đại từ xưng hô ta –mình ở bài thơ Việt Bắc
Số trang: 5
Loại file: doc
Dung lượng: 53.00 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Cặp đại từ xưng hô ta - mình là là cặp từ xưng hô quen thuộc trong những câu ca dao, dân ca, mang sắc điệu trữ tình, đằm thắm, mặn nồng của tình cảm mà những đôi lứa yêu nhau dành cho nhau. Ở bài thơ Việt Bắc, viết về một sự kiện mang tầm lịch sử nhưng Tố Hữu đã lựa chọn cách mở đầu bằng một cuộc đối đáp mang âm hưởng dân ca và cách xưng hô ta - mình ngọt ngào đằm thắm. Điều đặc biệt là cách tác giả sử dụng cặp từ ta...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nét tài hoa của Tố Hữu trong việc sử dụng cặp đại từ xưng hô ta –mình ở bài thơ Việt Bắc Nét tài hoa của Tố Hữu trong việc sử dụng cặp đại từ xưng hô ta –mình ở bài thơ Việt BắcCặp đại từ xưng hô ta - mình là là cặp từ xưng hô quen thuộc trong những câu ca dao,dân ca, mang sắc điệu trữ tình, đằm thắm, mặn nồng của tình cảm mà những đôi lứayêu nhau dành cho nhau. Ở bài thơ Việt Bắc, viết về một sự kiện mang tầm lịch sửnhưng Tố Hữu đã lựa chọn cách mở đầu bằng một cuộc đối đáp mang âm hưởng dânca và cách xưng hô ta - mình ngọt ngào đằm thắm. Điều đặc biệt là cách tác giả sửdụng cặp từ ta - mình trong bài thơ không chỉ một lần mà nó trở thành một điệp khúctrở đi trở lại, luyến láy hết sức tài hoa.Đoạn đầu bài thơ là lời của người ở lại với người ra đi, thể hiện tình cảm của ngườidân Việt Bắc với cán bộ kháng chiến trong buổi chia tay:Mình về mình có nhớ taMười lăm năm ấy thiết tha mặn nồngMình về mình có nhớ khôngNhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồnChữ mình ở đây chỉ người ra đi, còn chữ ta để nói tới người ở lại. Tình cảm nhớthương dồn nén sâu nặng trong chữ mình. Mỗi câu lục trong đoạn thơ chữ mình lặplại hai lần cùng với nhiều thanh bằng làm nhịp thơ như trùng xuống, khắc khoải, dadiết. Người ở lại đặt những câu hỏi tu từ vừa như nhắc nhở người ra đi hãy nhớ vềViệt Bắc, vừa thể hiện tình cảm sâu sắc, mặn nồng. Bốn chữ nhớ trong 4 dòng thơnhắc nhớ về 15 năm kháng chiến và khung cảnh Việt Bắc. Cặp từ xưng hô mình – tađầy tình tứ như xoắn quyện lấy nhau, vì là lời của người ở lại nên nhắc tới mình thìnhiều, nhắc tới ta thì ít. Chữ ta chỉ được nhắc đến một lần như một sự khiêm tốn đểcho những kỉ niệm ùa về trong giây phút chia tay. Trong ca dao Việt Nam, cặp từ xưnghô mình –ta cũng khá quen thuộc, là cách xưng hô của những đôi lứa yêu nhau. Nhắcđến cặp từ này, người ta thường nhắc đến nỗi nhớ, đến sự gắn bó thủy chung:Nước non một gánh chung tìnhNhớ ai ai có nhớ mình chăng ai?Một đàn cò trắng bay quanhCho loan nhớ phượng cho mình nhớ taMình nhớ ta như cà nhớ muốiTa nhớ mình như cuội nhớ trăngMình về, mình nhớ ta chăng?Bao giờ cho hương bén hoaCho đào bén túi, cho ta bén mìnhThuyền không, đậu bến Giang ĐìnhTa không, ta quyết lấy mình làm đôiTrăm năm ước bạn chung tìnhTrên trời dưới đất, có mình có taNhững câu thơ lục bát của Tố Hữu vận dụng nhuần nhuyễn cách nói của ca dao, dânca. Cũng có thể nói đó là một lối tập ca dao mà đọc lên âm điệu thật tha thiết, ngọtngào. Chất giọng Huế, chất giọng trữ tình thương mến ấy có lẽ chỉ tìm thấy ở tác giảViệt Bắc.Đoạn thơ thứ hai của bài là lời đáp lại của người ra đi tạo nên sự cân xứng cho kếtcấu đối đáp dân ca. Người ở lại nhớ nhung bao nhiêu thì người ra đi bâng khuâng, bồnchồn, lưu luyến bấy nhiêu:Tiếng ai tha thiết bên cồnBâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước điÁo chàm đưa buổi phân liCần tay nhau biết nói gì hôm nayChữ ta, chữ mình không xuất hiện nhưng thực ra đã hóa thân vào tiếng ai tha thiết bêncồn, vào hình ảnh áo chàm giản dị mà đầy nghĩa tình cách mạng. Có cả mình, cả ta ởcái cầm tay như một nốt lặng của tình cảm trong buổi phân ly. Ở đây, chỉ có thứ ngônngữ không lời của ánh mắt mới đủ sức chứa đựng nỗi niềm của người đi, kẻ ở.Sang đến đoạn ba và đoạn bốn cặp từ mình – ta được tác giả sử dụng hết sức tài hoa,luyến láy tạo nhạc tính cho đoạn thơ.Ở đoạn ba, cặp từ mình đi, mình về lặp đi lặp lại 6 lần trong 6 câu lục của đoạn thơ.Mình ở đây vẫn chỉ người ra đi.Và dù là mình đi hay mình về cũng chỉ chung một hànhđộng. Đi là chia tay chiến khu, về là về miền xuôi thủ đô. Nét đặc sắc trong sự lặp lạicủa cụm từ này là không hề tạo ra sự nhàm chán cho người đọc bởi tiết tấu biến hóa:mình đi – mình về - mình về -mình đi:Mình đi, có nhớ những ngàyMưa nguồn suối lũ những mây cùng mùMình về , có nhớ chiến khuMiếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?Mình về, rừng núi nhớ aiTrám bùi để rụng, măng mai để giàMình đi, có nhớ những nhàHắt hiu lau xám, đậm đà lòng sonMình về, còn nhớ núi nonNhớ khi kháng nhật, thưở còn Việt MinhVà mỗi lần như vậy câu nào cũng gắn với từ nhớ. Người ở nhắc lại những kỉ niệmtrong buổi đầu kháng chiến đầy khó khăn gian khổ mà sâu nặng ân tình. Tố Hữu cũngsử dụng triệt để thủ pháp đối trong những câu bát của đoạn thơ này tạo nhịp thơ vừacân xứng hài hòa, vừa dễ đi vào lòng người. Kết thúc đoạn thơ là ba chữ mình trongmột câu thơ độc đáo:Mình đi, mình có nhớ mìnhTân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa?Chữ mình ở đây vừa để chỉ người ra đi, vừa để nói tới người ở lại trong một sự hòaquyện khăng khít tuy hai mà một. Chữ nhớ trở thành một chiếc cầu nối giữa hai chữmình càng làm tăng thêm sự da diết nhớ nhung trong tình cảm của người dân Việt Bắcvà cán bộ kháng chiến. Ta đã gặp ở đâu đó trong ca dao những cuộc chia tay và biếtbao nỗi nhớ của người đi, người về như vậy:Chàng về khuyên bạn nhất tâmTrăm năm chớ có ôm cần thuyền aiChàng về giẫm cội cho bềnGió rung mặc gió, em không quên chàngTình cảm thủy chung son sắt của đôi lứa yêu nhau từ câu ca dao có bao đời nay đã đivào những vần thơ cách mạng của Tố Hữu sao mà tự nhiên và ngọt ngào đến vậy. Tacó cảm tưởng lời của người ở lại cứ ngân nga dài mãi như sợi dây vô hình vấn vít lấyngười ra đi: trong lòng ta, giờ chỉ có mình, sao nỡ ra đi?...Không lặp lại cách nói ở đoạn ba, đến đoạn bốn cặp từ mình – ta đắp đổi cho nhaumột cách linh hoạt ta với mình, mình với ta tạo thành 2 vế cân xứng:Ta với mình, mình với taLòng ta sau trước mặn mà đinh ninhMình đi, mình lại nhớ mìnhNguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêuMình với ta như một đôi không thể tách rời, để rồi hòa lại làm một Mình đi, mình lạinhớ mình. Đó chính là câu trả lời cho câu hỏi Mình đi, mình có nhớ mình ở đoạn thơtrước. Có thể nói sự nhắc lại này tô đậm hơn nữa sự gắn bó không thể tách rời giữa tavà mình, giữa cán bộ kháng chiến và đồng bào Việt Bắc. Cuộc chia tay trở thành khúchát đối đáp để bày tỏ tình cảm nhớ nhung, lưu luyến. Tình cảm ấy sẽ ở lại trong ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nét tài hoa của Tố Hữu trong việc sử dụng cặp đại từ xưng hô ta –mình ở bài thơ Việt Bắc Nét tài hoa của Tố Hữu trong việc sử dụng cặp đại từ xưng hô ta –mình ở bài thơ Việt BắcCặp đại từ xưng hô ta - mình là là cặp từ xưng hô quen thuộc trong những câu ca dao,dân ca, mang sắc điệu trữ tình, đằm thắm, mặn nồng của tình cảm mà những đôi lứayêu nhau dành cho nhau. Ở bài thơ Việt Bắc, viết về một sự kiện mang tầm lịch sửnhưng Tố Hữu đã lựa chọn cách mở đầu bằng một cuộc đối đáp mang âm hưởng dânca và cách xưng hô ta - mình ngọt ngào đằm thắm. Điều đặc biệt là cách tác giả sửdụng cặp từ ta - mình trong bài thơ không chỉ một lần mà nó trở thành một điệp khúctrở đi trở lại, luyến láy hết sức tài hoa.Đoạn đầu bài thơ là lời của người ở lại với người ra đi, thể hiện tình cảm của ngườidân Việt Bắc với cán bộ kháng chiến trong buổi chia tay:Mình về mình có nhớ taMười lăm năm ấy thiết tha mặn nồngMình về mình có nhớ khôngNhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồnChữ mình ở đây chỉ người ra đi, còn chữ ta để nói tới người ở lại. Tình cảm nhớthương dồn nén sâu nặng trong chữ mình. Mỗi câu lục trong đoạn thơ chữ mình lặplại hai lần cùng với nhiều thanh bằng làm nhịp thơ như trùng xuống, khắc khoải, dadiết. Người ở lại đặt những câu hỏi tu từ vừa như nhắc nhở người ra đi hãy nhớ vềViệt Bắc, vừa thể hiện tình cảm sâu sắc, mặn nồng. Bốn chữ nhớ trong 4 dòng thơnhắc nhớ về 15 năm kháng chiến và khung cảnh Việt Bắc. Cặp từ xưng hô mình – tađầy tình tứ như xoắn quyện lấy nhau, vì là lời của người ở lại nên nhắc tới mình thìnhiều, nhắc tới ta thì ít. Chữ ta chỉ được nhắc đến một lần như một sự khiêm tốn đểcho những kỉ niệm ùa về trong giây phút chia tay. Trong ca dao Việt Nam, cặp từ xưnghô mình –ta cũng khá quen thuộc, là cách xưng hô của những đôi lứa yêu nhau. Nhắcđến cặp từ này, người ta thường nhắc đến nỗi nhớ, đến sự gắn bó thủy chung:Nước non một gánh chung tìnhNhớ ai ai có nhớ mình chăng ai?Một đàn cò trắng bay quanhCho loan nhớ phượng cho mình nhớ taMình nhớ ta như cà nhớ muốiTa nhớ mình như cuội nhớ trăngMình về, mình nhớ ta chăng?Bao giờ cho hương bén hoaCho đào bén túi, cho ta bén mìnhThuyền không, đậu bến Giang ĐìnhTa không, ta quyết lấy mình làm đôiTrăm năm ước bạn chung tìnhTrên trời dưới đất, có mình có taNhững câu thơ lục bát của Tố Hữu vận dụng nhuần nhuyễn cách nói của ca dao, dânca. Cũng có thể nói đó là một lối tập ca dao mà đọc lên âm điệu thật tha thiết, ngọtngào. Chất giọng Huế, chất giọng trữ tình thương mến ấy có lẽ chỉ tìm thấy ở tác giảViệt Bắc.Đoạn thơ thứ hai của bài là lời đáp lại của người ra đi tạo nên sự cân xứng cho kếtcấu đối đáp dân ca. Người ở lại nhớ nhung bao nhiêu thì người ra đi bâng khuâng, bồnchồn, lưu luyến bấy nhiêu:Tiếng ai tha thiết bên cồnBâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước điÁo chàm đưa buổi phân liCần tay nhau biết nói gì hôm nayChữ ta, chữ mình không xuất hiện nhưng thực ra đã hóa thân vào tiếng ai tha thiết bêncồn, vào hình ảnh áo chàm giản dị mà đầy nghĩa tình cách mạng. Có cả mình, cả ta ởcái cầm tay như một nốt lặng của tình cảm trong buổi phân ly. Ở đây, chỉ có thứ ngônngữ không lời của ánh mắt mới đủ sức chứa đựng nỗi niềm của người đi, kẻ ở.Sang đến đoạn ba và đoạn bốn cặp từ mình – ta được tác giả sử dụng hết sức tài hoa,luyến láy tạo nhạc tính cho đoạn thơ.Ở đoạn ba, cặp từ mình đi, mình về lặp đi lặp lại 6 lần trong 6 câu lục của đoạn thơ.Mình ở đây vẫn chỉ người ra đi.Và dù là mình đi hay mình về cũng chỉ chung một hànhđộng. Đi là chia tay chiến khu, về là về miền xuôi thủ đô. Nét đặc sắc trong sự lặp lạicủa cụm từ này là không hề tạo ra sự nhàm chán cho người đọc bởi tiết tấu biến hóa:mình đi – mình về - mình về -mình đi:Mình đi, có nhớ những ngàyMưa nguồn suối lũ những mây cùng mùMình về , có nhớ chiến khuMiếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?Mình về, rừng núi nhớ aiTrám bùi để rụng, măng mai để giàMình đi, có nhớ những nhàHắt hiu lau xám, đậm đà lòng sonMình về, còn nhớ núi nonNhớ khi kháng nhật, thưở còn Việt MinhVà mỗi lần như vậy câu nào cũng gắn với từ nhớ. Người ở nhắc lại những kỉ niệmtrong buổi đầu kháng chiến đầy khó khăn gian khổ mà sâu nặng ân tình. Tố Hữu cũngsử dụng triệt để thủ pháp đối trong những câu bát của đoạn thơ này tạo nhịp thơ vừacân xứng hài hòa, vừa dễ đi vào lòng người. Kết thúc đoạn thơ là ba chữ mình trongmột câu thơ độc đáo:Mình đi, mình có nhớ mìnhTân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa?Chữ mình ở đây vừa để chỉ người ra đi, vừa để nói tới người ở lại trong một sự hòaquyện khăng khít tuy hai mà một. Chữ nhớ trở thành một chiếc cầu nối giữa hai chữmình càng làm tăng thêm sự da diết nhớ nhung trong tình cảm của người dân Việt Bắcvà cán bộ kháng chiến. Ta đã gặp ở đâu đó trong ca dao những cuộc chia tay và biếtbao nỗi nhớ của người đi, người về như vậy:Chàng về khuyên bạn nhất tâmTrăm năm chớ có ôm cần thuyền aiChàng về giẫm cội cho bềnGió rung mặc gió, em không quên chàngTình cảm thủy chung son sắt của đôi lứa yêu nhau từ câu ca dao có bao đời nay đã đivào những vần thơ cách mạng của Tố Hữu sao mà tự nhiên và ngọt ngào đến vậy. Tacó cảm tưởng lời của người ở lại cứ ngân nga dài mãi như sợi dây vô hình vấn vít lấyngười ra đi: trong lòng ta, giờ chỉ có mình, sao nỡ ra đi?...Không lặp lại cách nói ở đoạn ba, đến đoạn bốn cặp từ mình – ta đắp đổi cho nhaumột cách linh hoạt ta với mình, mình với ta tạo thành 2 vế cân xứng:Ta với mình, mình với taLòng ta sau trước mặn mà đinh ninhMình đi, mình lại nhớ mìnhNguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêuMình với ta như một đôi không thể tách rời, để rồi hòa lại làm một Mình đi, mình lạinhớ mình. Đó chính là câu trả lời cho câu hỏi Mình đi, mình có nhớ mình ở đoạn thơtrước. Có thể nói sự nhắc lại này tô đậm hơn nữa sự gắn bó không thể tách rời giữa tavà mình, giữa cán bộ kháng chiến và đồng bào Việt Bắc. Cuộc chia tay trở thành khúchát đối đáp để bày tỏ tình cảm nhớ nhung, lưu luyến. Tình cảm ấy sẽ ở lại trong ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
văn học ôn thi ngữ văn tài liệu ôn thi môn ngữ văn ngữ văn lớp 12 tài liệu ôn thi đại học môn ngữ văn cách xử dụng đại từ nhân xưng phân tích văn họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Viết đoạn văn so sánh ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và thơ bà Huyện Thanh Quan
2 trang 785 0 0 -
Ý nghĩa phê phán sâu kín của trích đoạn phóng sự Nghệ thuật băm thịt gà
3 trang 159 2 0 -
Phân tích và chứng minh chất thép trong tập thơ Nhật kí trong tù
3 trang 60 0 0 -
Giáo án Ngữ văn lớp 12 bài: Rừng Xà Nu - Nguyễn Trung Thành
16 trang 52 0 0 -
Phân tích tâm trạng của Chí Phèo khi bị Thị Nở từ chối chung sống
4 trang 40 0 0 -
Ôn thi THPT môn Ngữ văn: Phần 2
205 trang 37 0 0 -
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Văn học năm 2020-2021 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
2 trang 35 0 0 -
Phân tích nghệ thuật của tác phẩm Đời thừa
3 trang 35 0 0 -
Phân tích tình yêu trong Chí Phèo của Nam Cao
5 trang 33 0 0 -
Phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật
5 trang 32 0 0