Ngân hàng thương mại và các công ty công nghệ tài chính tại Việt Nam
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 565.79 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Ngân hàng thương mại là chủ thể có lợi thế về trình độ chuyên môn, vốn và mạng lưới hoạt động nhưng lại gặp giới hạn về chủ thể tiếp cận sản phẩm và dịch vụ ngân hàng. Các công ty công nghệ tài chính phát triển các sản phẩm, dịch vụ có tính công nghệ cao phục vụ cho những khách hàng chủ yếu là những khách hàng lẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoặc những doanh nghiệp siêu nhỏ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ngân hàng thương mại và các công ty công nghệ tài chính tại Việt Nam NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ CÁC CÔNG TY CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM ThS. Lê Thị Thúy - ThS. Nguyễn Thu Hương Học viện Tài chính Tóm tắt Ngân hàng thương mại là chủ thể có lợi thế về trình độ chuyên môn, vốn và mạng lưới hoạt động nhưng lại gặp giới hạn về chủ thể tiếp cận sản phẩm và dịch vụ ngân hàng. Các công ty công nghệ tài chính phát triển các sản phẩm, dịch vụ có tính công nghệ cao phục vụ cho những khách hàng chủ yếu là những khách hàng lẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoặc những doanh nghiệp siêu nhỏ. Tuy nhiên, các công ty công nghệ tài chính lại gặp khó khăn trong mạng lưới, trong vốn và về pháp lý. Sự bổ trợ của hai chủ thế ngân hàng thương mại và công ty công nghệ tài chính đã trở thành xu thế tất yếu để bù đắp những khó khăn cho nhau, hướng tới cung cấp sản phẩm và dịch vụ tài chính tốt nhất cho khách hàng. Các tác giả tập trung đánh giá tình trạng kết hợp giữa các ngân hàng thương mại và công ty công nghệ tài chính tại Việt Nam trong quá trình thực hiện tài chính toàn diện theo các nước trong khu vực và trên thế giới. Từ khóa: Tài chính toàn diện (Financial inclusion), ngân hàng thương mại (Commercial banks), công ty công nghệ tài chính (Financial Technology) Tài chính toàn diện (hay còn được gọi là tài chính bao trùm - Financial inclusion) là tài chính khi đó mọi người dân và doanh nghiệp sẽ được tiếp cận với những dịch vụ, những sản phẩm tài chính một cách thuận tiện nhất, phù hợp nhất với nhu cầu của mình, gắn với chi phí hợp lý do các tổ chức tài chính (TCTC) cung cấp. Từ đó cho thấy rằng tài chính toàn diện hướng tới đối tượng chủ yếu được ưu tiên đó là người nghèo, người có thu nhập thấp, người yếu thế, doanh nghiệp vừa và nhỏ, và doanh nghiệp siêu nhỏ. Tài chính toàn diện sẽ giúp những đối tượng này tiếp cận được với những sản phẩm và dịch vụ tài chính của các TCTC một cách thuận tiện nhất, chi phí hợp lý nhất, và gắn liền với nhu cầu của họ nhất. Bên cạnh đó, tài chính toàn diện được thể hiện bao trùm trên tất cả các khía cạnh, vấn đề tài chính khác nhau. Đó có thể là thông qua việc xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, tăng sinh kế cho người dân và doanh nghiệp, là hỗ trợ ổn định tài chính và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững,… Với tư cách là một TCTC có phạm vi hoạt động rộng lớn nhất,vai trò chủ đạo của ngân hàng thương mại (NHTM) trong quá trình thực hiện tài chính toàn diện ngày một được quan tâm. Sản phẩm và dịch vụ ngân hàng của các NHTM ngày càng trở nên đa dạng và có phạm vi ảnh hưởng rộng lớn, bao trùm trên nhiều lĩnh vực cũng như đối tượng khác nhau, đặc biệt trong giai đoạn phát triển của khoa học công nghệ. Khi đất nước đang hướng tới công nghiệp lần thứ 4với sự ra đời của các công ty Fintech (công nghệ tài chính), các dịch vụ tín dụng, thanh toán truyền thống của NHTM đã dần trở nên đơn giản hơn, dần không đáp ứng được với nhu cầu của người dân và doanh nghiệp. Từ đây, bài toán làm thế nào để các NHTM có thể cung cấp các dịch vụ của mình đến người dân, đặc biệt là những người thuộc đối tượng của tài chính toàn diện một cách dễ dàng nhất cũng dần được gợi mở. Sự bắt tay hợp tác giữa các NHTM truyền thống với các công ty Fintech đã dần trở thành một tất yếu trong quá trình hoạt động của NHTM không chỉ ở Việt Nam, mà còn cả trên khu vực và thế giới. 1. Mạng lưới và kênh phân phối, dịch vụ tài chính của NHTM tại Việt Nam Nhắc tới mạng lưới và kênh phân phối dịch vụ tài chính, NHTM là chủ thể có mạng lưới rộng lớn và đa dạng nhất trong số các TCTC hoạt động trên thị trường. Mạng lưới này tại Việt Nam có xu hướng gia tăng mạnh mẽ theo các năm để có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Tính đến thời điểm năm 2018, số lượng NHTM tại Việt Nam là 93 ngân hàng, bao gồm: 4 NHTM có vốn nhà nước chi phối; 28 NHTM cổ phần, 8 NH 100% vốn nước ngoài; 2 NH liên 149 doanh; 51 chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Các NHTM này có mạng lưới hoạt động được phủ khắp 63 tỉnh thành, với: 9.787 chi nhánh và phòng giao dịch (ước tính 14,2 điểm cho 100.000 người trưởng thành từ 15 tuổi trở lên). Đi theo xu hướng của khu vực và thế giới về tài chính toàn diện của NHTM, Việt Nam đã ban hành Quyết định 1792/QĐ-TTg ngày 5/9/2016 để nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế. Theo đó các NHTM Việt Nam được đề ra mục tiêu đến năm 2020 cho nhiều chỉ tiêu, và kết quả đạt được trong năm 2018 là tương đối khả quan. Bảng 1: Kết quả đạt được về khả năng tiếp cận của dịch vụ ngân hàng năm 2017 và mục tiêu đề ra cho năm 2020 Tên chỉ tiêu 2017 2020 Dân số trưởng thành có tài khoản thanh toán tại hệ thống ngân hàng 57,8% 70% Chi nhánh, phòng giao dịch của NHTM cho 100.000 dân số trưởng thành 14,2 ≥ 20 Máy ATM 17.396 30.000 Số máy ATM cho 100.000 dân số trưởng thành 25,2 40 Sô thiết bị chấp nhận thẻ POS cho 100.000 dân số trưởng thành 377,6 400 Tỷ lệ chi nhánh, phòng giao dịch của NHTM tại nông thôn 15% Nguồn: NHNN và Quyết định 1726/QĐ-TTg Ngoài những kết quả đạt được về mạng lưới hoạt động, các NHTM cũng đồng thời tập trung vào công tác giới thiệu sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tới các khách hàng của mình thông qua sự phát triển của khoa học công nghệ. Đến năm 2018, tất cả các NHTM Việt Nam đã có website để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng, có trung tâm tư vấn trực tiếp cho khách hàng. Một số NHTM của Việt Nam thực hiện cung ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ngân hàng thương mại và các công ty công nghệ tài chính tại Việt Nam NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ CÁC CÔNG TY CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM ThS. Lê Thị Thúy - ThS. Nguyễn Thu Hương Học viện Tài chính Tóm tắt Ngân hàng thương mại là chủ thể có lợi thế về trình độ chuyên môn, vốn và mạng lưới hoạt động nhưng lại gặp giới hạn về chủ thể tiếp cận sản phẩm và dịch vụ ngân hàng. Các công ty công nghệ tài chính phát triển các sản phẩm, dịch vụ có tính công nghệ cao phục vụ cho những khách hàng chủ yếu là những khách hàng lẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoặc những doanh nghiệp siêu nhỏ. Tuy nhiên, các công ty công nghệ tài chính lại gặp khó khăn trong mạng lưới, trong vốn và về pháp lý. Sự bổ trợ của hai chủ thế ngân hàng thương mại và công ty công nghệ tài chính đã trở thành xu thế tất yếu để bù đắp những khó khăn cho nhau, hướng tới cung cấp sản phẩm và dịch vụ tài chính tốt nhất cho khách hàng. Các tác giả tập trung đánh giá tình trạng kết hợp giữa các ngân hàng thương mại và công ty công nghệ tài chính tại Việt Nam trong quá trình thực hiện tài chính toàn diện theo các nước trong khu vực và trên thế giới. Từ khóa: Tài chính toàn diện (Financial inclusion), ngân hàng thương mại (Commercial banks), công ty công nghệ tài chính (Financial Technology) Tài chính toàn diện (hay còn được gọi là tài chính bao trùm - Financial inclusion) là tài chính khi đó mọi người dân và doanh nghiệp sẽ được tiếp cận với những dịch vụ, những sản phẩm tài chính một cách thuận tiện nhất, phù hợp nhất với nhu cầu của mình, gắn với chi phí hợp lý do các tổ chức tài chính (TCTC) cung cấp. Từ đó cho thấy rằng tài chính toàn diện hướng tới đối tượng chủ yếu được ưu tiên đó là người nghèo, người có thu nhập thấp, người yếu thế, doanh nghiệp vừa và nhỏ, và doanh nghiệp siêu nhỏ. Tài chính toàn diện sẽ giúp những đối tượng này tiếp cận được với những sản phẩm và dịch vụ tài chính của các TCTC một cách thuận tiện nhất, chi phí hợp lý nhất, và gắn liền với nhu cầu của họ nhất. Bên cạnh đó, tài chính toàn diện được thể hiện bao trùm trên tất cả các khía cạnh, vấn đề tài chính khác nhau. Đó có thể là thông qua việc xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, tăng sinh kế cho người dân và doanh nghiệp, là hỗ trợ ổn định tài chính và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững,… Với tư cách là một TCTC có phạm vi hoạt động rộng lớn nhất,vai trò chủ đạo của ngân hàng thương mại (NHTM) trong quá trình thực hiện tài chính toàn diện ngày một được quan tâm. Sản phẩm và dịch vụ ngân hàng của các NHTM ngày càng trở nên đa dạng và có phạm vi ảnh hưởng rộng lớn, bao trùm trên nhiều lĩnh vực cũng như đối tượng khác nhau, đặc biệt trong giai đoạn phát triển của khoa học công nghệ. Khi đất nước đang hướng tới công nghiệp lần thứ 4với sự ra đời của các công ty Fintech (công nghệ tài chính), các dịch vụ tín dụng, thanh toán truyền thống của NHTM đã dần trở nên đơn giản hơn, dần không đáp ứng được với nhu cầu của người dân và doanh nghiệp. Từ đây, bài toán làm thế nào để các NHTM có thể cung cấp các dịch vụ của mình đến người dân, đặc biệt là những người thuộc đối tượng của tài chính toàn diện một cách dễ dàng nhất cũng dần được gợi mở. Sự bắt tay hợp tác giữa các NHTM truyền thống với các công ty Fintech đã dần trở thành một tất yếu trong quá trình hoạt động của NHTM không chỉ ở Việt Nam, mà còn cả trên khu vực và thế giới. 1. Mạng lưới và kênh phân phối, dịch vụ tài chính của NHTM tại Việt Nam Nhắc tới mạng lưới và kênh phân phối dịch vụ tài chính, NHTM là chủ thể có mạng lưới rộng lớn và đa dạng nhất trong số các TCTC hoạt động trên thị trường. Mạng lưới này tại Việt Nam có xu hướng gia tăng mạnh mẽ theo các năm để có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Tính đến thời điểm năm 2018, số lượng NHTM tại Việt Nam là 93 ngân hàng, bao gồm: 4 NHTM có vốn nhà nước chi phối; 28 NHTM cổ phần, 8 NH 100% vốn nước ngoài; 2 NH liên 149 doanh; 51 chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Các NHTM này có mạng lưới hoạt động được phủ khắp 63 tỉnh thành, với: 9.787 chi nhánh và phòng giao dịch (ước tính 14,2 điểm cho 100.000 người trưởng thành từ 15 tuổi trở lên). Đi theo xu hướng của khu vực và thế giới về tài chính toàn diện của NHTM, Việt Nam đã ban hành Quyết định 1792/QĐ-TTg ngày 5/9/2016 để nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế. Theo đó các NHTM Việt Nam được đề ra mục tiêu đến năm 2020 cho nhiều chỉ tiêu, và kết quả đạt được trong năm 2018 là tương đối khả quan. Bảng 1: Kết quả đạt được về khả năng tiếp cận của dịch vụ ngân hàng năm 2017 và mục tiêu đề ra cho năm 2020 Tên chỉ tiêu 2017 2020 Dân số trưởng thành có tài khoản thanh toán tại hệ thống ngân hàng 57,8% 70% Chi nhánh, phòng giao dịch của NHTM cho 100.000 dân số trưởng thành 14,2 ≥ 20 Máy ATM 17.396 30.000 Số máy ATM cho 100.000 dân số trưởng thành 25,2 40 Sô thiết bị chấp nhận thẻ POS cho 100.000 dân số trưởng thành 377,6 400 Tỷ lệ chi nhánh, phòng giao dịch của NHTM tại nông thôn 15% Nguồn: NHNN và Quyết định 1726/QĐ-TTg Ngoài những kết quả đạt được về mạng lưới hoạt động, các NHTM cũng đồng thời tập trung vào công tác giới thiệu sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tới các khách hàng của mình thông qua sự phát triển của khoa học công nghệ. Đến năm 2018, tất cả các NHTM Việt Nam đã có website để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng, có trung tâm tư vấn trực tiếp cho khách hàng. Một số NHTM của Việt Nam thực hiện cung ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tài chính toàn diện Ngân hàng thương mại Công ty công nghệ tài chính Tài chính doanh nghiệp Dịch vụ tài chínhTài liệu liên quan:
-
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp: Phần 2 - TS. Bùi Văn Vần, TS. Vũ Văn Ninh (Đồng chủ biên)
360 trang 773 21 0 -
18 trang 463 0 0
-
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp: Phần 1 - TS. Bùi Văn Vần, TS. Vũ Văn Ninh (Đồng chủ biên)
262 trang 439 15 0 -
Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp: Phần 2 - TS. Nguyễn Thu Thủy
186 trang 425 12 0 -
Chiến lược marketing trong kinh doanh
24 trang 388 1 0 -
Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp: Phần 1 - TS. Nguyễn Thu Thủy
206 trang 372 10 0 -
3 trang 307 0 0
-
Tạo nền tảng phát triển bền vững thị trường bảo hiểm Việt Nam
3 trang 295 0 0 -
Đề cương học phần Tài chính doanh nghiệp
20 trang 287 0 0 -
Bài giảng: Chương 2: Bảo hiểm hàng hải
94 trang 275 1 0