Thông tin tài liệu:
Nga Mi là tên gọi một môn phái võ thuật Trung Hoa ra đời tại núi Nga Mi và được truyền bá rộng rãi ở Tứ Xuyên. [sửa] Nguồn gốc và danh xưng Núi Nga Mi, cao 3.099 m, là một trong bốn ngọn núi danh thắng được gọi là Tứ đại Phật giáo danh sơn ở tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc. Đây cũng chính là ngọn núi xuất phát lịch sử võ thuật của một môn phái võ đã đi vào huyền thoại lịch sử võ thuật Trung Hoa mà cho đến nay không còn ai nghe...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nga Mi (võ phái) Nga Mi (võ phái)Nga Mi là tên gọi một môn phái võ thuật Trung Hoa ra đời tại núi Nga Mi vàđược truyền bá rộng rãi ở Tứ Xuyên.[sửa] Nguồn gốc và danh xưngNúi Nga Mi, cao 3.099 m, là một trong bốn ngọn núi danh thắng được gọi là Tứđại Phật giáo danh sơn ở tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc. Đây cũng chính là ngọnnúi xuất phát lịch sử võ thuật của một môn phái võ đã đi vào huyền thoại lịch sửvõ thuật Trung Hoa mà cho đến nay không còn ai nghe thấy sự tồn tại của nó cóhay không, hay chỉ là những lời đồn thổi vô căn cứ huyền hoặc và chỉ tồn tại trongcác tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung, đó là võ phái Nga Mi, còn gọi là Nga Miquyền hay Nga Mi công phu hay Nga Mi võ phái.Theo các tài liệu văn bản được viết bằng tiếng Anh bởi người Trung Hoa [1] [2], võphái Nga Mi có nguồn gốc từ chùa Thiếu Lâm Tung Sơn, Hà Nam do các sư tăngcủa Thiếu Lâm đến núi Nga Mi hoằng dương Phật pháp vào khoảng từ triều nhàĐường và phát triển mạnh từ thời nhà Nguyên đến thời nhà Minh.Cho đến nay nguồn gốc của Nga Mi võ phái vẫn chưa có ai biết được sư tổ sánglập ra môn võ này là ai, có lẽ đây là môn phái có nhiều người sáng tạo trải quanhiều thế hệ do tính chất phong phú đa dạng và không nhất quán về đường lối kỹpháp của nó nhất trong các phái võ miền Bắc Trung Hoa.Theo tài liệu của Giáo sư Vũ Đức ghi rằng: Vào thời vua Minh Tuyên Tôn (1426) tại núi Nga Mi, thuộc tỉnh Tứ Xuyên, võ phái Nga Mi được sáng lập, do nữ sáng tổ Chu Tú Anh, xuất thân từ dòng họ Chu gia giỏi võ, danh tiếng nhiều đời, tại tỉnh Sơn Đông, Hoa Bắc. Thuở nhỏ, vì cha mất sớm, hai anh em Chu Đức Kiệt và Chu Tú Anh được chú ruột, Chu Đức Võ Thượng Nhân, nuôi dưỡng và truyền dạy võ nghệ rất cẩn thận.Nguồn tài liệu này cho đến nay vẫn chưa thấy có tài liệu nào đề cập đến nên chưathể xác minh được.Do kỹ pháp của Nga Mi chịu ảnh hưởng nhiều của lối luyện công Thiền đạo củaPhật giáo nhiều hơn Phép đạo dẫn của Đạo gia nên võ phái Nga Mi được xem nhưlà một chi phái trong hệ phái Thiếu Lâm và có một tên gọi khác nữa là Thiếu LâmNga Mi (Shaolin Emei).[sửa] Trong văn họcSự tồn tại của Nga Mi Võ Phái đã được nhà văn Kim Dung thổi phồng lên trongbộ tiểu thuyết Ỷ Thiên Đồ Long Ký, cho rằng võ lâm Trung Hoa có ba phái lớn làThiếu Lâm, Võ Đang, Nga Mi độc lập với nhau về mặt kỹ pháp và luyện công vàsư tổ sáng lập ra Nga Mi võ phái là Quách Tương, con gái của Quách Tĩnh vàHoàng Dung.Các chưởng môn trong tiểu thuyết Kim Dung: 1. Quách Tương 2. Phong Lăng sư thái 3. Diệt Tuyệt sư thái 4. Chu Chỉ Nhược[sửa] Các lưu phái của Nga Mi quyềnTheo các tài liệu tiếng Anh của người Trung Hoa viết và một số tài liệu được cholà của Giáo sư Vũ Đức thì Nga Mi Võ Phái có 5 lưu phái và 8 bộ môn quyền thuật[3] .5 lưu phái của Nga Mi: 1. Hoàng Lăng Phái (Huangling Pai): Nguyên được truyền từ tỉnh Thiểm Tây vào. 2. Điểm dị phái (Dianyi Pai): Được mang tên từ Điểm Dị động thuộc Bồi Lăng,thịnh hành tại vùng phía đông Tứ Xuyên. 3. Thanh Thành phái (Qingchen Pai): Được mang tên từ thắng cảnh Thanh Thành, thịnh hành tại vùng phía đông Tứ Xuyên. 4. Thiết Phật phái (Tiefo Pai hay Iron Buddha): (còn gọi là Vân Đỉnh phái), thịnh hành tại vùng phía bắc Tứ Xuyên. 5. Thanh Ngưu phái (Qingniu Pai hay Black Cow): lấy tên từ núi Thanh Ngưu, thuộc phía đông Tứ Xuyên.Về hệ thống quyền thuật thì có 8 bộ môn quyền thuật - còn gọi là Bát Diệp 1. Tăng môn (Zhen Men): theo truyền thuyết của võ phái thì đây là tên từ một nhà sư Thiếu Lâm, còn có tên khác là “Thâm môn”. Đặc trưng kỹ pháp là: khéo léo (xảo), biến ảo (diệu), uyển chuyển (linh, hoạt), liên tục không ngừng (động).2. Khưu môn (Yue Men): Do Nhạc Phi truyền, có đặc điểm là các thế tấn hạ trọng tâm xuống (trang thấp), các chiêu thức thủ pháp thường chuyển động theo đường tròn tạo ra lực ly tâm.3. Triệu môn (Zhao Men): Có lời tương truyền rằng hệ phái này do Tống thái tổ Triệu Khoang Âm (Triệu Khuông Dẫn) truyền, có nhiều đặc điểm phong cách và quyền pháp của Trường quyền Thiếu Lâm (cũng do Triệu Khoang Âm truyền), do chủ yếu luyện Hồng quyền nên còn được gọi là “Hồng Môn”. Sau này Hồng Môn có tham gia lập bang hội gọi là Hồng Bang Hội trong phong trào phản Thanh phục Minh và tự xưng là Hồng quyền khiến cho nhiều người lầm lẫn với Hồng Gia Quyền của Hồng Hy Quan ở Quảng Đông.4. Đỗ môn (Du Men): Theo truyền thuyết được lấy tên từ trận đồ “Đỗ môn” của Gia Cát Lượng, cho rằng quyền pháp truyền cho Đỗ Quan Ấn -Tự Nhiên Môn, có đặc điểm là quyền pháp nghiêm ngặt và kín đáo (phong tỏa cẩn mật), chủ về phòng thủ (lấy thủ chế công).5. Hồng môn (Hong Men): Theo lời truyền tụng dân gian được lấy tên từ niên hiệu Hồng Võ Diên Niên của Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương. Chủ yếu luyện Đại Hồng Quyền, Ti ...