Danh mục

Ngành Hàng không - Đại sứ thương hiệu của quốc gia

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 209.83 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ngành Hàng không - Đại sứ thương hiệu của quốc gia Nếu có 1 lĩnh vực nào mà ở đó các công ty tuy luôn phải cạnh tranh với nhau nhưng vẫn có thể liên hệ mật thiết với đất nước sở hữu chúng, cả về bản chất và hiện trạng xã hội, đó chỉ có thể là các hãng hàng không. Thông thường, nguồn gốc đất nước thường hiện hữu theo chiều dọc của lịch sử. Trong quá khứ, đa số các hãng hàng không được tạo dựng bởi chính quyền và cũng chính vì vậy đã làm nhỏ giọt...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ngành Hàng không - Đại sứ thương hiệu của quốc gia Ngành Hàng không - Đại sứ thương hiệu của quốc gia Nếu có 1 lĩnh vực nào mà ở đó các công ty tuy luôn phải cạnh tranh với nhau nhưng vẫn có thể liên hệ mật thiết với đất nước sở hữu chúng, cả về bản chất và hiện trạng xã hội, đó chỉ có thể là các hãng hàng không. Thông thường, nguồn gốc đất nước thường hiện hữu theo chiều dọc của lịch sử. Trong quá khứ, đa số các hãng hàng không được tạo dựng bởi chính quyền và cũng chính vì vậy đã làm nhỏ giọt giá trị của quốc gia. Thực tế, qua nhiều năm không hề có quốc gia nào có thể 'trưởng thành' nếu thiếu đi sự có mặt của các công ty hàng không của riêng mình. Ví như, những tuyên bố hùng hồn từ chính quyền Kosovo đã không thể bảo đảm được sự độc lập của chính quốc, nhưng thông qua đó đã tìm thấy được giá trị của đất nước mình, tạo được cho chính mình, 1 thương hiệu, 1 hãng hàng không, Kosova Airlines. Ngày nay, dù thế nào đi nữa, đa số các hãng hàng không mới ra đời đều thuộc sở hữu tư nhân, và rất nhiều trong số đó đã lãng quên đi đặc trưng quốc gia của chúng. Các công ty này được thiết kế để trở thành những thương hiệu toàn cầu ngay từ khi mới thành lập, và đa số chúng, ngoại trừ 1 số rất ít, đều theo đường lối trung lập ,và ít có ý nghĩa đối với định mệnh quốc gia. Bởi vậy, từ những giai đoạn sớm của lịch sử, những hãng hàng không quốc gia đã mang rất nhiều ý nghĩa cho quốc gia sỡ hữu chúng. Hãng hàng không đình đám Lufhansa đã nói lên tay nghề của những kỹ sư Đức, trong khi SAS kể những câu chuyện về người Scandinavian với những quan điểm đơn giản về tình bạn, tình hữu nghị và tính thực dụng. Đến ngày nay, những hãng hàng không của quốc gia có vai trò vô cùng quan trọng, những đại sứ thương hiệu. Hãy xem Singapore Airlines, tập đoàn nổi tiếng này đã giới thiệu và truyền bá những thông điệp rõ ràng của đất nước về sự hiếu khách và tế nhị đối với du khách. Tập đoàn này đã tăng trưởng nhanh chóng cả về mặt thương hiệu, và phổ biến đặc trưng văn hóa của con người Singapore. Hoặc để cập đến Fly Emirates – 'The Emirates' không chỉ là 1 hãng hàng không Ả Rập, đó còn là hình ảnh của 1 quốc gia. Và dĩ nhiên hiệu quả mang lại từ nó cho liên bang Ả Rập Emirates to lớn hơn bất kỳ chiến dịch quảng cáo nào. Vì vậy sự hòa quyện giữa các thương hiệu và quốc gia vô cùng quan trọng. Đa số các hãng hàng không đều đã và sẽ tiếp tục mang màu cờ sắc áo của đất nước cùng mỗi lần cất cách. Ngoại trừ 1 số, từ nước Mỹ (nơi duy nhất xem lá cờ chung của ngành hàng không là bất hợp pháp bởi điều đó đã vi phạm bộ luật chống độc quyền), đa số các máy bay chỉ đơn thuần là những phương tiện vận chuyền của quốc gia. Những sai lầm của British Airways Cách tiếp cận của quốc gia với hãng hàng không của mình là điều vô cùng quan trọng, British Airways đã phải cho treo lá cờ Tổ quốc phía trên những chiếc máy bay của mình sau 1 rủi ro dẫn đến tổn thất nghiêm trọng cho chính quyền cũng như tiếp nhận rất nhiều chỉ trích từ phía dư luận. Với những nỗ lực nhằm cải tiến 1 thương hiệu hàng không quốc gia thành 1 thương hiệu mang tính toàn cầu hơn, hãng hàng không Anh đã loại bỏ những đặc trưng đậm chất Anh quốc của mình từ năm 1997 và thay vào đó là Union Flag đơn giản cùng những thiết kế mang tính toàn cầu hơn, đồng thời chuyển tên gọi của nó thành BA, rũ bỏ những hình ảnh liên quan đến nước Anh. Rất nhiều công dân Anh đã nhìn nhận sự việc này như việc làm phản bội niềm tin yêu với đất nước và đặc điểm mới này được xem như sự khinh thường Anh quốc, gây ra 1 cơn bão chính trị trong nước. Trớ trêu thay, những ý kiến này không chỉ xuất phát từ những công dân yêu nước nồng nàn, mà còn từ những người không mang quốc tịch Anh. Những khách hàng và bạn hàng của đất nước cũng không thích vị trí mới của BA và luôn chê trách chúng, họ chỉ muốn lá cờ nước Anh mang nhiều đặc điểm của nước Anh hơn. Để giải tỏa bớt tình hình phức tạp này, Richard Branson, ông chủ của Virgin Atlantic, đã phải nhanh chóng cho vẽ quốc kỳ Anh lên những chiếc máy bay của mình , đi kèm với câu khẩu hiệu quen thuộc của British Airways 'Fly the Flag'. Theo Simon Anholt từng viết trong cuốn sách 'Competitive Identity' của mình, 'trong cuộc đổ xô đi tìm hình ảnh của mình trên thế giới, BA đã bỏ qua điểm mấu chốt rằng 1 thương hiệu toàn cầu không thể đến từ hư không : trong rất nhiều trường hợp thành công, nó sẽ là 1 thương hiệu có thể được biết đến ở mọi nơi, nhưng luôn phải có bước khởi đầu xác định. British Airways sẽ không thể trở thành hãng hàng không được ưa chuộng trên thế giới nếu không như vậy, đầu tiên và trước nhất, British Airways: luôn mang bên mình những đặc điểm lâu đời của thương hiệu mang tên Vương quốc liên bang Anh (có phương pháp, đúng giờ, có suy đoán, hiệu quả, giàu truyền thống, quan điểm cổ xưa, đa tầng, giàu nghị lực, câu nệ về kiểu cách, và có phần hơi nhàm chán) sẽ làm cho nước Anh trở nên tân tiến, 1 quốc gia hàng đầu về các thương hiệu hàng không, dịch vụ y tế và du lịch. Thật dễ dàng nhận ra những điều trên, nhưng bằng cách cắt bớt những mối liên hệ với quê hương, British Airways đã rút đi sự gắn kết với tính công bằng và sự nổi tiếng của mình. Trong năm 2001, giám đốc mới của hãng, Rod Eddington, 1 người Úc, đã phải cho sơn sửa quốc kỳ Anh lên toàn bộ những chiếc phi cơ của mình. Điều đó có vẻ sẽ thu hút được thị hiếu của công chúng, đồng thời đem lại những hiểu biết phần nào về đất nước'. Những hãng hàng không không mang tính thương hiệu của quốc gia Ngay cả khi những mối quan hệ vững chắc và bền chặt giữa những chiếc phi cơ và đất nước bản xứ của chúng luôn là vấn đề cực kỳ quan trọng, thì vẫn tồn tại những ngoại lệ. Chúng ta đôi khi vẫn bắt gặp những hãng hàng không với tên gọi, màu sắc và logo thương hiệu không hề có bất cứ mối quan hệ rõ ràng nào với đất nước của chúng. Ví như, không ai có thể nghĩ rằng TA Airlines là hãng hàng không lớn nhất của Brazil, hoặc LAN là hãng hàng không trọng yếu của người Chilê, Avianca đến từ Colombia và ...

Tài liệu được xem nhiều: