Danh mục

Nét truyền thống trong kiến trúc dân tộc

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 194.42 KB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nền kiến trúc độc đáo của mỗi dân tộc trên thế giới đều trải qua quá trình lịch sử dài lâu gắn liền với tính đặc thù của quá trình phát triển của dân tộc mình về mọi mặt
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nét truyền thống trong kiến trúc dân tộc Nét truyền thống trong kiến trúc dân tộc Nền kiến trúc độc đáo của mỗi dân tộc trên thế giới đều trải qua quá trình lịch sử dài lâu gắn liền với tính đặc thù của quá trình phát triển của dân tộc mình về mọi mặt. Tuy nhiên, kiến trúc dân tộc từ xưa tới nay trên sự cấu thành tương tác bởi các nhân tố địa lý, môi trường, môi sinh và các hoàn cảnh kinh tế xã hội, đặc biệt còn phải kể đến một nhân tố quan trọng đó là ảnh hưởng của sự giao lưu văn hóa giữa các vùng, miền dân tộc, các quốc gia và cộng đồng quốc tế thể hiện qua văn hóa vật chất lẫn lối sống, tập quán, thái độ ứng xử của con người trước hoàn cảnh, trong đời sống thường nhật và cả trong đời sống văn hóa tâm linh. Do đó, để nghiên cứu bản sắc dân tộc nói chung và tìm hiểu nét truyền thống trong kiến trúc nói riêng cần phải phát hiện và tập hợp những nét riêng độc đáo, đặc thù, cốt lõi và tinh túy của quá trình hình thành và phát triển này. Nền kiến trúc truyền thống Việt Nam ngay ở thời kỳ văn hóa Đông Sơn thế kỷ thứ III trước Công nguyên đã định hình với đặc trưng là ngôi nhà sàn dáng hình độc đáo mà hình ảnh của nó được ghi lại trên trống đồng Ngọc Lũ. Những ngôi nhà sàn thời cổ có mái võng hình thuyền thuộc loại nhà có sàn thấp, với 3 gian thông nhau, bếp đặt ở chính giữa nhà, nhà có trang trí ở nóc, hồi, trên cột mái theo mô típ hình chim. Tuy nhà không lớn nhưng có hình dáng, tỷ lệ rất đẹp, phù hợp với tầm vóc của con người. Nhà sàn thời văn hóa Đông Sơn làm bằng tre, nứa, gỗ, và lợp lá nhưng không giống các nhà sàn khác của nhiều vùng trên thế giới. Xã hội trong thời kỳ sau này do đã có sự phân hóa giai cấp nên nhà cửa cũng to nhỏ, có sự trang trí khác nhau như dinh thự, cung điện của An Dương Vương, thành Cổ Loa thể hiện sự phòng thủ và kiên cố bên cạnh nhà ở của dân thường đơn sơ bằng thảo mộc. Từ cội nguồn, kiến trúc truyền thống chia thành 2 dòng: Dòng kiến trúc dân gian với nhà ở nông thôn có qui mô nhỏ, gặp phổ biến trong các làng xã cổ truyền ở các đô thị cổ Việt Nam. Loại kiến trúc dân gian này đến nay vẫn còn tồn tại ở nhiều vùng với các sắc thái địa phương của nó. Một số ít còn lưu lại trong các khu phố cổ ở một số thành phố, thị trấn... Dòng kiến trúc chính thống bao gồm các thể loại: kiến trúc cung điện, dinh thự, kiến trúc lăng mộ, thành trì, kiến trúc tôn giáo như chùa, đình làng... thường có qui mô lớn, có sự tập trung tài năng, trí tuệ của các nghệ nhân, thợ cả của cả một vùng, một quốc gia. Dòng kiến trúc chính thống này là tiêu biểu của kiến trúc truyền thống Việt Nam. Nó đã tập trung được sức người, sức của, đã khai thác được trí tuệ và bàn tay khéo léo của những người thợ Việt Nam. Nói như vậy cũng không loại bỏ kiến trúc dân gian, không chứa chất các giá trị của truyền thống kiến trúc Việt Nam, văn hóa bản sắc dân tộc. Hay nói một cách cụ thể hơn, phấn đấu cho một nền kiến trúc tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Khi nói đến tính dân tộc và hiện đại trong kiến trúc không thể không nghiên cứu các đặc sắc của văn hóa dân tộc vì đặc sắc của văn hóa làm cho mỗi dân tộc hiện ra với những nét độc đáo phân biệt được với các dân tộc khác. Bản sắc dân tộc chính là cái cốt lõi, cái tinh túy của đặc thù dân tộc. Nó thể hiện ở mọi lĩnh vực cụ thể của đời sống, đặc biệt trong văn hóa và nghệ thuật. Đó là kết quả của một quá trình tích luỹ kinh nghiệm lâu dài, thông qua cách ứng xử thông minh, sáng tạo, khắc phục những khó khăn, các mặt hạn chế, những ràng buộc của điều kiện sống bởi hoàn cảnh địa lý, lịch sử, để từ đó bộc lộ một bản lĩnh thích ứng tối đa, hiệu quả với hoàn cảnh đó, không những chế ngự nó mà còn biết khai thác một cách khoa học và khôn ngoan. Riêng nói về bản sắc truyền thống trong kiến trúc Việt Nam có một số đặc điểm sau: Sự khiêm tốn và đơn giản về khối hình, kiến trúc thường cân xứng, hướng nội nhưng hài hòa với khung cảnh thiên nhiên như muốn hòa nhập hữu cơ theo quan điểm nhất thể vũ trụ, âm dương quân bình và thiên nhiên hợp nhất. Các công trình công cộng hơi thiên về chất hoành tráng và điêu khắc, nhưng là tính hoành tráng tìm thấy trong thủ pháp tổ hợp không gian trên nguyên tắc không thiên về tính đồ sộ đối chọi hay lấn át thiên nhiên của khối hình như trục thần đạo, các tầng lớp sân, tam cấp, các hệ không gian liên hoàn nửa mở, nửa đóng... Chú ý đến tính biểu tượng, tính ẩn dụ, sự hàm súc, chất điêu khắc của giải pháp tổ chức kiến trúc nghệ thuật, làm cho công trình từ nội dung đến hình thức như chứa đụng chất triết lý, sức biểu hiện nghệ thuật âm thầm, kín đáo nhưng sâu lắng trí tuệ. Từ tổ chức không gian đến kết cấu chất liệu đơn giản, khúc triết, hợp lý, cân bằng và hài hòa với đặc điểm sinh thái môi trường, đạt trình độ cao của nguyên tắc xây dựng điển hình tối thiểu là tối đa... Không gian được tận dụng ứng xử linh hoạt, đa năng, biến hóa phong phú, vừa hòa nhập dễ dàng với thiên nhiên môi trường, vừa thích ứng với hoạt động đời sống n ...

Tài liệu được xem nhiều: